8. Cấu trúc luận văn
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn mẫu giáo lớn
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của GV về các khái niệm công cụ cơ bản của “giáo dục kĩ năng giao tiếp”
Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 1, qua thống kê kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1.a. Thực trạng nhận thức của GV về các khái niệm “giao tiếp”
STT Nội dung khái niệm Ý kiến SL %
1 Giao tiếp là khả năng xác lập các mối quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội. 15 21.4
2 Giao tiếp là khả năng truyền đạt và xử lý thông tin. 7 10
3 Là khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong mối quan
hệ hằng ngày. 12 17.0
4
Giao tiếp là một quá trình tiếp xúc qua lại giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người được tiến hành bằng nhiều hình thức có ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Khả năng giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp vốn tri thức và kinh nghiệm sống của họ.
36 51.5
Khi được hỏi về nhận thức của cán bộ, giáo viên về khái niệm “giao tiếp” phần lớn CB, GV cho rằng “Giao tiếp là một quá trình tiếp xúc qua lại giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người được tiến hành bằng nhiều hình thức có ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Khả năng giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp vốn tri thức và kinh nghiệm sống của họ” chiếm 51,5%. Có 21.4 %cho rằng “Giao tiếp là khả năng xác lập các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội”.17,0 %CB, GV lựa chọn “ GT là khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong mối quan hệ hằng ngày” . Còn lại 10 % lựa chọn “ giao tiếp là khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong mối quan hệ hằng ngày”.
Khái niệm “ giao tiếp “ là một khái niệm rộng và được nhiều tác giả nghiên cứu. Do đó, có rất nhiều những khái niệm, những quan điểm khác nhau về “giao tiếp”. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra bốn khái niệm là công cụ điều tra. Thông qua kết quả điêu tra trên, số đông CB, GV đã có nhận thức đúng đắn về khái niệm giao tiếp. Hiểu khái niệm “giao tiếp” một cách đầy đủ. Giao tiếp chính là một quá trình tiếp xúc qua lại giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp hay nói cách khác là giữa con
người với con người nhằm mục đích trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm. Giao tiếp trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội loài người được tiến hành bằng nhiều hình thức có ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, trong nhiều tình huống giao tiếp có sự kết hợp cả hai hình thức trên. Khả năng giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp vốn tri thức và kinh nghiệm sống mà họ tích lũy được trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó gần một nửa số giáo viên được hỏi quan điểm của họ về khái niệm “ giao tiếp” lại cho thấy CB, GV một số trường mầm non trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng chưa có cái nhìn đúng đắn, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc. Do vậy, trong quá trình dạy học đặc biệt với đối tượng các bé trong độ tuổi mầm non GV phải tìm hiểu sâu sắc và nghiêm túc hơn nữa về khái niệm.
Để tìm hiểu về nhận thức của CB, GV về các hình thức của “ giao tiếp” chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1.b. Nhận thức của CB, GV về các hình thức “giao tiếp”
STT Hình thức giao tiếp Ý kiến SL %
1 Giao tiếp ngôn ngữ: là giao tiếp bằng lời, bằng văn
bản (chữ viết). Đây là hình thức giao tiếp rõ ràng 7 10 2 Giao tiếp phi ngôn ngữ: là giao tiếp bằng ám hiệu, cử
chỉ, ánh mắt, thậm chí ngữ điệu trong câu. 3 4.3
3 Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp chủ thể giao tiếp kết hợp cả
hai hình thức trên 60 85.7
Khi được hỏi về hình thức của giao tiếp, có 85.7% CB, GV cho rằng hình thức giao tiếp gồm giao tiếp bằng ngôn ngữ kết hợp với phi ngôn ngữ, chỉ có 10 % lựa chọn hình thức “ giao tiếp bằng ngôn ngữ” và 4.3 % lựa chọn phi ngôn ngữ. Qua đó, cho thấy đa số CB, GV đã có nhận thức đúng về hình thức của giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp không thể sử dụng có hiệu quả một loại hình thức giao tiếp cố định mà cần có sự chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức giao tiếp đặc biệt cần có sự kết hợp và sử dụng cả hai hình thức trên tùy thuoovj vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp. Chỉ có một bộ phận nhỏ GV lựa chọn quan điểm hình thức của giao tiếp là “giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “phi ngôn ngữ”. Nhận thức như vậy chưa đầy đủ và chính xác.
