TRƢỜNG VÀNG
1.4.1 Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng vàng
Với vai trò quan trọng của thị trường vàng đối với hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung thì sự bất ổn của thị trường vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia, do đó việc quản lý hiệu quả thị trường vàng là sự cần thiết và vai trò quản lý của Nhà nước phải được đặc biệt quan tâm. Để thấy rõ sự cần thiết quản lý thị trường vàng, chúng ta cần phân tích rõ hệ lụy từ sự bất ổn thị trường vàng đối với nền kinh tế nếu vai trò quản lý thị trường vàng của Nhà nước không được phát huy:
- Ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư: đối với các quốc gia có truyền thống tiết kiệm bằng vàng thì khi thị trường vàng bất ổn đã ảnh hưởng tâm lý của các nhà đầu tư trong nước. Khi thị trường được đánh giá tăng trưởng tốt, các nhà đầu tư ồ ạt mua vàng để t ch lũy và đầu tư , từ đó một nguồn vốn lớn chạy vào vàng, làm ảnh hưởng đến các kênh đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh trong nước. Ngược lại, khi thị trường vàng không ổn định, những người nắm giữ vàng cũng đồng loạt bán vàng ra thị trường, làm cho thị trường có thể mất tính thanh khoản, tiền không đủ để thanh toán, giá vàng càng giảm càng làm thêm tâm lý hoang mang cho người dân. Đặc biệt, sự tin tưởng vào ch nh sách điều hành Nhà nước của người dân bị sụt giảm nghiêm trọng;
- Ảnh hưởng tới cán cân xuất nhập khẩu: Giá trị đồng tiền của một quốc gia gắn chặt chẽ với giá trị xuất nhập khẩu. Khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu mà thâm hụt cán cân vãng lai không được bù đắp bằng nguồn vốn vào ròng thì giá trị của đồng nội tệ giảm. Mặt khác, giá trị đồng nội tệ thường tăng lên khi một quốc gia có xuất khẩu ròng. Như vậy, một khi quốc gia xuất khẩu vàng thì giá vàng tăng làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước đó làm cho sức mạnh của đồng tiền của quốc gia đó được nâng cao. Hay chúng ta có thể hiểu, sự gia tăng giá vàng có thể tạo ra thặng dư thương mại hoặc giúp bù đắp thâm hụt thương mại. Ngược lại, tại các nước nhập khẩu vàng, giá trị đồng tiền giảm khi giá vàng tăng,
đặc biệt là những nước có dự trữ vàng thấp nhưng có nhu cầu sử dụng vàng lớn. Để hạn chế biến động tỷ giá do biến động giá vàng, Nhà nước phải can thiệp vào thị trường vàng hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh: nếu Nhà nước quản lý không hiệu quả thị trường vàng, hoạt động đầu cơ sẽ chi phối thị trường này, khiến cho dòng vốn của nền kinh tế chảy ra từ khu vực sản xuất kinh doanh đổ vào thị trường vàng, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong dài hạn vì thiếu vốn đầu tư.
- Gây nên sự bất ổn kinh tế vĩ mô: nếu những thay đổi mạnh của thị trường vàng không được điều tiết thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng quốc gia, lạm phát, tỷ giá và lãi suất, nói chung, gây nên tình trạng bất ổn vĩ mô, ảnh hưởng đến tình hình luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Đồng thời, sự bất ổn kinh tế này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, uy tín của quốc gia, ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người dân vào Nhà nước, làm giảm sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giảm uy tín chính phủ trên thương trường thế giới.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả thị trường vàng vì khi thị trường vàng bất ổn, nó có tác động đều nhiều mặt trong nền kinh tế quốc gia, làm tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của một nước.
1.4.2 Những mục tiêu chính của quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng vàng
Từ phân tích trên về sự cần thiết quản l nhà nước đối với thị trường vàng, chúng ta xác định các mục tiêu quản lý thị trường vàng.
- Đảm bảo thị trường vàng như một kênh đầu tư an toàn của người dân trong hệ thống thị trường tài chính.
- Hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế. Vàng hóa là hiện tượng sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán thay cho việc sử dụng nội tệ. Chuyển vàng dự trữ vàng trong dân thành nguồn vốn cho nền kinh tế. Đây là mục tiêu quan trọng nhất, vì tác động của vàng hóa đến nền kinh tế rất lớn, nó ảnh hưởng tới hiệu quả quản l vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Vì giá vàng chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài nước, nếu hiện tượng vàng hóa xảy ra thì khi nền
kinh tế xảy ra biến động, Nhà nước không thể điều hành các công cụ tiền tệ để điều tiết nền kinh tế.
- Hội nhập bền vững vào thị trường vàng thế giới, giảm chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước, hạn chế nhập lậu và đầu cơ vàng.
1.5. Kinh nghiệm quản lý thị trƣờng vàng của một số nƣớc và bài h c cho Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thị trƣờng vàng của Ấn độ và Trung Quốc
1.5.1.1 Ấn độ
- Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng Ấn độ tập trung vào 5 vấn đề lớn:
Dần dần xóa bỏ thói quen ưa chuộng vàng của người dân, nói một cách khác, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế;
Quản l chặt chẽ nguồn cung vàng;
Giảm hoạt động đầu cơ vàng;
Giảm cầu vàng trong nước;
Giảm chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước.
Rõ ràng, các mục tiêu này không tách rời mà có quan hệ hữu cơ với nhau. Mục tiêu này là nền tảng cho mục tiêu khác.
- Nội dung quản lý thị trường vàng của Ấn Độ:
Có thể nhận định thị trường vàng của Ấn Độ là một trong những thị trường sôi động nhất trên thế giới. Vàng tại Ấn Độ là thứ tài sản được ưa chuộng hơn là tiền gửi vào ngân hàng. Nó là biểu hiện của sự giàu có và địa vị. Nó còn tượng trưng cho thần may mắn. Nó là món hàng hóa mang lại lợi nhuận cao và thứ trang sức quí giá nhất. Như vậy, Nhà nước Ấn Độ quản lý thị trường vàng như thế nào?
Chúng ta xem xét một số thông số thị trường vàng Ấn Độ so với thị trường vàng thế giới trong bảng 1.3 và bảng 1.4:
Bảng 1.3 : Thị trường vàng Ấn Độ so với thế giới năm 2001 Đơn vị tính: tấn Ấn Độ Thế giới T tr ng so với thế giới (%) Tổng sản ƣợng 13,000 14,5000 9 Ngân hàng Trung ƣơng nắm giữ 400 28,000 1.4 Sản xuất hàng năm 2 2,600 0.08 Tái chế hàng năm 100-300 1,100-1,200 13
Nhu cầu hàng năm 800 3,700 22
Nhập khẩu hàng năm 600
Xuất khẩu hàng năm 60
Nguồn: finance.indiamart.com [29]
Bảng 1. 4: Kim ngạch nhập khẩu vàng của Ấn Độ giai đoạn 2010- 2012
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012
Nhập khẩu 958 969 800
Nguồn: finance.indiamart.com [29]
Nhà nước Ấn Độ quản lý thị trường vàng thông qua các biện pháp kinh tế và hành ch nh, trong đó, những biện pháp hành chính là chủ yếu. Tuy nhiên, các chính sách quản l còn mang t nh “chữa cháy”, thiếu tính dài hạn.
Trước năm 1992, Ấn Độ có một đạo luật kiểm soát cấm hoàn toàn việc nhập
khẩu vàng vào Ấn Độ. Người dân cũng không được phép nắm giữ vàng miếng và
tiền xu vàng mà chỉ được giữ vàng trang sức. Điều này dẫn đến việc nhập lậu vàng của nước này trở nên rầm rộ. Nó ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước
Vào tháng 07 năm 1997, Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) đã cho phép các n ân hàn thươn mại được phép nhập khẩu vàng để bán hoặc cho vay hoặc để
chế tác trang sức hoặc để xuất khẩu. Hiện nay, có 13 ngân hàng tại Ấn Độ nhập khẩu vàng. Kết quả của việc này là chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới giảm một cách đáng kể, từ 57% từ trước năm 1991, và chỉ còn 8.5 % vào năm 2001 [24].
