Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ quy trình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh nguyễn văn trỗi (Trang 35 - 37)

8. Kết cấu của luận văn

1.4.1.2. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)

- MSB có Trung tâm quản lý rủi ro hoạt động, hỗ trợ giúp hoạt động kiểm soát

- MSB cũng thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo, buổi phỏng vấn chuyên sâu với các phòng chức năng, bộ phận trên phạm vi toàn ngân hàng, để tổng hợp ý kiến về thực trạng, giải pháp và cách phòng chống hiệu quả. Xây dựng “Sổ tay quản lý rủi ro hoạt động” giúp nhân viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, chức năng của mình, hạn chế rủi ro xảy ra.

- Ban lãnh đạo MSB thường xuyên giám sát và tổ chức huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Ngân hàng tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất về nghiệp vụ để đánh giá trình độ của nhân viên. Xây dựng môi trường làm việc kỷ luật, bình đẳng, cởi mở tạo điều kiện cho mọi nhân viên phát triển. Yêu cầu mỗi thành viên phải tuân thủ kỷ luật, chuẩn mực đạo đức.

- Ban KTNB được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm Soát ở Hội sở trực thuộc quản lý của Đại hội đồng cổ đông. Do bộ phận KTNB được đặt dưới sự quản lý của cấp lãnh đạo cao nhất nên phạm vi hoạt động của nó không bị giới hạn, đảm bảo tính độc lập, chủ động trong việc lên kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị, các chi nhánh và điểm giao dịch, góp phần tạo dựng một môi trường kiểm soát tốt cho ngân hàng. Ngoài ra, để bộ phận này hoạt động tốt, Ban Giám đốc MSB ban hành đề cương chi tiết KTNB hướng dẫn quy chế kiểm toán từng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhờ đó mà ban KTNB có thể phát huy tốt hiệu quả của mình.

- Hoạt động KSNB quy trình giao dịch một cửa được thực hiện theo phân cấp, phân quyền rõ ràng trong xử lý và kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh. Phân chia trách nhiệm và quyền hạn thích hợp của các thành viên tham gia quy trình giao dịch một cửa. Ở MSB KSV chỉ chịu trách nhiệm kiểm soát thực hiện nghiệp vụ; kiểm soát chứng từ và phê duyệt chứng từ và duyệt hệ thống các giao dịch thuộc hạn mức kiểm soát. Kiểm soát sau các giao dịch thuộc quyền giải quyết trực tiếp của GDV. Điều phối công việc tại quầy giao dịch, đảm bảo công việc được thực hiện với chất lượng cao. Còn Bộ phận hậu kiểm: chịu trách nhiệm tiếp nhận lưu trữ đầy đủ chứng từ để đối chiếu chứng từ với báo cáo liệt kê giao dịch của phân hệ tiền gửi, giữa liệt kê giao dịch với báo cáo tổng hợp của phân hệ, giữa báo cáo tổng hợp với kế toán tổng hợp. Nếu sai sót thì chuyển chứng từ cho GDV chỉnh sửa lại cho đúng.

- Đối với từng loại giao dịch, MSB xây dựng quy trình riêng cụ thể và tổ chức đào tạo cho các nhân viên. Việc kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh tuân thủ nguyên tắc “bốn mắt”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ quy trình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh nguyễn văn trỗi (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)