- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với chi phí ngoài lã
1.4. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là quy luật tất yếu, là bất khả kháng, là cạnh tranh một mất một còn. Mỗi doanh nghiệp đều phải tham gia vào hai lĩnh vực:
Thứ nhất, là cạnh tranh giữa những người bán với nhau để giành thị trường, chiếm lĩnh thị phần và cạnh tranh giữa những người mua với nhau để tạo ra lợi thế trong khâu mua, mua được rẻ. Người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này sẽ trở thành người độc quyền.
Thứ hai, là cạnh tranh giữa người mua và người bán. Người mua muốn tối đa hóa lợi ích của mình nên đặt giá thấp, người bán muốn tối đa hóa lợi ích của mình nên đặt giá cao. Để giải quyết mâu thuẫn này, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm sự dung hòa giữa hai lợi ích người mua và người bán.
Các NHTM được hình thành và hoạt động trong nền kinh tế thị trường cũng vậy, luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh, được thể hiện trong lĩnh vực: Tích tụ - tập trung vốn, đầu tư cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, biểu hiện chủ yếu ở 2 lĩnh vực sau:
- Cạnh tranh về giá (lãi suất) tức là trong cùng một thị trường ngân hàng nào có lãi suất huy động vốn cao hơn và lãi suất cho vay thấp hơn, thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng và ngược lại. Tuy nhiên, việc các ngân hàng đưa ra các mức lãi suất luôn bị giới hạn bởi chính sách lãi suất chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính bản thân ngân hàng.
- Cạnh tranh phi giá tức là cạnh tranh về số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Trong một thị trường ngân hàng nào đưa ra nhiều loại sản phẩm, dịch vụ và các dịch vụ đó có chất lượng tốt đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng thì sẽ thu hút được khách hàng và ngược lại.
Bất cứ doanh nghiệp, NHTM nào muốn đứng vững, hoạt động kinh doanh tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi khả năng cạnh tranh luôn được cải thiện hay nói cách khác chất lượng hoạt động kinh doanh luôn phải được nâng cao. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mang tính tất yếu đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khái quát lại nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM xuất phát từ các yêu cầu sau:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là do yêu cầu hoạt động kinh doanh của NHTM.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là nhằm đảm bảo cho NHTM thực hiện tốt chức năng kinh doanh tiền tệ gắn liền với các nghiệp vụ trong kinh doanh, đảm bảo ngân hàng tồn tại và phát triển.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là đòi hỏi của phát triển nền kinh tế - xã hội.
Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh ngân hàng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế hàng hoá đang ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong xã hội. Trong điều kiện đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là vấn đề ngày càng được quan tâm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng được mở rộng về khối lượng; đồng thời chất lượng cũng ngày càng được nâng cao.
- Đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh là điệu kiện để ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh toán, vì khi chất lượng kinh doanh được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng; tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian
tín dụng trong nền kinh tế quốc dân. Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NHTM.
Khi nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng không những có tác dụng với phát triển nền kinh tế - xã hội, mà còn đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển. Bởi vì, thông qua nó:
- Là điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của NHTM do tạo thêm được nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn và thu hút thêm nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng.
- Tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó, cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng, cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng.
Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là sự cần thiết khách quan, vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM. Chính vì vậy, nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn luôn phải được chú trọng trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM.