Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hùng vương TP hồ chí minh (Trang 64)

9. Kết cấu đề tài

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân từ ngân hàng.

- Nguồn vốn của Agribank CN Hùng Vương còn rất hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, năm 2018 nguồn vốn chỉ có 1.468 tỷ/2.357 tỷ dư nợ chiếm 62%, cho thấy nguồn vốn cực kỳ khan hiếm. Bên cạnh đó, huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn do sự canh tranh của các NHTM khác trong địa bàn, khách hàng có nhiều sự lựa chọn do chính sách lãi suất ưu đãi, chính sách chăm sóc khách hàng của các NH khác nhau...Do vậy không phải mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng đều được Agribank Hùng Vương đáp ứng.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn sau khi sử dụng còn nhiều bất cập, tại kết quả đánh giá khảo sát về nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn thì nguyên nhân chủ yếu là do SXKD thua lỗ, chiếm tỷ lệ 81,43%, sử dụng vốn sai mục đích là 17,14%, còn lại chây ỳ chiếm 1,43%.

- Kết quả khảo sát đánh giá tại bảng 2.12 cho thấy lãi suất cũng là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại Agribank Hùng Vương, khi 90,48% khách hàng đánh giá ảnh hưởng đến cho vay; 6,19% đánh giá là ít ảnh hưởng và chỉ có 3,33% đánh giá là không ảnh hưởng.

2.4.3.2. Nguyên nhân từ ngoài ngân hàng

- Căn cứ theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi bổ sung có liên quan khác (nếu có), doanh nghiệp phải sử dụng báo cáo tài chính kiểm toán hoặc báo cáo thuế trong hoạt động vay vốn. Tuy nhiên một thực trạng là doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nếu cán bộ không đánh giá hết được hoạt động sản xuất thực doanh nghiệp mà chỉ thẩm định qua bề mặt hồ sơ thì nguy cơ doanh nghiệp bị nợ quá hạn là rất cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của chi nhánh.

- Về tài sản thế chấp: Theo đánh giá kết quả khảo sát tại bảng 2.12 cho thấy các doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp để tiếp cận cho món vay chiếm tỷ lệ 22,38%, đây là khó khăn chung cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp đem thế chấp là các máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng lạc hậu cũ

kĩ. Đây là nguyên nhân hạn chế các món vay của các khách hàng là các doanh nghiệp tại Agribank CN Hung Vương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về Agribank CN Hùng Vương, cơ cấu tổ chức, kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2016-2018. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng chất lượng cho vay tại ngân hàng Agribank CN Hùng Vương thông qua các chỉ tiêu về quy mô tăng trưởng cho vay, hiểu quả sử dụng vốn, an toàn cho vay và mức độ sinh lời. Tác giả cũng trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng Agribank CN Hùng Vương và đanh giá hiệu quả hoạt động cho vay tại chi nhánh. Nhìn chung qua phân tích cho thấy chất lượng cho vay tại ngân hàng Agribank CN Hùng Vương còn một số hạn chế cần khắc phục. Giải pháp sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI

AGRIBANK CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 3.1. Mục tiêu của Agribank Hùng Vương giai đoạn 2016-2020.

Agribank Hùng Vương cần tiếp tục giữ vững vị trí là chi nhánh trụ cột của Agribank, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực hiện chính sách của Đảng, Chính phủ và NHNN nói chung và Agribank nói riêng trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ và quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD; quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng; thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng quy mô cao hơn kế hoạch đã đề ra; tiên phong trong công tác hiện đại hóa hệ thống công nghệ; phát triển an toàn, bền vững, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân viên theo hướng coi trọng nâng cao kỹ năng và tính chuyên nghiệp, chấp nhận cạnh tranh và hội nhập sâu rộng hơn, làm tiền đề cho sự nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo, cụ thể:

Căn cứ mục tiêu định hướng của Agribank, đề án phát triển hoạt động kinh doanh Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2016-2020, cũng như khả năng thực tế, Chi nhánh phấn đấu thực hiện một số mục tiêu:

- Nguồn vốn: Tăng 25% - 30% so với năm trước.

- Dư nợ tín dụng (không tính ủy thác đầu tư): Tăng bình quân 8% - 10% so với năm trước. Tỷ lệ cho vay chiếm tỷ trọng tối đa 80% tổng nguồn vốn.

- Tỷ lệ cho vay Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh đạt 80% tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tối đa 40% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nhóm 3, 4,5): Dưới 2%.

- Tỷ lệ thu nhập ròng ngoài tín dụng trên tổng thu nhập bình quân 20% so với năm trước.

