Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ bướm ngày (rhopalocera) và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 41)

Ở pha trưởng thành của bướm ngày chúng có thể di chuyển đi khá xa, đặc biệt loài bướm có khả năng di cư. Tuy nhiên chúng có sự lựa chọn về sinh cảnh sống khá rõ ràng: Yếu tố thức ăn, ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm…ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn này nên số lượng loài thu được ở các sinh cảnh rất khác nhau. Kết quả ghi vào bảng 4.06

Bảng 4.06: Phân bố của bướm ngày phân bố theo sinh cảnh

STT Họ các loài Bướm ngày Các dạng sinh cảnh SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 1 Amathusiidae 1 1 1 2 Danaidae 10 10 2 4 4 3 Lycaenidae 1 4 Nymphalidae 8 8 1 2 2 5 Papilionidae 12 12 1 1 6 4 6 Pieridae 6 10 1 2 4 3 7 Satyridae 6 6 4 3 Tổng số Họ 6 7 2 4 5 6 Tổng số Loài 43 48 2 6 20 17 % Loài 72.88 81.35 3.38 10.16 33.89 28.81

34

Sự khác nhau trong phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh được thể hiện rõ hơn trong hình 4.02

Hình 4.02 Tỷ lệ phần trăm số loài bướm ngày theo sinh cảnh

Nhìn vào bảng 4.06 và hình 4.02 ta thấy có 2 sinh cảnh phát hiện được trên 50% số loài của khu vực nghiên cứu đó là SC01 và SC02. Như vậy ta có thể thấy rằng tại các sinh cảnh khác nhau, thành phần loài bướm là tương đối khác nhau. Điều này có thể giải thích như sau: Trong quá trình sống, các loài bướm phải thích nghi với môi trường để có thể khai thác thức ăn, giao phối và đẻ trứng. Đa số các loài bướm thích nghi với môi trường sống rộng, những loài này thường sống ở các sinh cảnh bìa rừng, cây bụi hay các khoảng trống trong rừng. Do vậy ở các sinh cảnh này thường có nhiều loài hơn các sinh cảnh trong rừng sâu, thiếu ánh sáng và ít cây bụi. Các loài sống sâu trong rừng thường phân bố hẹp và ít gặp ở các sinh cảnh ngoài rừng. Các khu vực dân cư với đất canh tác nông nghiệp như SC01; SC02; là nơi có nhiều khoảng trống, gần nguồn nước thuận lợi cho việc bay lượn và tìm kiếm thức ăn nên số lượng loài ở đây phong phú và đa dạng hơn nhiều so với các sinh cảnh khác. Khu vực rừng nguyên sinh ở SC03 bắt gặp 2 loài, ánh sáng yếu, mật độ cây

35

dày không thuận lợi cho quá trình di chuyển và tìm kiếm thức ăn của bướm ngày.

Phần lớn các loài bướm ngày ở Vườn Quốc Gia Xuân Sơn có mật độ quần thể ở mức trung bình, tuy nhiên có một số loài rất phổ biến như Ideopsis

similis Linnaeus, Cethosia cyane Drury ở rừng trồng và rừng tái sinh.

Bên cạnh những loài phổ biến, một số lượng khá lớn các loài bướm chỉ thấy từ 1 – 3 cá thể điển hình như giống troides. Sự đa dạng của các loài côn trùng nói chung và sự đa dạng của các loài bướm ngày nói riêng phụ thuộc khá chặt chẽ vào sự đa dạng về thực vật. Sự cạnh tranh nguồn thức ăn, môi trường sống, thiên địch kí sinh... làm cho phần lớn các loài bướm có quần thể nhỏ.

Một số loài phân bố rộng, có thể bắt gặp ở hầu hết các sinh cảnh, đó là các loài được ghi ở bảng 4.07

Bảng 4.07: Các loài Bướm gặp ở nhiều sinh cảnh

STT Tên loài Họ Số sinh cảnh

bắt gặp

1 Euploea mulciber Cramer Danaidae 4/6

2 Ideopsis similis Linnaeus Danaidae 5/6

3 Tirumala septentrionis Butler Danaidae 4/6

4 Cethosia cyane Drury Nymphalidae 5/6

5 Graphium sarpedon Linnaeus Papilionidae 4/6

6 Papilio demoleus Linnaeus Papilionidae 4/6

7 Apias albina Boisduval Pieridae 4/6

8 Eurema andersonii Moore Pieridae 4/6

Nhìn vào bảng 4.07 ta thấy có 8 loài có phân bố khá rộng theo các sinh cảnh, trong đó có họ Danaidae có 3 loài, họ Papilionidae và họ Pieridae có 2

36

Đây cũng là những loài có độ bắt gặp tại nhiều sinh cảnh, thuộc nhóm bướm thường gặp ở Việt Nam.