“Kỹ năng giao tiếp” có vai trò quan trọng đối với trẻ mẫu giáo lớn. Vì vậy, để điều tra về nhận thức của CB, GV về “kỹ năng giao tiếp” chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1.c. Nhận thức của CB, GV về khái niệm “kỹ năng giao tiếp”
STT Khái niệm “kỹ năng giao tiếp” Ý kiến
SL %
1 Là khả năng giao tiếp một cách linh hoạt trong cuộc sống. 9 12.8
2 Là khả năng hiểu được các diễn biến, trạng thái, phẩm chất
tâm lý của đối tượng giao tiếp. 16 22.9
3
Là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện cảm xúc, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp.
45 64.3
4 Ý kiến khác 0 0
Khi được hỏi về nhận thức của GV về khái niệm “kỹ năng giao tiếp” có 64.3 % GV lựa chọn kỹ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện cảm xúc, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp. 22.9 % cho rằng kỹ năng giao tiếp là khả năng hiểu được các diễn biến, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp, chỉ có 12.8 % lựa chọn “kỹ năng giao tiếp là khả năng là khả năng giao tiếp một cách linh hoạt trong cuộc sống.”
Kết quả điều tra trên cho thấy, số đông GV đã có nhận thức đúng đắn về “ kỹ năng giao tiếp”.Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, chủ thể phải có năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện cảm xúc, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp.
Bên cạnh đó, có một bộ phận không nhỏ GV có nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về khái niệm. “Kỹ năng giao tiếp “ không đơn thuần chỉ là khả năng giao tiếp một cách linh hoạt trong cuộc sống hay là khả năng hiểu được các diễn biến, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp. Đây là một kỹ năng có ý nghĩa to lớn và quan trọng đối với trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo lớn nói riêng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Do đó, GV phải có hiểu một cách đầy đủ và chính xác về “kỹ năng giao tiếp”.
“Giáo dục kỹ năng giao tiếp” là khái niệm công cụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu “giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn”. Vì vậy, để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của CB, GV về khái niệm “giáo dục kỹ năng giao tiếp”, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1.d. Nhận thức của CB, GV về khái niệm “giáo dục kỹ năng giao tiếp”
STT Nội dung khái niệm Ý kiến SL %
1
Là quá trình giáo dục khả năng giao tiếp cho trẻ thông qua
chủ đề học tập và lao động ngoại khóa 13 18.6
2 Là quá trình tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua
các chủ đề ở trường mầm non 18 25.7
3
Là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của trẻ tại gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
39 55.7
Khi được hỏi nhận thức của GV về khái niệm “giáo dục kỹ năng giao tiếp” kết quả cụ thể: 55.7 % GV cho rằng “giáo dục kỹ năng giao tiếp là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của trẻ tại gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, có 25.7 % CB, GV lựa chọn “giáo dục kỹ năng giao tiếp là quá trình tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua các chủ đề ở trường mầm non”, còn lại 18.6 % CB, GV lựa chọn “giáo dục kỹ năng giao tiếp là quá trình giáo dục khả năng giao tiếp cho trẻ thông qua chủ đề học tập và lao động ngoại khóa”.
Như vậy, phần đông GV đã nhận thức đúng đắn về “giáo dục kỹ năng giao tiếp”. Giáo dục kỹ năng giao tiếp phải là một quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của trẻ tại gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên có nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn về “giáo dục kỹ năng giao tiếp”. Giáo dục kỹ năng giao tiếp là mục tiêu giáo dục quan trọng hàng đầu của nhà trường. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên trường mầm non nói chung và giáo viên trường mầm non quận Ngô Quyền, thành Phố Hải Phòng cần tìm hiểu và nhận thức một cách đúng đắn khái niệm “giáo dục kỹ năng giao tiếp”.
2.3.1.2.Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của GDKNGT cho trẻ MGL
Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên cần hiểu ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp đối với trẻ, dưới đây là kết quả điều tra về nhận thức của giáo viên trường mầm non quận Ngô Quyền, thành Phố Hải Phòng về ý nghĩa của GDKNGT cho trẻ MGL:
Bảng 2.2. Nhận thức ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
TT
Ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo lớn
Mức độ quan trọng Rất
quan trọng Quan trọng Bình thường Không
quan trọng
SL % SL % SL % SL %
1
Giúp trẻ trao đổi thông tin một cách dễ dàng với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
60 85.7 5 7.1 5 7.1 0 0
2
Giúp trẻ học hỏi thế giới xung quanh và cân bằng cảm xúc cá nhân.