- Lợi nhuận và thu nhập người lao động năm sau không thấp hơn năm trước. - Nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng, cho vay sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản bảo đảm với lãi suất hợp lý; hạn chế cho vay không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Coi trọng yếu tố chất lượng tín dụng vì đó là nhân tố tiên quyết.

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh Hùng Vương vay tại Agribank chi nhánh Hùng Vương

3.2.1. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh Hùng Vương. vay tại Agribank chi nhánh Hùng Vương.

Căn cứ những nguyên nhân được đề cập trong chương 2, tác giả đưa ra một số giải pháp:

3.2.1.1. Nhóm giải pháp từ ngân hàng.

Huy động vốn

Tiếp tục quán triệt tầm quan trọng của công tác huy động vốn là tiền đề cho hoạt động cho vay, là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động cho vay. Các giải pháp được nêu ra tập trung vào việc mở rộng nguồn vốn huy động để tài trợ cho hoạt động cho vay và tận dụng các nguồn vốn giá rẻ để tiết giảm chi phí đầu vào tối đa nhằm nâng cao lợi nhuận.

Phát huy lợi thế mạng lưới và thương hiệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 100% vốn Nhà nước, với các sản phẩm tiền gửi theo quy định như tiết kiệm truyền thống với nhiều kỳ hạn và các hình thức trả lãi linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm học đường, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi và các chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm trẻ cho sơ sinh... chi nhánh sẽ tiếp tục tích cực triển khai mạnh mẽ hơn nữa để thu hút khách hàng, ví dụ như:

Tiết kiệm dự thưởng: Hàng năm, chi nhánh triên khai chương trình khuyễn mãi hấp hẫn danh cho khách hàng đến chi nhánh gửi tiết kiệm dự thưởng vào những dịp Lễ, Tết, 8/3... với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. Những sản phẩm tiết kiệm dự thưởng thường có kỳ hạn dài và khách hàng không được rút trước hạn, giúp ổn định nguồn vốn cho Agribank trong dài hạn, để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Chẳng hạn như: Nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, Agribank Chi nhánh Hùng Vương TP.HCM thực hiện chương trình khuyến mãi " Dành tặng một nửa thế giới " chỉ 1 ngày duy nhất ( 8/3), dành cho khách hàng nữ đến giao dịch tiền gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Theo đó, khi khách hàng gửi tiết kiệm sẽ được nhận tổng giá trị 200 phiếu mua hàng tặng cho khách hàng nữ đến giao dịch.

Tiết kiệm học đường: Hằng năm, vào dịp đầu khai giảng năm học, chi nhánh triển khai các gói tiết kiệm học đường đến các phụ huynh và học sinh. Là hình thức tiết kiệm gửi góp, theo đó khách hàng sẽ gửi một số tiền cố định vào tài khoản theo định kỳ để có một số tiền lớn hơn khi đáo hạn hướng tới mục tiêu tích lũy vốn dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của khách hàng và người thân trong tương lai.

Quan tâm đến các sản phẩm tiền gửi của các TCKT, tăng cường dịch vụ trả lương qua tài khoản cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,... Đây là nguồn vốn giá rẻ và chủ động sẽ gia tăng đáng kể nguồn vốn cho ngân hàng do số lượng khách hàng lớn. Nếu chi nhánh tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết, và khi có điều kiện sẽ tích cực triển khai các tiện ích ngày càng đa dạng của các sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thói quen giao dịch ngân hàng.

Đa dạng các loại kỳ hạn và hình thức rút vốn. Áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn (khuyến mãi lãi suất cộng thêm, quà tặng có giá trị,...) cho việc khách hàng gửi kỳ hạn dài nhằm thu hút nguồn tiền gửi trên 12 tháng. Tư vấn khách hàng gửi các sản phẩm có kỳ hạn dài với nhiều ưu đãi.

Điều hành lãi suất linh hoạt, theo tín hiệu thị trường, không bị hút vào cuộc đua về lãi suất, ảnh hưởng đến các mục tiêu khác của Chi nhánh, nhưng vẫn đảm bảo được mức lãi suất cạnh tranh.

Thường xuyên rà soát chất lượng các sản phẩm đang triển khai để đánh giá và kịp thời giải quyết các vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của khách hàng như gửi rút nhiều nơi, mobile banking, internet banking, thanh toán Thẻ, chuyển tiền điện tử, kinh doanh ngoại tệ, thu–chi hộ, kiều hối...

Bên cạnh những nỗ lực huy động vốn trên địa bàn hoạt động, chi nhánh cần tiếp nhận các nguồn vốn từ các chương trình chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của UBND Thành phố gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng.

