Mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh trên một số trạng thái rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông tỉnh hòa bình​ (Trang 64 - 103)

Mật độ là một trong những đặc trƣng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng không gian dinh dƣỡng của quần thể. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể. Là một trong

những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá triển vọng phát triển của rừng và lựa chọn biện pháp tác động bảo đảm cho rừng phục hồi nhanh, phát huy cao nhất tác dụng phòng hộ và tác dụng khác của rừng.

Cây tái sinh triển vọng là những cây có chiều cao vƣợt khỏi tầng cây bụi thảm tƣơi, kết quả điều tra cây bụi thảm tƣơi tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình cho thấy chiều cao của cây bụi thảm tƣơi chủ yếu cao từ 0,8 – 0,9m vì vậy cây tái sinh triển vọng tại khu vực nghiên cứu sẽ là những cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 1m.

Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.7. Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng của các trạng rừng

Trạng

thái rừng OTC

N/ha (cây/ha)

Cây tái sinh có triển vọng N/ha (cây/ha) Tỷ lệ (%) IIIB 01 2000 1360 68 IIIB 02 2160 1840 85,19 IIIB 03 2160 1600 74,07 TB 2107 1600 75,94 IIIA3 04 2480 2240 90,32 IIIA3 05 2640 2240 84,85 IIIA3 06 2560 2160 84,38 TB 2560 2213 86,44 IIB 07 3120 2480 79,49 IIB 08 2880 2160 75 IIB 09 3440 2560 74,42 TB 3147 2400 76,3 IIA 10 2240 1920 85,71 IIA 11 2480 1520 61,29 IIA 12 2560 1600 62,5 TB 2427 1680 69,83

Kết quả bảng 4.7 cho thấy:

Mật độ cây tái sinh dao động từ 2107 – 3147 cây/ha, cao nhất ở trạng thái IIB và thấp nhất ở trạng thái IIIB. Ở trạng thái IIA tuy mật độ cây tái sinh khá cao đạt 2427 cây/ha nhƣng tỉ lệ cây tái sinh triển vọng chỉ đạt 69,83%, thấp nhất trong các trạng. Điều này đƣợc lý giải là do độ che phủ của cây bụi thảm tƣơi ở trạng thái cao, ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát triển về chiều cao của cây tái sinh. Kết quả điều tra về tái sinh cho thấy các cây tái sinh chủ yếu là cây ƣa sáng và một số cây chịu bóng trong giai đoạn đầu. Mà ánh sáng là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình tái sinh. Khi độ che phủ cây bụi thảm tƣơi cao thì đồng nghĩa khả năng cạnh tranh về ánh sáng với cây tái sinh cũng tăng theo nhất là với những cây tái sinh là loài ƣa sáng.

4.2.5. Mạng hình phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang

Một đặc điểm khá đặc trƣng của tái sinh tự nhiên là phân bố cây tái sinh không đều trên mặt đất, nó tạo ra các khoảng trống thiếu tái sinh, đặc điểm này đƣợc thể hiện qua kết quả nghiên cứu phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhi n để tác động các biện pháp nhằm điều tiết cấu trúc tái sinh theo mục đích kinh doanh. Sự phân bố cây trên mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của loài cây và không gian dinh dƣỡng, nguồn gieo giống tự nhiên. Thực tế cho thấy những lâm phần mật độ cây tái sinh cao, chất lƣợng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh, nhƣng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng chƣa hợp lý. Do đó, nghi n cứu hình thái phân bố cây tái sinh là cơ sở đề xuất những biện pháp lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hƣớng có lợi. Để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh đề tài đã dựa vào chênh lệch giữa số trung bình và phƣơng sai của

cây trên ô thống k để phán đoán xem phân bố theo hình thức nào. Kết quả kiểm tra phân bố đƣợc tổng hợp ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang của các trạng thái rừng Trạng thái rừng OTC N/ha (cây/ha) ̅ S2 Ω Kiểu phân bố