Năm 2012: do việc nhập khẩu nhiều vàng vào Ấn Độ mỗi năm, trong khi lượng xuất khẩu rất ít, cán cân tài khoản vãng lai của Ấn Độ bị thâm hụt lên đến 3.9% GDP trong qu II năm 2012, vượt quá ngưỡng cho phép của RBI là 2- 3%. Vì vậy, đầu năm 2012 ch nh phủ Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu vàng lên 4%. Ngày 19/11/2012 RBI yêu cầu các ngân hàng không cho vay với mục đích mua vàn vật
chất như trang sức, vàng xu, vàng thỏi hay các sản phẩm tài ch nh có liên quan đến
vàng.
Do việc tăng thuế của Chính phủ đối với việc nhập khẩu vàng đã làm cho hoạt động của nhập lậu vàng vào Ấn Độ tăng. Theo tờ Economic Times của Ấn Độ, dẫn lời của các quan chức hải quan nước này, lượng vàng bị bắt giữ trong thời gian từ tháng 4- 7 năm 2012 tăng 272% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, 5-6 năm trước đó, không có vụ bắt giữ vàng nhập lậu nào vào Ấn Độ [29].
Tuy nhiên, thành công trong chính sách quản lý thị trường vàng ở Ấn Độ là việc thành lập trung tâm giao dịch vàng và các loại hàng hóa hiện đại và qui mô lớn, gọi tắt là DGCX (Dubai Gold & Commodities Exchange . Cơ chế hoạt động của nó được mô tả trong hình 1.9
Hình 1.9 : Mô hình giao dịch của sàn vàng Ấn Độ
Nguồn: http://www.finance.indiamart.com [29]
Cơ chế hoạt động của sàn DGCX được hiểu như sau: Khi các thành viên của sàn DGCX đặt lệnh mua bán vào hệ thống đặt lệnh, nếu lệnh được chấp nhận thì hệ thống sẽ ghi nhận vào hệ thống trung tâm, ngược lại, lệnh bị từ chối sẽ được thông báo lại cho những thành viên này. Những lệnh mua bán tại hệ thống trung tâm sẽ được khớp lệnh với nhau nếu phù hợp các điều kiện đã được đặt ra thì giao dịch sẽ được thực hiện. Nếu những lệnh này hết hạn hoặc bị hủy sẽ được thông báo lại cho các thành viên của sàn.
Ngoài ra, kết quả đáng chú đạt được trong quản lý nhà nước đối với thị trường vàng Ấn Độ là sự phát triển thị trường phái sinh và thị trường kỳ hạn vàng.
Thành viên của DGCX Thành viên của DGCX Order Routing Central Order Book Order Matching Matchorder (Trade) RMS Accepted Orders Orders s Rejected Orders Rejected Orders
Cancelled/ Expired Orders Cancelled/Expired Orders
Hình 1.10: Chênh lệch giá vàng trong nước Ấn độ và thế giới
Nguồn: http://www.bloomberg.com [27]
Ấn Độ phát triển được thêm thị trường phái sinh và kỳ hạn vàng. Đây là những công cụ điều tiết mang tính kinh tế của Chính phủ. Nhờ các giải pháp mở rộng thị trường vàng của Nhà nước mà Ấn Độ, không cấm nhập khẩu vàng mà cấp phép nhập khẩu cho 13 ngân hàng không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng vàng ngày càng nhiều của dân chúng, mà còn hạn chế được hoạt động buôn lậu, đồng thời còn thu hút được một nguồn vốn lớn dưới dạng vàng để phát triển kinh tế, bên cạnh đó giá vàng trong nước chênh lệch không lớn so với giá thế giới (hình 1.10). Hình trong hình này thể hiện giá vàng trong nước và thế giới từ tháng 06/2007 đến tháng 01/ 2012.
1.5.1.2Trung Quốc
- Mục tiêu quản lý thị trường vàng của Trung Quóc dựa trên quan điểm
cho rằng vàng là nơi trú ẩn an toàn nhất trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và chức năng tiền tệ thế giới của vàng. Chính sách quản lý thị trường vàng của Trung Quốc hướng đến các mục tiêu sau đây:
Phát triển thị trường vàng trong nước, tăng cường sản xuất vàng nhằm trở thành trung tâm cung cấp nguồn tài chính của các nước trên thế giới với chức năng tiền tệ thế giới của vàng;
Tăng cường dự trữ quốc gia bằng việc liên tục nhập khẩu vàng và hạn chế việc xuất khẩu vàng ra thế giới nhằm thiết lập đồng nhân dân tệ là đồng tiền thống trị trong thị trường thế giới thông qua việc dữ trữ vàng lớn nhằm đảm bảo giá trị cho đồng nhân dân tệ.
