Những hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 93)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.3. Những hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những kết quả phù hợp với mục tiêu ban đầu đặt ra. Tuy nhiên thông qua thực tiễn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể đối với đề tài và tham khảo nhiều tài liệu khác, tác giả nhận thấy bài nghiên cứu còn tồn tại những hạn chế như sau:

- Chỉ mới nghiên cứu các nhân tố tài chính trong ngân hàng, chưa xem xét các nhân tố khác trong hoạt động quản trị, việc thi hành các chính sách quản trị rủi ro, quản

trị vốn… của ngân hàng hoặc các nhân tố đến từ phía khách hàng cũng như ảnh hưởng khách quan từ nền kinh tế và thị trường tài chính – ngân hàng. Do đó khả năng giải thích của mô hình còn thấp.

- Chưa xem xét đến ảnh hưởng của Nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc các tổ chức tín dụng bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) phải trích lập dự phòng RRTD vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nợ xấu (NPL) và Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) trong mô hình. - Chưa thực hiện được các kiểm định để đánh giá kỹ hơn về mức độ bền vững của mô hình GMM sai phân Arellano-Bond, chẳng hạn như kiểm định tính dừng hay kiểm định tính đồng liên kết của tất cả các biến nhằm xem xét tính chất đồng kết hợp giữa các biến trong dài hạn và mức độ năng động của các biến số trong ngắn hạn. Điều này do khoảng thời gian hạn chế của tác giả khi tiến hành nghiên cứu này.

- Trong quá trình thực hiện ước lượng hồi quy, các giả định ban đầu của mô hình chưa được chú trọng đúng mức và chưa thực hiện các kiểm định cần thiết để xác định các giả định này có đáp ứng được cho mô hình hay không. Từ đó dẫn đến kết quả mô hình hồi quy của bài nghiên cứu gặp phải những khuyết tật và mô hình thực nghiệm có sự khác biệt so với mô hình nghiên cứu ban đầu.

Mặc dầu vậy, tác giả tin rằng có thể khắc phục được các hạn chế kể trên khi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về LLP và các hiệu ứng kinh tế thông qua công cụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)