Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng Agribank Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 66)

2.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng tạo nên sự khác biệt cho mỗi ngân hàng, là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên Agribank CN Đồng Nai thực hiện các hoạt động kinh doanh trên tinh thần ƣu tiên cấp vốn cho các khách hàng cần vốn cho hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời kỳ cạnh tranh kinh tế gay gắt thì quy mô cấp vốn nhƣ vậy còn hạn chế. Chính sách cho vay chƣa phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế của chi nhánh dẫn đến quy mô tín dụng chƣa đƣợc mở rộng. Ngoài ra sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy trình tín dụng chƣa hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế cũng làm cho chi nhánh gặp phải khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Quy trình tín dụng lỏng lẻo, không chặt chẽ, không thống nhất sẽ tạo điều kiện đƣợc cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng trả nợ, cho những dự án không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn lâu, quá hạn trả nợ ngân hàng. Quy trình lỏng lẻo cũng tạo điều kiện cho chính những nhân viên tín dụng có thể mƣu lợi riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Để có thể chiếm lĩnh thị phần, Agribank CN Đồng Nai có thể đơn giản hóa các thủ tục cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch… để thu hút khách hàng nhiều hơn đến với chi nhánh.

Tính đến thời điểm 31/12/2017, nguồn vốn của chi nhánh chiếm 14% thị phần nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên thị phần huy động vốn của Agribank Đồng Nai có xu hƣớng ngày càng giảm dần mặc dù có sự tăng trƣởng nhƣng tốc độ tăng trƣởng năm nay thấp hơn năm trƣớc. Cơ cấu vốn huy động có xu hƣớng dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng ngắn hạn, giảm tỷ trong trung và dài hạn, điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới nhu cầu tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng. Mặc dù Ban Giám Đốc ngân hàng có đƣa ra nhiều chƣơng trình huy động tiết kiệm dự thƣởng, tuy nhiên chất lƣợng mang về không nhƣ mong đợi, do lãi suất đầu vào thấp, chi phí hạch toán ở trụ sở chính cao, chi phí quảng bá thƣơng hiệu,...

- Chất lƣợng thẩm định tín dụng và quy trình cho vay của ngân hàng

Cán bộ QHKH phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng... Để trở thành cán bộ QHKH tốt, họ phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trƣờng mà khách hàng sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan tới ngƣời vay, quan tâm thích đáng tới chu kì kinh doanh của ngƣời vay… Nhƣ vậy, họ cần phải đƣợc đào tạo và tự đào tạo kỹ lƣỡng, liên tục và toàn diện. Khi cán bộ QHKH cho vay đối với khách hàng mà họ chƣa đủ trình độ để hiểu kỹ lƣỡng thì rủi ro luôn bên cạnh. Thực tế tại ngân hàng Agribank CN Đồng Nai thì số cán bộ tín dụng của chi nhánh còn thiếu và chi nhánh cũng chƣa chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ tín dụng dẫn đễn thiếu kỹ năng và năng lực làm việc. Đi kèm đó là đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ QHKH cũng là một trong những yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng. Cán bộ QHKH là ngƣời xem xét, thẩm định, đánh giá trực tiếp các phƣơng án, dự án của doanh nghiệp, tại Agribank CN Đồng Nai vẫn còn tình trạng cán bộ QHKH cố tình làm sai quy định, quy trình cho vay của ngân hàng dẫn đến tham ô để mƣu lợi riêng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua.

- Công tác tổ chức và chất lƣợng nhân sự của ngân hàng

Để nâng cao chất lƣợng tín dụng của chi nhánh ngân hàng Agribank Đồng Nai đòi hỏi chi nhánh phải thắt chặt trong công tác quản lý tín dụng. Mặc dù, trong quá

trình cho vay, Agribank CN Đồng Nai luôn thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và theo đúng quy trình tín dụng của Agribank, luôn tạo điều kiện cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Tuy nhiên, trong công tác quản lý tín dụng của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế nhƣ không kịp thời điều chỉnh, ban hành mới các cơ chế, chính sách phù hợp; chỉ đạo nghiệp vụ chƣa sâu sát; không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có nhƣng chƣa hoàn thiện. Một số cán bộ tín dụng chi nhánh chƣa quản lý hiệu quả các khoản vay, cụ thể giải ngân không tuân thủ theo quy định tín dụng; chƣa hiệu quả trong khâu kiểm soát, theo dõi (không kiểm soát hoặc kiểm soát không chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng bị buông lỏng (kiểm tra hàng tồn kho, phải thu khách hàng một cách định kỳ), việc kiểm soát, theo dõi dòng luân chuyển vốn của doanh nghiệp không đƣợc thực thi một cách có hiệu quả) …