Các loài chỉ thu được ở pha trưởng thành duy nhất ở một sinh cảnh được thống kê qua bảng 4.08

Bảng 4.08: Thống kê số loài/ Họ bướm ngày bắt gặp ở duy nhất 1 sinh cảnh ST T Họ các loài Bướm ngày Các dạng sinh cảnh SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 1 Amathusiidae 1 1 1 2 Danaidae 1 2 3 Lycaenidae 1 4 Nymphalidae 1 1 5 Papilionidae 3 1 6 Pieridae 1 7 Satyridae 2 1 Tổng số Họ 4 7 0 0 1 1 Tổng số Loài 6 9 0 0 1 1 % Loài 35.29 52.94 0.00 0.00 5.88 5.88

Số liệu ở bảng 4.08 cho ta thấy: Nhiều nhất là họ Papilionidae có 4 loài. Ít nhất họ Lycaenidae và họ Pieridae có 1 loài, các họ Amathusiidae, Danaidae, Satyridae đều có 3 loài. Còn lại họ Nymphalidae có 2 loài.

Hầu hết các sinh cảnh đều có đại diện phân bố hẹp. Sự khác biệt của các sinh cảnh được thể hiện rõ hơn trong hình 4.04

37

Hình 4.03. Tỷ lệ phần trăm các loài bướm ngày bắt gặp ở 1 sinh cảnh 4.3.3. Phân bố của các loài bướm ngày theo hướng phơi

Bảng 4.09: Phân bố của bướm ngày theo hướng phơi STT Hướng phơi Số lượng loài Tỷ lệ (%)

1 Đông Bắc 108 48.21

2 Tây Nam 69 30.8

3 Tây Bắc 44 19.64

38

Qua biểu 4.09 ta thấy số lượng loài côn trùng có sự phân bố không đều theo hướng phơi. Hướng Đông bắc có số lượng loài lớn nhất chiếm tỷ lệ 48,21%, tiếp theo là hướng Tây Nam với tỷ lệ 30,8%, hướng Tây Bắc 19,64% và hướng Đông Nam tỷ lệ 1,34%.

Phần lớn các điểm điều tra có hướng phơi Đông bắc đều dọc theo các thung lũng và các sinh cảnh rừng trồng, cây nông nghiệp, rừng tái sinh. Vì vậy tại đây có các loài cây cung cấp lượng thức ăn phong phú kết hợp với lớp thực bì tươi tốt và đa dạng tạo thuận lợi cho sự di chuyển và tìm kiếm thức ăn của các loài bướm ngày.

Với hướng phơi Đông Nam do những điểm điều tra của khu vực này sinh cảnh là rừng nguyên sinh, rậm rạp, vì vậy thời gian chiếu sáng trong ngày không nhiều, các loài cây tầng thấp không phải là những loài cung cấp thức ăn, sự di chuyển của các loài bướm ngày khó khăn nên ở hướng phơi này có số loài ít nhất chỉ chiếm 1,34% tổng số loài bắt gặp. Tuy nhiên kết quả trên chỉ mang tính tương đối bởi vì hướng phơi Đông Bắc có các điểm điều tra thuận lợi cho nên các loài bướm ngày có thể di chuyển giữa các sinh cảnh và hướng phơi.

Nếu chỉ căn cứ vào số liệu thống kê chung chưa thể khẳng định hướng phơi có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố của bướm ngày. Ngoài hướng phơi, nhiệt độ, độ ẩm cũng ảnh hưởng tới sự bay lượn và hoạt động của bướm ngày. Do đó cần chọ ra các điểm điều tra có cùng đặc điểm sinh cảnh và chỉ khác nhau về hướng phơi để xem xét đặc điểm phân bố này.

Nhìn vào bảng 4.10 có thể thấy rõ hơn ở hướng Đông Bắc điều tra được nhiều loài bướm ngày nhất, các hướng Tây Bắc, Tây Nam bắt gặp ít loài hơn.

39

Bảng 4.10: So sánh kết quả điều tra số loài bướm ngày theo hướng phơi STT Hướng

phơi

Số loài thu được ở các điểm điều tra

Sinh cảnh 2 Sinh cảnh 4

1 Đông Bắc

+ 31 loài ( điểm điều tra 1) + 26 loài ( điểm điều tra 6) + 26 loài (điểm điều tra 7) + 22 loài (điểm điều tra 18)

2 Tây Nam + 3 loài ( điểm điều tra 17)

3 Tây Bắc +10 loài ( điểm điều tra 13)

4 Đông nam +16 loài ( điểm điều tra 14) + 3 loài ( điểm điều tra 15)

4.3.4. Ảnh hưởng của thời gian tới sự xuất hiện của bướm ngày

Như chúng ta đã biết, sự phân bố của các loài bướm ngày không những phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi cư trú, mà chúng còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố về môi trường. Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài côn trùng nói chung và loài bướm ngày nói riêng. Qua quá trình điều tra và thu thập mẫu vật theo các đợt điều tra. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11

