Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. ĐẶC ĐIỂM CÂY CAM
1.6.3. Sản xuất cam theo quy trình VietGAP
VietGAP(là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices-có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục, quy định hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (8).
Đối với sản phẩm trồng trọt, từ năm 2008 đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả tƣơi; chè búp tƣơi, lúa và cà phê.
1.6.3.1. Những quy định chung của quy trình sản xuất Cam theo VietGAP
Theo dự án AFACI - GAP – Vietnam của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (8) thì:
Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP là nhằm đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm nghặt về chất lƣợng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt đƣợc chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:
Về kỹ thuật sản xuất.
Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch
Tiêu chuẩn về môi trƣờng làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
Truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định đƣợc những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong canh tác Cam nói riêng là: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và gốc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nƣớc tƣới; hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép, lƣu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
1.6.3.2. Hiện trạng sản xuất Cam theo quy trình VietGAP trên cả nước và tại địa phương
* Trên cả nước
Hiện nay trên cả nƣớc đã có nhiều nơi trồng cam đƣợc áp dụng quy trình VietGAP từ bắc bộ, Bắc trung bộ và nam bộ.
Hiện khu vực Bắc Trung Bộ đã phát triển đƣợc khoảng 16.279ha cây ăn quả có múi (cam, bƣởi, quýt). Theo Cục Trồng trọt, toàn vùng Bắc Trung Bộ đang có hơn 9.800ha cam phát triển tốt, tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (9). Những năm gần đây diện tích cam trên cho năng suất, hiệu quả kinh tế khá cao, thƣơng hiệu một số loại đứng” đƣợc trên thị trƣờng trong và ngoài vùng, thậm chí ở các thị trƣờng khó tính” nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Điển hình là cam Vinh, cam Vân Du, Sông Con (Nghệ An); cam Khe Mây, Thƣợng Lộc, cam bù Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh. Đối với cây cam, quýt, sản xuất tập trung trên 70% diện tích gắn với ngành công nghiệp chế biến; 100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo ATTP.
* Tại địa phương
Nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của địa phƣơng, tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả
có múi gắn với phát triển kinh tế đồi rừng, trong đó cây có múi đƣợc xác định là cây trồng chủ lực, đƣợc tỉnh hỗ trợ phát triển. Đến nay, một số cây ăn quả có múi đã bƣớc đầu cho thấy tiềm năng, hiệu quả kinh tế, thích ứng trên vùng đất vƣờn đồi. Đặc biệt, tại các vùng sản xuất cam, bƣởi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nhiều gia đình đã thoát khỏi nghèo, vƣơn lên làm giàu và không ít gia đình trở thành tỷ phú ngay trên đồng đất quê hƣơng. Bên cạnh đó, các sản phẩm nhƣ Cam Cao Phong đƣợc Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý; Cam Lạc Thủy đƣợc đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể; Bƣởi đỏ Tân Lạc đƣợc đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể - đây là đòn bẩy” rất quan trọng giúp sản phẩm cây ăn quả có múi của tỉnh Hòa Bình quảng bá thƣơng hiệu, mở rộng thị trƣờng.
Theo thống kê, hiện, toàn huyện Cao Phong có 3.015,6 ha cây ăn quả có múi, trong đó, diện tích cây thời kỳ kiến thiết cơ bản đạt 1.671 ha, diện tích cây thời kỳ kinh doanh đạt 1.344,6 ha. Sản lƣợng cây ăn quả có múi niên vụ 2018 - 2019 của toàn huyện dự kiến đạt trên 36.000 tấn.
Thực hiện định hƣớng phát triển thƣơng hiệu cam Cao Phong, huyện đã chủ động triển khai mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó đã điều tra quy hoạch khoanh vùng sản xuất; mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cam, đặc biệt là việc lựa chọn giống, cách sử dụng phân bón hợp lý, đúng quy trình; tổ chức tuyên truyền, lựa chọn hộ dân tham gia mô hình, tập huấn đào tạo kỹ thuật, cung cấp nhận thức chung về sản xuất VietGAP. Huyện đã phân công cán bộ thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận và loại ra khỏi nhóm hộ những hộ dân không tuân thủ các quy trình sản xuất. Cho đến nay, ngƣời dân trồng cam ở huyện Cao Phong đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngƣời dân quan tâm đến chất lƣợng làm đất, nguồn nƣớc, sử dụng chế phẩm sinh học chăm sóc cây trồng để cam có giá trị dinh dƣỡng cao, thực hiện
nghiêm túc các quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản phẩm khi bán ra thị trƣờng không ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
Bắt đầu triển khai mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP từ năm 2014, Đến nay, toàn huyện đã có 322 hộ với 409,5 ha cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và 100% diện tích trên đƣợc sử dụng chế phẩm sinh học an toàn và thân thiện với môi trƣờng tại thị trấn Cao Phong, các xã: Thu Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Nam Phong, Tân Phong, Yên Lập. Năm 2016, sản lƣợng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 3.000 tấn (10).
Sau khi đƣợc trao chứng nhận VietGAP, chính quyền và ngƣời dân Cao
Phong đang tiếp tục hoàn thiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số, mã vạch và in bao bì nhãn mác nhằm xây dựng, định vị và bảo vệ thƣơng hiệu cam Cao Phong trên thị trƣờng. Đây cũng là yếu tố cần có để sản phẩm cam VietGAP đến tận tay ngƣời tiêu dùng một cách rõ ràng, minh bạch.