- Kiểm soát nội bộ của ngân hàng

Hàng năm, căn cứ theo chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra của Agribank Việt Nam, Agribank Đồng Nai sẽ xây dựng và triển khai các kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất các phòng ban. Qua các đợt kiểm tra, phúc tra các sai sót phải đƣợc chỉnh sửa kịp thời ngay sau khi phát hiện. Công tác an toàn kho quỹ luôn luôn tuyệt đối phải đƣợc đặt an toàn lên hàng đầu nhắm tránh tình trạng rủi ro cho ngân hàng cũng nhƣ khách hàng. Mặt khách công tác kiểm tra của hậu kiểm, kiểm soát đƣợc phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên liên tục, thực hiện nghiêm túc sẽ giúp phát hiện kịp thời các sai sót của nhân viên nhằm giảm thiểu nguy hại cho ngân hàng. Toàn thể nhân viên phải luôn nghiêm túc chấp hành các chế độ, quy trình nghiệp vụ.

- Thông tin tín dụng của ngân hàng

Do khối lƣợng công việc nhiều vì thiếu nhân viên, số lƣợng khách hàng lớn nên cán bộ tín dụng của Agribank CN Đồng Nai ít có thời gian đi thực tế khách hàng. Do đó, chƣa thể nắm bắt kịp thời tình hình thông tin sản xuất kinh doanh, tình

hình tài chính của khách hàng, dẫn đến chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất ngờ, xảy ra rủi ro thì đã muộn nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua.

- Trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng

Hệ thống công nghệ thông tin đƣợc ví nhƣ là xƣơng sống của tất cả mạng lƣới các ngân hàng. Nó giúp kết nối giữa ngân hàng với ngân hàng, với khách hàng. Định kì phải rà soát, để đảm bảo an toàn hệ thống công nghệ thông tin, vá lỗ hổng bảo mật trên máy tính sử dụng , phòng chống ngăn chặn các loại mã độc nguy hiểm, phải đảm bảo tuyệt đối cho hệ thống công nghệ thông tin.

Do đặc thù Agribank có mạng lƣới trải dài khắp mọi miền tổ quốc, từ thành phố tới nông thôn, vùng núi, hải đảo, nên hệ thống hạ tầng kết nối phức tạp, vì thế hay bị xảy ra vấn đề hƣ hỏng đột xuất đƣờng truyền gây ảnh hƣởng chung đến chất lƣợng giao dịch.

2.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng

- Vốn tự có của khách hàng

Tình trạng khách hàng nhỏ lẻ trên địa bàn Đồng Nai thì rất phức tạp, do hiện nay thanh toán trả góp khi mua hàng đƣợc phát triển rầm rộm, ngƣời dân dễ tiếp cận mặc dù lãi suất rất cao, dẫn tới vay chồng chéo nhiều ngân hàng, không xác định đƣợc nguồn vốn tự có của mình dễ lâm vào khả năng mất thanh khoản ảnh hƣởng tới ngân hàng. Đây là yếu tố ngân hàng dễ bị nợ xấu trong thời gian qua, Ban giám đốc luôn chỉ đạo nhân viên tín dụng quán triệt thu thập thông tin khách hàng kĩ lƣỡng trƣớc khi cho vay, sau khi cho vay xảy ra thì đôn đốc khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ.

Đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai thì tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank CN Đồng Nai

Trình độ ngƣời dân trên địa bàn Đồng Nai vẫn còn nhiều thấp trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì… cũng là nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu, ảnh hƣởng tín dụng ngân hàng. Rất nhiều ngƣời vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu đƣợc lợi nhuận cao. Để đạt đƣợc mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng nhƣ cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc. Đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai thì tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank CN Đồng Nai.

- Mục đích sử dụng vốn của khách hàng

Trên địa bàn Đồng Nai, nhiều ngƣời vay đã không tính toán kỹ lƣỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ lƣỡng những bất trắc có thể xảy ra về việc sử dụng vốn sai mục đích, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Trong trƣờng hợp còn lại, ngƣời kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

- Về tài sản bảo đảm.

Agribank CN Đồng Nai là ngân hàng tiên phong thực hiện các chính sách, nghị quyết về nông nghiệp nông thôn, các nghị định 55, nghị định 41 của Chính phủ về việc thực hiện giúp đỡ hộ gia đình cá nhân qui mô nhỏ lẻ phát triển nông nghiệp, và đây cũng chính là nguồn khách hàng truyền thống đối với Agribank Đồng Nai. Khách hàng đƣợc vay tín chấp 100% không có tài sản đảm bảo, Ban Giám Đốc luôn luôn quán triệt, thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo kĩ năng thẩm định, đánh giá khách hàng cho nhân viên tín dụng, trao đổi thƣờng xuyên trực tiếp với các lãnh đạo địa phƣơng để giảm thiểu tối đa khi cho vay.