50 71.4 12 17.0 4 5.8 4 5.8
3
Giúp trẻ xác lập các mối quan hệ với những người xung quanh, biết cách bộc lộ, thể hiện cảm xúc và khẳng định mình trong mối quan hệ toàn diện
60 85.7 6 8.5 4 5.8 0 0
4
Giúp trẻ hiểu được đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp để hoàn thiện bản thân.
40 57.1 15 21.4 13 18.6 2 2.9
Kết quả điều tra, cho thấy 85.7 % CB, GV cho rằng ý nghĩa của GDKNGT cho trẻ MGL là giúp trẻ xác lập các mối quan hệ với những người xung quanh, biết cách bộ lộ, thể hiện cảm xúc và khẳng định mình trong mối quan hệ toàn diện. Có 85.7 % lựa chọn giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ trao đổi thông tin một cách dễ dàng với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Có 71.4 % CB, GV cho rằng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn là giúp trẻ học hỏi thế giới xung quanh và cân bằng cảm xúc cá nhân. Còn lại 57.1 % CB, GV lựa chọn ý
nghĩa của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn giúp trẻ hiểu được đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp để hoàn thiện bản thân.
Như vậy, ý nghĩa thứ (1) và (3) được phần lớn GV lựa chọn. Việc xác lập mối quan hệ giao tiếp giữa chủ thể với đối tượng giao tiếp, thông qua đó giúp trẻ bộc lộ, thể hiện những cảm xúc của cá nhân và khẳng định mình trong mối quan hệ toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong việc GDKNGT cho trẻ MGL.
Kết quả điều tra cho thấy, GV đã có sự tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của GDKNGT cho trẻ mẫu giáo lớn. Tuy nhiên, nhận thức của GV chưa có sự nhất quán do việc tìm hiểu, vận dụng GDKNGT cho trẻ MGL ở trường mầm non quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng còn một số hạn chế nhất định. Do đó, GV phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề GDKNGT, không coi nhẹ bất kì ý nghĩa nào mà phải xem xét một cách toàn diện, có hệ thống.
2.3.1.3. Thực trạng nhận thức về vai trò của GDKNGT cho trẻ MGL
Nhận thức đúng về vai trò của của GDKNGT cho trẻ MGL sẽ giúp GV có định hướng đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ tại trường MN. Bảng 2.3 dưới đây sẽ thể hiện rõ nét nhận thức của GV về vai trò của GDKNGT cho trẻ MGL.
Bảng 2.3. Nhận thức của GV về vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
TT Vai trò của giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
Mức độ quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1
Giáo dục kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cho trẻ định hướng việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mẫu giáo lớn
50 71.4 10 14.3 10 14.3 0 0
2
Giáo dục kỹ năng giao tiếp nhằm tạo ra giá trị sống tích cực cho trẻ ngay từ khi hình thành nhân cách
46 65.7 15 21.4 5 7.1 4 5.8
3
Giáo dục kỹ năng giao tiếp giúp trẻ MGL tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống
56 80 9 12.8 4 5.8 1 1.4
4
Giáo dục kỹ năng giao tiếp sẽ tạo cho trẻ khả năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách linh hoạt.
Dựa vào kết quả tại bảng 2.3 ở trên, chúng toi có biểu đồ thể hiện nhận thức của GV về vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn như sau:
Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của GV về vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy, đa số GV đều nhận thức được việc giáo dục KNGT cho trẻ MGL có vai trò rất quan trọng. Cụ thể như sau:
Kết quả có 77.2 % CB, GV khi được hỏi về vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn đều đánh giá ở mức độ rất quan trọng việc giáo dục kỹ năng giao tiếp sẽ tạo cho trẻ khả năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách linh hoạt. Đây là vai trò rất quan trọng bởi trong bất kỳ tình huống nào nảy sinh trong cuộc sống, trẻ cũng cần phải có cách xử lý linh hoạt, phù hợp.
Có 71.4 % giáo viên lựa chọn giáo dục kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cho trẻ định