Bảng 4.11: Tập hợp số loài thu được trong khu vực nghiên cứu theo thời gian

STT Thời gian điều tra Số loài Tỷ lệ %

1 12/9 – 19/9 45 20.09 2 23/9 – 29/9 51 22.77 3 15/10 – 20/10 42 18.75 4 25/10 – 30/10 34 15.18 5 11/11 – 18/11 23 10.27 6 25/11 – 31/11 12 5.36 7 3/12 – 12/12 8 3.57 8 19/12 – 24/12 9 4.02

40

Số loài bắt gặp tăng ở trung tuần tháng 09 và giảm dần theo các đợt điều tra. Để thấy rõ hơn sự biến đổi này ta nhìn vào hình 4.05

Hình 4.05: Tập hợp số lượng loài theo thời gian

Nhìn vào bảng 4.11 và hình 4.05 ta thấy vào giữa và cuối tháng 09 có số loài là lớn nhất. Đợt 1 là 45 loài chiếm 20.09%, đợt 2 là 51 loài chiếm 22.77% tổng số loài. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do vào thời gian này trời nắng ấm, đã có mưa, thức ăn phong phú, phù hợp với nhiều loài bướm ngày. Vào thời điểm này, xuất hiện một số loài ít gặp điển hình như Troides aeacus

C&R Felder, Troides helena Linnaeus (Nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2000, 2007). Đợt điều tra vào tháng 12 tôi thấy có ít loài nhất, do vào thời gian này là những ngày lạnh nhất, thường xuyên có gió mùa, mưa phùn, mây mù, nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp cho nhiều loài bướm ngày hoạt động, ngoài ra trong thời kì này có rất ít loài thực vật ra hoa. Mặt khác trong thời gian này do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh kéo dài nên một số loài bị chết. Tháng 10 – 11 mặc dù thức ăn vẫn còn khá phong phú nhưng do vào thời gian này, thời tiết bắt đầu vào đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao kèm theo mưa phùn thất thường nên số lượng bướm ngày bắt gặp không cao.

41

4.4. Tính đa dạng sinh học của bướm ngày trong khu vực nghiên cứu

Khi nghiên cứu về tính đa dạng của các loài sinh vật người ta thường chú ý đến sự đa dạng về thành phần loài. Đa dạng về nguồn gen. Trong khu vực nghiên cứu tôi đã phân loại và xác định được 59 loài bướm ngày thuộc 07 họ. Như vậy khu hệ bướm ngày của Vườn Quốc Gia Xuân Sơn khá đa dạng và phong phú

4.4.1. Tính đa dạng về hình thái

Tính đa dạng về thành phần loài bướm ngày được thể hiện qua đa dạng về hình thái, vì thế các nhà côn trùng thường dựa vào hình thái để phân loại. Cơ thể của các loài bướm ngày được chia làm 3 phần chính: Đầu – Ngực – Bụng. Mỗi phần đều có những cấu trúc đặc trưng khiến cho chúng có chức năng khác nhau trong đời sống côn trùng. Mỗi phần được bao phủ bởi một lớp vẩy nhỏ khiến cho cơ thể bướm có vẻ như mềm, phủ đầy lông tơ và thường có màu sắc nổi bật, điểm đặc trưng của bướm.

- Về mặt kích thước: Tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn tôi đã thu thập được một số loài có kích thước lớn như loài Papilio memnon thuộc họ Papilionidae, có chiều dài thân là khoảng 22mm, sải cánh khoảng 50mm.

Hình 4.06: Bướm Papilio memnon

Các loài thuộc giống Troides cũng có kích thước khá lớn như loài Troides

42

Hình 4.07: Bướm Troides helena

Loài có kích thước nhỏ nhất là loài Lampides boeticus Linnaeus, 1767 thuộc họ Lycaenidae, loài này có chiều dài thân là 10mm và sải cánh là 11mm

Hình 4.08: Bướm Lampides boetucus

Trong các loài bướm ngày có một số loài có tính nhị hình sinh dục khá rõ ràng: Con đực và con cái có kích thước cơ thể, hình dạng màu sắc và vân hoa cánh khác nhau. Ví dụ như loài Troides helena, Graphium antiphates,

Papilionidae polytes, P.paris, P. memnon. Các loài này con đực thường có kích thước nhỏ hơn con cái.