2.3.3. Nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô

Tình hình kinh tế của tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chính quyền địa phƣơng tập trung khai thác mạnh các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ cũng là lợi thế của địa phƣơng. Riêng ngành nông nghiệp, để phát triển nông nghiệp ở Đồng Nai, chính quyền huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đi đôi với huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng; tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật, định hƣớng cho nhân dân chọn giống, mô hình sản xuất có chất lƣợng. Đẩy mạnh mô hình sản xuất tập thể để tăng tính hiệu quả trong sản xuất. Tổng sản lƣợng lúa hàng năm đạt khoảng 120.000 tấn, tổng sản lƣợng thủy sản đạt 20.000 tấn, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp-thủy sản chiếm trên 97% tổng giá trị sản xuất các ngành. Những phân tích trên cho thấy, Đồng Nai là địa phƣơng có điều kiện để phát triển nông nghiệp nên nhu cầu vốn cũng sẽ cao hơn, đây là điều kiện để ngân hàng trên địa bàn huyện nói chung và Agribank CN Đồng Nai nói riêng phát triển hoạt động tín dụng của mình.

- Môi trƣờng chính trị - xã hội

Địa bàn Đồng Nai là một tỉnh có diện tích lớn, tình hình chính trị tƣơng đối phức tạp do chủ yếu là dân nhập cƣ từ các tỉnh thành mọi miền tổ quốc về làm việc, có các cụm công nghiệp rất lớn nhƣ: KCN Bàu Xéo, KCN Trảng Bom, KCN Biên Hòa…đi theo đó là tầng lớp lao động phổ thông nhiều, biến tƣớng các dạng tổ chức tín dụng đen, tiếp thị những khách hàng ít hiểu biết, dẫn đến tình trạng khách hàng mất khả năng trả nợ, kéo theo ảnh hƣởng chung đến toàn bộ các hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cho thấy rằng Đồng Nai là mảnh đất thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tiềm năng lớn cho ngân hàng Agribank Đồng Nai phát triển mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

- Môi trƣờng pháp lý

Lãnh đạo tỉnh cũng luôn luôn quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban và địa phƣơng tập trung thực hiện đồng bộ, hiểu quả các Nghị định mà TW đã đƣa ra, nhằm kiên

định mục tiêu tăng trƣởng, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, thúc đẩy sản xuât, tháo gỡ khó khăn kịp thời trong khâu sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ cho ngƣời dân.

- Môi trƣờng tự nhiên

Địa hình Đồng Nai thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên nông nghiệp lại không có điều kiện phát triển nên đây cũng là bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Agribank Đồng Nai. Bên cạnh đó, những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thƣờng xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời. Vì vậy khi có thiên tai địch họa xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phƣơng án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp không có nguồn thu… điều đó đồng nghĩa với ngân hàng Agribank CN Đồng Nai phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.

2.4 Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Agribank CN Đồng Nai 2.4.1 Kết quả đạt đƣợc 2.4.1 Kết quả đạt đƣợc

- Quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng đƣợc mở rộng, doanh số cho vay và dƣ nợ của chi nhánh luôn tăng lên không ngừng. Tín dụng ngắn hạn và trung hạn đƣợc chi nhánh tập trung khai thác đáp ứng một cách nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay nhu cầu vốn lƣu động của các doanh nghiệp.

- Agribank CN Đồng Nai đã và đang tạo lập và duy trì tốt các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống đặc biệt là khách hàng là hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Nhờ vậy số lƣợng khách hàng của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, từ con số 563 khách hàng năm 2015 đã tăng lên 721 khách hàng năm 2017. Đây là một trong những yếu tố giúp cho chi nhánh có đƣợc những thành công trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

- Nợ quá hạn và nợ xấu của Agribank CN Đồng Nai chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh ngân hàng. Qua đó, cho ta thấy công tác thu nợ quá hạn và nợ khó đòi của chi nhánh đƣợc thực hiện dứt điểm nên đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan.

- Trong quá trình cho vay, ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và theo đúng quy trình tín dụng của Agribank, luôn tạo điều kiện cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Agribank Đồng Nai luôn hoạt động theo định hƣớng chung của hệ thống là hƣớng tới khách hàng. Vì vậy, công tác phục vụ khách hàng luôn đƣợc chi nhánh chú trọng đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hoạt động Marketing đƣợc đẩy mạnh cùng với phong cách làm việc văn minh, lịch sự đã góp phần tăng thêm uy tín của chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)