Nhìn chung, mục tiêu tạo nguồn cung dồi dào nhằm tạo nền tảng vững chắc cho chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước Trung Quốc.
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của nhà nước Trung Quốc
được trình bày trong những nội dung dưới đây:
Trung Quốc là nước có trữ lượng vàng lớn và có quy mô tiêu dùng vàng đứng thứ hai trên thế giới. Bên cạnh đó, về truyền thống văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch vàng của các nhà đầu tư và dân cư Việt Nam. Như vậy, Trung Quốc đã quản lý thị trường vàng như thế nào để tình hình kinh doanh vàng trong nước và tình trạng kinh tế vĩ mô không gặp nhiều bất ổn? Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của nước này sẽ là bài học bổ ích cho Việt Nam.
Tại Trung Quốc, cơ quan đầu ngành quản lý và giám sát hoạt động của thị trường vàng, trong đó quản lý cả dữ trữ vàng quốc gia là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ( PBOC). Quá trình phát triển của thị trường vàng Trung Quốc nói chung trải qua 4 giai đoạn: trước 1979; 1979- 1993; 1993- 2001; 2001- nay. Hình 1.10 cho thấy quá trình quản lý thị trường vàng Trung Quốc theo hướng giảm độc quyền nhà nước, hội nhập với thị trường vàng thế giới.
Hình 1.11: Quá trình quản lý thị trường vàng tại Trung Quốc
Trước 2001, thị trường vàng Trung Quốc không hoạt động sôi động. Từ khi mở cửa thị trường vàng và hình thành 2 trung tâm giao dịch vàng chính thức, thị
Trước 1979 • Không tồn tại thị trường vàng. Nhà nước độc quyền về vàng 1979- 1993 • Thừa nhận quyền sở hữu vàng của tư nhân. • Phát triển thị trường bán lẻ vàng trang sức • Ban hành Điều lệ quản lý vàng 1993- 2003 • Hình thành tự phát một số trung tâm giao dịch vàng địa phương • PBOC điều chỉnh giá vàng trong nước theo giá vàng thế giới. 2001- 2012 • Mở cửa thị trường vàng • Hình thành 2
trung tâm giao dịch vàng ch nh thức
• Cho phép các Ngân hàng trong và Ngoài nước tham gia giao dịch trên 2 trung tâm này
trường vàng của Trung Quốc trở nên nhộn nhịp hơn và giá vàng trong nước theo sát giá vàng thế giới. Điều này đạt được là nhờ thay đổi cơ chế quản lý của PBOC đối với thị trường vàng theo hướng tự do hóa dưới sự quản l và giám sát vĩ mô của Nhà nước:
Vàng miếng được giao dịch chính thức qua 2 trung tâm giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của PBOC giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, giữa các nhà đầu tư cá nhân;
Về thị trường bán lẻ: Trung Quốc chỉ cho phép mua bán tại các cửa hàng bán lẻ trang sức, được sự quản lý trực tiếp của PBOC;
PBOC không tham gia trực tiếp việc xuất nhập khẩu vàng mà để thị trường tự cân bằng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng này chỉ được cấp phép cho 9 ngân hàng trong nước thực hiện;
Việc quản lý chất lượng vàng rất nghiêm ngặt;
PBOC không tham gia vào việc sản xuất vàng miếng mà cấp phép những tổ chức sản xuất vàng miếng theo tiêu chuẩn quốc tế, được Hiệp hội thị trường vàng Luân Đôn LBMA – London Bullion Maket Association) chứng nhận;
Các qui định hoạt động của các sàn vàng theo thông lệ quốc tế và có một số điều chỉnh phù hợp hoạt động trong nước;
Nhà nước tạo nguồn cung vàng dồi dào bằng việc tăng cường khai thác, sản xuất vàng và tăng cường nhập khẩu vàng.
- Chính sách quản lý thị trường vàng của Trung Quốc đã đạt được một số kết quả:
Tình hình thị trường vàng tại Trung Quốc hiện nay không có nhiều biến động, giá vàng trong nước được gắn liền với giá vàng thế giới. Nhà nước quản lý tốt các giao dịch vàng thông qua các sàn giao dịch vàng được quản lý bới các cơ quan