Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 88 - 90)

- Tỷ lệ tổng dƣ nợ trên tổng tài sản có

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

3.1.3.1. Định hướng chung

Bên cạnh những hạn chế như đã nêu ở chương 2, NHNo & PTNT Tân Phước cũng có những thế mạnh, những cơ hội riêng của mình song song với những thách thức mà chi nhánh phải vượt qua để đạt được hiệu quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.

* Điểm mạnh

- Thương hiệu NHNo & PTNT Việt Nam là điểm mạnh lớn nhất mà chi nhánh có được. Ngày nay thương hiệu được xem là công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng.

- Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, có được sự hợp tác tốt với các Ban quản lý và Phát triển Tín dụng Xã, Thị trấn. Hiện nay chi nhánh có được 13 Ban quản lý và Phát triển tín dụng ở 13 xã, thị trấn và 96 Tổ liên danh tiết kiệm và vay vốn, là cánh tay nối dài của NHNo & PTNT Tân Phước.

- Có được nguồn nhân lực trẻ, tuổi đời bình quân dưới 35 tuổi, nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần cầu tiến trong công việc. Trình độ đại học và sau đại học chiếm 85,19% .

- Nội bộ đoàn kết tốt.

- NHNo & PTNT Tân Phước là NHTM duy nhất có trụ sở đóng trên địa bàn Huyện.

- Nhận được nguồn vốn ủy thác đầu tư với phí suất thấp. Hiện nay chi nhánh đang nhận ủy thác của Dự án ADB 1781 – Dự án phát triển chè và cây ăn quả, số dư của dự án này là 24,6 tỷ đồng, phí suất hiện nay của dự án khoảng 9%/năm, thấp hơn phí sử dụng vốn thông thường 7,5%/năm.

* Cơ hội

- Huyện Tân Phước đang được Nhà nước quan tâm đầu tư như mở rộng diện tích sản xuất khóm, phát triển cơ sở hạ tầng và những chính sách ưu đãi khác để thu hút doanh nghiệp như miễn giảm thuế… Đây là cơ hội tốt để chi nhánh tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ.

- Chủ trương chi lương qua tài khoản tại ngân hàng đã được áp dụng tại Tân Phước, tạo nền tảng cho người dân trên địa bàn quen dần với việc thanh toán không dùng tiền mặt, quen dần với việc giao dịch qua ngân hàng, tạo điều kiện cho chi nhánh phát triển nhanh mãng dịch vụ.

* Thách thức

- Nguồn vốn huy động rất khó tăng trưởng.

- Ngành nghề đầu tư chủ yếu là hộ nông nghiệp, đây là đối tượng chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh nên có tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

- Khi kinh tế địa phương phát triển hơn thì chắc chắn sẽ có nhiều NHTM khác đến hoạt động kinh doanh, chi nhánh sẽ có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại địa bàn.

- Rủi ro thị trường như lãi suất, tỷ giá…

Dựa trên định hướng phát triển chung của Huyện, định hướng phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Tiền Giang, căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình; NHNo & PTNT Tân Phước xác định hướng hoạt động kinh doanh đến năm 2015 như sau:

- Nguồn vốn huy động: tăng 39,5 % so với năm 2010 - Tổng dư nợ: tăng 26,32% so với năm 2010.

- Lợi nhuận: tăng 20% so với năm 2010 [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)