Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) là một hình thức đầu tƣ dài hạn đến từ các quốc gia khác trên thế giới, thƣờng dƣới dạng các khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp dành cho Nhà nƣớc, mục tiêu chính là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nƣớc đƣợc đầu tƣ. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tƣ dài hạn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào một quốc gia, bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đơn vị: Triệu USD
Hình 3.5: Khối lƣợng vốn ODA và FDI đã thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017
Nguồn: IMF, 2000 – 2017. Ghi chú:
- 2017p: Khối lượng vốn FDI được dự báo theo tính toán của IMF năm 2017.
Nhìn chung, đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng có nhiều thách thức, khi mà lợi thế cạnh tranh là điều cần thiết để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam vẫn là sự lựa chọn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo số liệu của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), trong năm 2008, khối lƣợng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt mức kỷ lục hơn 64 tỷ USD. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy lƣợng vốn có giảm, nhƣng tăng dần qua các năm tiếp theo. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính chung 12 tháng năm 2017 đạt gần 36 tỷ USD, đây là mức cao nhất từ năm 2009 (Phạm Thị Vân Anh, 2018). Trái ngƣợc lại, vốn ODA trong những năm gần đây lại có xu hƣớng giảm, điều này đƣợc giải thích là do Chính phủ Việt Nam còn giải ngân chậm, cũng nhƣ các nƣớc viện trợ đang dần cắt giảm viện trợ cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đang dần mất ƣu thế nhận viện trợ không lãi suất và lãi suất thấp, thay vào đó là tiếp nhận vốn ODA lãi suất cao hơn.
Có thể nói, việc nhận các vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài này là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đô la hóa. Vốn đầu tƣ dƣới dạng ngoại tệ, mà chủ yếu là USD, đƣợc đƣa vào liên tục với khối lƣợng lớn làm tăng cung ngoại tệ trong nƣớc. Cung ngoại tệ càng biến động, lại đƣợc đặt dƣới trình độ quản lý còn thấp, thiếu chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền, càng làm cho việc kiểm soát hoạt động sử dụng ngoại tệ của NHNN gặp thêm nhiều khó khăn.
Đối với nền kinh tế còn non trẻ ở Việt Nam, bên cạnh các dòng vốn đầu tƣ chính thức từ nƣớc ngoài, kiều hối cũng là một dòng vốn ngoại tệ đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân. Kiều hối đã góp một phần trong việc bù đắp thâm hụt cán cân thƣơng mại, xóa đói giảm nghèo trong nhân dân. Bên cạnh đó, nhờ vào nguồn tiền từ Việt kiều sống tại nƣớc ngoài, mức sống của một bộ phận ngƣời dân Việt Nam đƣợc nâng cao. Năm 2016, trích trong báo cáo “Migration and Remittances” của World Bank, Việt Nam đứng thứ 9 trong 10 nƣớc đi đầu về chuyển tiền trên toàn thế giới. Hình dƣới đây trình bày dòng tiền vào của Việt Nam về kiều hối, đƣợc tính dựa trên các mục bồi thƣờng công nhân, chuyển tiền cá nhân và tín dụng.
Đơn vị: Triệu USD
Hình 3.6: Lƣợng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017
Nguồn: World Bank, 2000 – 2017.
Ghi chú: 2017p: Lượng kiều hối được dự báo theo tính toán của World Bank năm 2017.
Rõ ràng, khối lƣợng tiền gửi về Việt Nam đã đƣợc mở rộng qua nhiều năm. Tƣơng tự nhƣ các vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, kiều hối cũng là một nguồn lƣu chuyển ngoại tệ khó kiểm soát ở Việt Nam. Nguồn tiền này tác động trực tiếp đến cung ngoại tệ trong nƣớc. Vì vậy, tình trạng kiều hối nếu không đƣợc đặt dƣới sự quản lý chặt chẽ, dòng tiền ngoại tệ, đặc biệt là USD, đƣợc đƣa vào Việt Nam ồ ạt, dễ dàng gây nên đô la hóa trong dân chúng và trong nền kinh tế.