IIIB 01 2000 5 1 0,2 Phân bố đều

IIIB 02 2160 5,4 1,3 0,241 Phân bố đều IIIB 03 2160 5,4 1,3 0,241 Phân bố đều IIIA3 04 3120 6,2 6,7 1,081 Phân bố cụm IIIA3 05 2880 6,6 2,3 0,349 Phân bố đều IIIA3 06 3440 6,4 2,8 0,437 Phân bố đều IIB 07 2240 7,8 14,7 1,885 Phân bố cụm IIB 08 2480 7,2 4,2 0,583 Phân bố đều IIB 09 2560 8,6 11,3 1,314 Phân bố cụm IIA 10 2240 7,2 5,5 0,764 Phân bố đều IIA 11 2480 6,2 2,2 0,355 Phân bố đều IIA 12 2560 6,4 4,3 0,672 Phân bố đều

Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố số cây theo mặt phẳng nằm ngang cho thấy phân bố số cây tái sinh trên bề mặt đất ở trạng thái IIIB và IIA đều có kiểu phân bố đều, với trạng thái IIIB tầng cây cao có trữ lƣợng lớn, cây tái sinh tuy mật độ thấp nhƣng đã phân bố đều vì cậy biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái này chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ, trạng thái IIA tuy cây tái sinh đã phân bố đều nhƣng mật độ cây tái sinh còn thấp vì vậy cần tiến hành trồng bổ sung cây mục đích.

Trạng thái IIB và IIIA3 có mật độ cây tái sinh cao tuy nhiên ở một số ÔTC vẫn có phân bố cụm, vì vậy các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh tiệm cận đến phân bố cách đều, bằng cách tỉa thƣa cây ở những nơi có mật độ dày chuyển vào chỗ trống và những nơi cây tái sinh có mật độ còn thấp để điều chỉnh phân bố cây tái sinh cho đồng đều hơn.

4.2.6. Ản ưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên

Khu vực nghi n cứu cùng nằm trong một huyện cho n n các đặc điểm về khí hậu và khu hệ thực vật ít thay đổi. Hơn nữa do giới hạn về thời gian và điều kiện, n n đề tài chỉ tập trung nghi n cứu ảnh hƣởng của một số nhân tố đến quá trình tái sinh tự nhi n nhƣ sau:

Một góc nhìn về cây bụi, thảm tƣơi tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên Trạng thái

rừng OTC Độ tàn che

Cây bụi, thảm tƣơi Mật đô cây

tái sinh (Cây/ha) Loài cây c ủ yếu H (m) Độ che phủ

(%)

IIIB 01 0,72 Dƣơng xỉ, Cỏ lá tre, Rong riềng, Ba bét, Lấu 0,52 27,8 2000 IIIB 02 0,74 Dƣơng xỉ, Cỏ xƣớc. Cỏ gai, Bồ cu vẽ, Ớt rừng 0,64 22,2 2160 IIIB 03 0,75 Lá lềnh, Dƣơng xỉ, Cỏ Lào, Bồ cu vẽ, Dây dất khế 0,52 18,4 2160

TB 0,737 0,56 22,8 2107

IIIA3 04 0,62 Lấu, Cỏ lá tre, Găng, Dƣơng xỉ, Bồ cu vẽ, Mò 0,56 31,6 2480

IIIA3 05

0,63

Lấu, Dƣơng xỉ, Dây mật, Sa nhân, Dây dắt na, Đơn

nem, Bồ cu vẽ 0,82 28,4 2640

IIIA3 06 0,61 Cỏ chít, Đắng cảy, Riềng gió, Ớt Sứng, Dƣơng xỉ 0,86 40,4 2560

TB 0,62 0,75 33,5 2560

IIB 07

0,58

Dƣơng xỉ, Lấu, Đắng cảy, Cỏ lá tre, Đơn nem, Cỏ

chít, Dây mật, Ớt sừng 0,84 45,8 3120 IIB 08 0,56 Cỏ chít, Bọt ếch, Lấu, Dƣơng xỉ, Ớt sừng, Cỏ lá tre 0,75 54,6 2880

IIB 09

0,57

Dây mật, Tế guột, Dƣơng xỉ, Lấu, sim, Mua, Thẩu

tấu, Cỏ lào, Đơn nem 0,9 50,2 3440

TB 0,57 0,83 50.2 3147

IIA 10

0,49

Lấu, Tế guột, Dƣơng xỉ, Sa nhân, Dong rừng, Dây

cậm cang, Cỏ lá tre, Cỏ gai, Cỏ chít 1,32 64,2 2240 IIA 11 0,46 Mía dò, Sa nhân, Dƣơng xỉ, Bồ cu vẽ, Tế guột, Ráy 1,08 68,8 2480

IIA 12

0,48

Tế guột, Sim, Dƣơng xỉ, Sa nhân, Cỏ lá tre, Ớt sừng,

Mua bà, Cỏ chỉ, Cỏ gai, Lấu, Dong riềng 1,04 74,8 2560

- Ảnh hƣởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhi n

Độ tàn che của rừng là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của các thành phần sinh vật dƣới tán rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh. Độ tàn che khác nhau thì các loài cây tái sinh về số lƣợng và chất lƣợng cũng khác nhau.