Màu sắc của các loài bướm ngày cũng rất đa dạng. Trong khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy các loài bướm ngày thuộc họ Satyridae và họ Amathusiidae

43

Thường bay sát mặt đất, những nơi có ánh sáng yếu nên những loài này có màu xám hơi tối. Ngược lại trong họ Danaidae, Papilionidae, Pieridae, Nymphalidae do hay hoạt động ở những nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng, nên các loài này thường có màu sắc sặc sỡ, hoa văn phong phú. Các loài thuộc họ Danaidae thường có 3 dạng màu sắc cơ bản là nhóm màu đen (giống Euploea), màu đỏ da cam (giống Danaus). Đặc biệt do trên cơ thể có nhiều đốm trắng nên được gọi là họ Bướm đốm. Họ Pieridae cũng có các nhóm màu cơ bản là: Trắng, vàng, xanh, đỏ, đen.

Về mặt hình dạng phải kể đến cánh, một trong những đặc điểm rất nổi bật của các loài bướm ngày.

Bảng 4.12: Biểu các dạng cánh trước cơ bản của các loài bướm ngày

STT Dạng cánh Tên loài Mã số

hình

1 Hình tam giác gần nhọn Troides helena Linnaeus 1

2 Hình tam giác mép ngoài hơi nhọn Danaus genutia Cramer 2

3 Hình tam giác mép ngoài có

răng cưa Cyrestis thyodamas Boisduval 3

4 Hình tam giác mép ngoài có

1 răng cưa Junonia atlites Linnaeus 4

5 Hình mo cau Cepora nadina Lucas 5

44

Ảnh các dạng cánh trước bướm ngày

1 2

3 4

5 6

Bảng4.10: Biểu các dạng cánh sau cơ bản của loài bướm ngày

STT Dạng cánh Tên loài Mã số

hình

1 Hình quạt mép ngoài có răng cưa Tirumala limniace Cramer 1

2 Hình quạt mép ngoài có đuôi ngắn Vindula erota Fabricius 2

45

Ảnh các dạng cánh sau bướm ngày

1

2

3

4.4.2. Đa dạng về tập tính

Mỗi loài bướm đều có những đặc tính riêng thể hiện sự thích nghi với đời sống của chúng. Về mặt tập tính các loài bướm cũng thể hiện sự đa dạng cao của chúng, đó là tập tính liên quan đến sự di chuyển, kiếm ăn, sinh sản và tự vệ.

Tập tính bay: Bay lượn là một trong những hoạt động chủ yếu của bướm ngày, quá trình bày thường liên quan đến hoạt động trao đổi chất, tập tính ăn, sinh sản và tự vệ. Trong khu vực nghiên cứu, các loài bướm ngày trong họ Papilionidae như loài papilio helenus, Graphium sarperdon, Papilio paris thường bay rất nhanh, khi đậu vào hoa hút mật thì cánh cũng chập chờn như sắp bay. Cũng có loài trong họ Bướm đốm (Danaidae) khi hút mật

46

Nymphalidae, họ Papilionidae, cũng có loài trong họ Pieridae thường bay từng đàn. Như vậy có thể thấy rằng các loài bướm ngày rất phong phú và đa dạng về hình thức sống.

Bướm họ Papilionidae thường thích những chỗ nhô cao hay đồi nhỏ. Giống Troides thường bay cao và bay nhanh nên rất khó thu bắt.

Bướm thuộc họ Pieridae thích bay trong ánh nắng và thường bay sát mặt đất. Tuy nhiên cũng có loài hầu như luôn bay trên ngọn cây và rất ít khi xuống mặt đất (giống Hebomoia). Giống quen thuộc nhất là giống Pieris có đại diện trên toàn thế giới. Chúng hay đuổi nhau rồi bay vút lên cao.

Bướm họ Danaidae bay không giỏi lắm nhưng cũng bay được khá xa, một số loài có khả năng di cư. Các loài thuộc họ Amathusiidae, Satyridae thương bay sát mặt đất theo hình thức bay chuyền.

Nhìn chung bướm họ Nymphalidae có điểm đặc trưng là khả năng bay nhanh, dẻo dai của chúng. Chúng ưa thích sinh cảnh nhiều ánh nắng, hoa màu.

Tập tính kiếm ăn: Đối với các loài côn trùng nói chung và đối với các loài bướm ngày nói riêng, thức ăn là một nhân tố không thể thiếu được. Thức ăn của các loài bướm ngày ở pha sâu non thường là lá cây, rễ cây, vỏ cây. Nhưng đối với pha trưởng thành thì thức ăn chủ yếu là mật hoa và các chất khoáng. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu, tôi thấy rằng các loài bướm ngày ở khu vực nghiên cứu có nguồn thức ăn khá phong phú và đa dạng, sự phong phú và đa dạng về nguồn thức ăn của pha trưởng thành được thể hiện qua biểu.

Các loài thực vật là nguồn thức ăn của những loài bướm

Họ bướm Phượng

- Annonaceae là thức ăn của tất cả các loại thuộc giống Graphium

- Cây: Aristolochia sp. là thức ăn của Troides sp.,Byasa crasippes,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ bướm ngày (rhopalocera) và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)