chất lượng tín dụng:
- Tăng trưởng dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ tại chi nhánh được NHNo&PTNT chi nhánh Tiền Giang giao cho hàng năm, đây là yếu tố pháp định chi nhánh phải thực hiện theo từng giai đoạn của năm, thông thường chỉ tiêu này được giao theo định kỳ quí. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chi nhánh có thể xin điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh tại chi nhánh. Sau đây là một số giải pháp để tăng trưởng dư nợ:
+ Sau khi quyết toán năm tài chính trước, chi nhánh phải lập ngay kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo trong đó có mức tăng trưởng tín dụng được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận tối thiểu phải đạt được trong năm và kế hoạch này phải được quy định cụ thể trong kế hoạch quý. Nếu chỉ tiêu dư nợ NHNo & PTNT chi nhánh
Tiền Giang giao thấp hơn kế hoạch chi nhánh xây dựng thì phải xin điều chỉnh vì nếu dư nợ thấp hơn kế hoạch xây dựng thì sẽ không bảo đảm quỹ thu nhập để chi lương theo cơ chế khoán tài chính. Kế hoạch kinh doanh còn cần phải có giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đã xây dựng, quan trọng nhất là phải xác định được đối tượng đầu tư.
+ Phải điều chỉnh kịp thời định mức cho vay theo phương án mẫu phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ. Điển hình hiện nay cho vay chăn nuôi heo thịt với định mức 1,8 triệu đồng/con là không còn phù hợp.
+ Hiện nay, diện tích cây khóm của Huyện là 11.833 ha, theo định hướng của Huyện thì đến năm 2015 sẽ nâng diện tích chuyên canh cây khóm lên 15.000 ha, đây là cơ hội tốt để chi nhánh đầu tư, tăng trưởng dư nợ. Vì vậy, chi nhánh cần có mối quan hệ chặt chẽ với địa phương để nắm thời gian triển khai thực hiện và đặt vấn đề sẽ hỗ trợ đầu tư cho các ô bao ngay khi dự án bắt đầu triển khai để tránh trường hợp các NHTM khác nhảy vào.
+ Nâng tỷ trọng dư nợ tiêu dùng lên, hiện nay dư nợ tiêu dùng của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng 9% đến 10%/ tổng dư nợ, còn rất thấp so với định mức 16%/ tổng dư nợ trong năm 2011 của NHNN. Chi nhánh có thể tăng trưởng dư nợ tiêu dùng qua hai đối tượng là công nhân viên chức trong Huyện và hộ dân.
+ Đối với công nhân viên chức đa số đã có tài khoản tại chi nhánh và các đơn vị chủ quản cũng đã thực hiện chi lương cho công nhân viên qua tài khoản vì vậy việc cho vay tiêu dùng đối tượng công nhân viên chức sẽ ít gặp rủi ro, chi nhánh nên xúc tiến việc tiếp cận với các đơn vị để giới thiệu lại sản phẩm cho vay tiêu dùng; Đối với những món vay không có bảo đảm bằng tài sản nên ưu tiên xét duyệt cho vay ngay trong ngày nhận hồ sơ.
Đối với giáo viên của các trường trực thuộc phòng Giáo dục - đào tạo Huyện hiện nay chưa thực hiện được việc chi lương qua tài khoản do chi nhánh chưa có máy ATM đặt ở các xã xa (Hiện nay chi nhánh chỉ có một máy ATM đặt ở trụ sở của chi nhánh), thực hiện theo 2 phương án:
Ký hợp đồng trực tiếp với các trường, trường sẽ trích tiền lương hàng tháng của giáo viên để trả nợ Ngân hàng và ngân hàng sẽ chi một khoản hoa hồng trên số tiền lãi thu được cho các trường .
Tiếp tục vận động giáo viên các trường mở tài khoản để chi lương, có chế độ ưu tiêu trong cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi. Hướng dẫn thủ tục ủy quyền lĩnh tiền từ tài khoản của chủ tài khoản (giáo viên) cho nhân viên kế toán của trường rút tiền lương để hạn chế việc chi nhánh chưa có máy ATM đặt ở xã, giáo viên của trường phải mất nhiều thời gian đi lại để rút tiền.
+ Đối với hộ dân: có ”an cư“ thì mới “lạc nghiệp“, vì vậy điều đầu tiên mà nhiều người dân Việt Nam mong muốn là có được tổ ấm khang trang cho gia đình mình nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện ngay được mong muốn của mình và đây cũng chính là cơ hội để cho Ngân hàng đầu tư và phát triển sản phẩm dịch vụ. Chi nhánh có thể bán chéo sản phẩm cho đối tượng này, vừa huy động vốn vừa cho vay. Chi nhánh tìm kiếm những khách hàng đang hoặc sẽ có nhu cầu về xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm đồ gia dụng để vận động gửi tiết kiệm học đường, khi khách hàng đã gửi được một khoản tiền tối thiểu bằng nguồn vốn tự có theo quy định trong cấp tín dụng thì chi nhánh sẽ giải quyết cho khách hàng vay để thực hiện mục đích của mình. Nhưng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng chi nhánh chỉ nên cấp tín dụng cho những hộ dân có nguồn thu nhập ổn định, chí thú làm ăn.
+ Ban lãnh đạo phải thường xuyên nhắc nhở phòng Kế hoạch – kinh doanh, nhân viên tín dụng việc tìm kiếm khách hàng, đối tượng đầu tư là một trong những những nhiệm vụ chính của nhân viên tín dụng, của Phòng Kế hoạch – kinh doanh.
+ Nâng định mức cho vay qua Tổ LDTK & VV từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng để giảm bớt áp lực công việc cho cán bộ tín dụng, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thời gian để đi tìm kiếm khách hàng và giải quyết nhanh hồ sơ cho vay. Đối với Ban quản lý Tổ LDTK & VV có thêm nguồn hoa hồng, kích thích được sự nhiệt tình của Ban quản lý tổ với công việc. Hướng Ban quản lý Tổ đến với việc tìm kiếm khách hàng cho Ngân hàng, cả khách hàng vay lẫn khách hàng tiền
gửi. Mặc dù khi thực hiện chi phí có phát sinh thêm nhưng bù lại NHNo & PTNT Tân Phước thu được những lợi ích như vừa nêu.