Ở giai đoạn rừng ở trạng thái rừng IIA độ tàn che là 0,477 mật độ cây tái sinh chỉ đạt 2427 cây/ha . Nguy n nhân là khi độ tàn che quá thấp thì cây bụi, thảm tƣơi có điều kiện thích hợp để sinh trƣởng, phát triển đã là nhân tố gây trở ngại đến quá trình tái sinh đặc biệt là cây tái sinh có triển vọng. Tuy nhi n, khi độ tàn che của rừng ở mức trung bình thì lớp cây bụi, thảm tƣơi và cây tái sinh là một trong những nhân tố có vai trò thúc đẩy quá trình phục hồi thảm thực vật rừng. Chính vì vậy mà với độ tàn che 0,57 - 0,62 (ứng với rừng IIB và IIIA3) số lƣợng cây tái sinh tại đây là cao nhất.

Trạng thái rừng IIIB có độ tàn che cao là 0,737, với độ tàn che quá cao n n số lƣợng cây tái sinh ở trạng thái rừng này là thấp nhất trong các trạng thái đạt 2107 cây/ha. Đặc biệt là các loài cây cao > 4m. Có thể giải thích nguy n nhân này là do trong rừng IIIB mật độ cây nhiều đã cạnh tranh không gian sống, dinh dƣỡng của các cây tái sinh vì vậy mặc dù có số lƣợng hạt giống nhiều và số lƣợng loài lớn nhƣng số lƣợng loài cây tái sinh triển vọng còn khá ít. Để tăng tỷ lệ cây tái sinh triển vọng cần loại bỏ bớt một số cây tại tầng cây cao không có giá trị nhằm mục đích mở tán rừng cho các loài cây tái sinh có giá trị hơn sinh trƣởng tốt và tham gia vào tầng tán chính của rừng.

- Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhi n

Cây bụi, thảm tƣơi là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dƣỡng và ánh sáng dƣới tán rừng. Khi độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi, thảm tƣơi phát triển thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhƣng sẽ là trở ngại khi

cây tái sinh lớn l n. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp do tốc độ phát triển của cây bụi, thảm tƣơi thƣờng nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đến một lúc nào đó nó sẽ lấn át cây tái sinh.

Theo kết quả điều tra thì ở đây chủ yếu xuất hiện những loài thảm tƣơi, cây bụi nhƣ: Lấu, Dƣơng xỉ, Cỏ ba, sa nhân, Bồ cu vẽ, Mua, Cỏ xƣớc,… cạnh với chiều cao trung bình biến động từ 0,56m đến 1,15m và độ che phủ biến động từ 22,8% đến 69,3%.

Nhƣ vậy, chứng tỏ rằng tầng cây bụi, thảm tƣơi đã ảnh hƣởng rõ rệt đến lớp cây tái sinh. Khi độ che phủ của rừng tăng thì mật độ cây bụi, thảm tƣơi giảm đi rõ rệt, mật độ cây tái sinh và cây tái sinh có triển vọng đều tăng. Do đó, biện pháp kỹ thuật ở đây là trong thời gian đầu cần loại bỏ bớt những cây bụi, thảm tƣơi làm cản trở quá trình sinh trƣởng của cây mạ, cây con, tạo không gian dinh dƣỡng và ánh sáng hợp lý cho cây con sinh trƣởng, lớp cây tái sinh triển vọng đã vƣợt khỏi tầng cây bụi thảm tƣơi để tham gia vào tầng tán. Để quá trình tái sinh tự nhi n đạt hiệu quả cao thì cần thiết phải có các biện pháp điều chỉnh độ tàn che của rừng và điều chỉnh mật độ cây tái sinh.