Nguồn nhân lực

Theo phân tích hạn chế trong chương 2, do đội ngũ cán bộ ngân hàng Agribank CN Hùng Vương còn thiếu và hầu hết còn rất trẻ nên kinh nghiệm còn hạn chế. Điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong cho vay. Vì con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đưa ra tập trung vào một số nội dung sau:

- Thường xuyên tổ chức các lớp học theo hình thức tự đào tạo tại chi nhánh hoặc mời giảng viên có chuyên môn về lĩnh vực tài chính ngân hàng, pháp luật -xã hội, kỹ năng giao tiếp - nghệ thuật đàm phán với khách hàng để giảng dạy cho cán bộ nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng của chi nhánh, như: kỹ năng marketing, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng phân tích thông tin để đưa ra quyết định chính xác nhất…

- Tổ chức dùng người hợp lý bằng cách sử dụng các cán bộ tín dụng phụ trách từng mảng tín dụng khác nhau về vay kinh doanh, vay đầu tư, vay sử dụng, phụ trách khách hàng doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, khách hàng là hộ gia đình tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể...theo trình độ, thế mạnh của mình chứ không phân chia khách hàng theo khu vực quản lý để giúp cho nhân viên có những kiến thức chuyên sâu hơn từng mảng tín dụng.

Như đã phân tích ở phần thực trạng về mức sinh lời cho vay của Agribank CN Hùng Vương còn thấp, do vậy quản lý hoạt động cho vay là công tác quan trọng. Quản lý cho vay tốt là điều kiện để có khoản vay an toàn và sinh lời cao. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng cho vay.

Công tác này bao gồm quản lý, kiểm soát khoản vay và xử lý những phát sinh, thu hồi nợ:

- Thứ nhất, về kiểm soát, quản lý khoản vay.

Sau khi giải ngân CBTD thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. CBTD cần phải theo dõi tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc kiểm soát khách hàng không chỉ thực hiện qua việc báo cáo tài chính là đủ, mà cần phải nhanh nhạy, bám sát hoạt động sản xuất – kinh doanh của họ.

CBTD cần phải có những đợt kiểm tra định kỳ đến cơ sở hay những đợt kiểm tra bất kỳ. Trong mỗi đợt kiểm tra cán bộ cần tận dụng triệt để thời gian tiếp xúc ở doanh nghiệp, đảm bảo xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến đặc tính của khoản vay. CBTD cần:

+ Đánh giá tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với vốn vay của ngân hàng thông qua trách nhiệm trao đổi, gặp gỡ với CBTD về những vấn đề liên quan đến khoản vay và khả năng, nghĩa vụ hoàn trả nợ.

+ Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành) để đảm bảo khách hàng có thể thực hiện được lịch trả nợ.

+ Đánh giá lại dự án vay vốn trong thực tế, so sánh, xem xét sự khác biệt giữa dự án và thực tế ở các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, tìm hiểu xu thế phát triển để có những nhận định đúng về dự án, về khoản vay, về những rủi ro tiềm ẩn, đặt ra cơ sở để có thể xử lý các phát sinh sau này.

+ Đánh giá lại tài sản đảm bảo về tình trạng và giá trị, xem xét giá trị đó còn đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không. Ngân hàng luôn có sự điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng trong việc cung ứng cho tương ứng với tài sản đảm bảo, hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung tài sản đảm bảo. Ngân hàng cũng cần theo dõi quyền lợi hợp pháp của mình đối với tài sản đảm bảo để chắc chắn về nguồn thu nợ khi khách hàng không trả được nợ.

+ Đánh giá lại sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng. Nếu có sự thay đổi bất thường trong cơ cấu, tăng nợ bất thường, … thì đó là cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là không tốt.

- Thứ hai, về xử lý những phát sinh.

Những phát sinh trong quá trình cho vay là những phát sinh bất lợi, thường là biểu hiện của khoản nợ có vấn đề. Trong trường hợp này, CBTD cần phải có những xử lý kịp thời, hợp lý để giảm bớt những bất lợi, ngăn ngừa những phát sinh xấu hơn. Khoản nợ có vấn đề không chỉ là những khoản nợ quá hạn, khó đòi, mà ngay cả những khoản nợ trong hạn, nhưng có biểu hiện xấu. Những biểu hiện đó là việc chậm trễ trong việc gửi báo cáo ngân hàng, trong lịch trình trả nợ, hàng hóa không tiêu thụ được…

Đối với các khoản nợ có vấn đề, CBTD cần phải nhanh nhạy nhận biết mức độ nghiêm trọng, tích cực tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra cách xử lý kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hùng vương TP hồ chí minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)