4.4. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm bổ sung những cơ sở lý luận cho việc nghi n cứu cấu trúc và tái sinh rừng, cung cấp những thông tin về cấu trúc và tái sinh các QXTV rừng tại khu bảo tồn thi n nhi n Ngọc Sơn - Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình. Tr n cơ sở đó đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng một cách tốt nhất. Xuất phát từ quan điểm tr n đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

* Từ kết quả nghi n cứu về tổ thành loài cây ở các trạng thái rừng cho thấy tổ thành loài ở cả 4 trạng thái rừng đều tƣơng đối đa dạng về thành phần loài cây, tuy nhi n những loài cây cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động

vật gặm nhấm còn ít. Mục đích chính của rừng đặc dụng là bảo tồn thi n nhi n, duy trì đa dạng sinh học, chính vì vậy n n trồng th m những loài cây cung cấp thức ăn cho động vật gặm nhấm nhƣ Giẻ, Nhội, Sung, Vả, Dâu da đất…. những loài cây này n n trồng ở ven đƣờng đi hoặc chỗ trống ở trạng thái IIA và IIB.

Trong quá trình điều tra tại khu bảo tồn thi n nhi n Ngọc Sơn – Ngổ Luông cho thấy các loài cây thảo dƣợc trong rừng còn rất ít, nguy n nhân chính là do sự khai thác bất hợp lý của ngƣời dân sống gần rừng, vì vậy cần trồng bổ sung các loài thảo dƣợc nhƣ Dảo cổ lam, Xạ đen, Bồ cốt chỉ…, đây sẽ là nguồn thuốc tự nhi n cho các loài động vật sống trong rừng, ngoài ra có thể sử dụng cho con ngƣời khi cần thiết.

* Từ kết quả nghiên cứu về tầng thứ và độ tàn che cho thấy ở 4 trạng thái rừng có sự khác biệt rõ rệt, trạng thái IIIB và IIIA3 đều có độ tàn che cao và rừng có 3 tầng, ở trạng thái IIB và IIA rừng chỉ có 1- 2 tầng và có độ tàn che thấp, vì vậy ánh sáng dễ dàng chiếu xuống làm lớp thảm khô dễ cháy nhất là vào thời kỳ nắng nóng cao điểm vì vậy ở trạng thái IIB và IIA cần liên tục tuần tra, cảnh bảo đề phòng lửa rừng và nên trồng thêm những đƣờng băng xanh cản lửa.

* Theo kết quả điều tra cho thấy những cây lớn không còn nhiều do quá trình khai thác, chặt phá bừa bãi, vì vậy cần lập danh sách những loài cây gỗ lớn cho khu bảo tồn để có biện pháp bảo vệ những cây này và là cơ sở phát triển du lịch sinh thái cho khu vực, nâng cao giá trị khoa học của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình.

* Từ kết quả nghiên cứu cây tái sinh cho thấy mật độ cây tái sinh lớn dao động từ 2000 – 3440 cây/ha, vì vậy có thể khai thác một phần cây tái sinh để cung cấp nguồn cây giống cho các khu rừng khác hoặc để làm cây giống của các nhà vƣờn cây cảnh nhằm tăng thu nhập cho khu bảo tồn, nên khai thác ở những vị trí cây tái sinh phân bố cụm, những nơi cây tái sinh bị chèn ép

và chủ yếu ở trạng thái IIIB và IIIA3 do ở những vị trí này cây tái sinh có để lại cũng sẽ bị chèn ép, khó phát triển. Ở trạng thái IIB và IIA có nhiều vị trí cây tái sinh phân bố cụm cần đánh ra những nơi còn trống để cây có thể sinh trƣởng và phát triển tốt hơn.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

* Đặc điểm cấu trúc rừng khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông

Tổ thành rừng khá phong phú. Số lƣợng loài cây tham gia vào quần xã thực vật rừng ở các trạng thái rừng tƣơng đối đa dạng. Trạng thái rừng IIIB và IIIA3 các loài chính trong công thức tổ thành có nhiều loài cây gỗ quý nhƣ Nghiến, Trƣờng mật, Trai lý, Lim xanh, Lòng mang, Chò chỉ…. trạng thái rừng IIB và IIA tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là những loài cây ƣa sáng, mọc nhanh nhƣ Chẹo tía, Thành ngạnh, Nhội, Kháo….

Độ tàn che của rừng có sự khác biệt rõ rệt giữa các trạng thái dao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh trên một số trạng thái rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông tỉnh hòa bình​ (Trang 64 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)