Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 75)

tác theo hướng sản xuất hàng hóa tại khu vực

4.5.2.1. Giải pháp về vốn

Để có đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu của quá trình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa của khu vực trong những năm tới cần phải có chính

sách tài chính phù hợp nhằm thu hút được các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất.

Xuất phát từ thực tế khảo sát, nghiên cứu và đặc biệt là điều tra trong các hộ gia đình nông dân. Đề tài đề xuất một số những hướng giải quyết sau đây:

Hiện nay đã có "ngân hàng chính sách cho người nghèo" phát triển đến tận các xã, thì đây là một việc làm vừa thiết thực vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có vốn sản xuất. Vận dụng sự quản lý chặt chẽ và hướng dẫn của chính quyền địa phương thì những người nghèo luôn luôn được ưu tiên vay vốn thuận lợi để tập trung vào sản xuất sản phẩm hàng hóa góp phần cải thiện đời sống và trả lại nguồn vốn cho nhà nước.

UBND huyệncó thể chủ động thamgia làm trọng tài để lập mối quan hệ giữa nhà nông với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản... để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước cho nông dân sản xuất và sau đó nông dân cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp.

4.5.2.2. Giải pháp về thị trường

Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nay nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.

Huyện Mường Nhélà một huyện có nhiều lợi thế các sản phẩm hàng hóa của huyện có thể dễ dàng vận chuyển đến các nước bạn như Lào và Trung Quốc...Đặc biệt là thị trường Trung Quốc vì vậy khu vực nghiên cứu cần định hướng để sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị trường.

- Cần phải phát huy sự liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước) trong đó ai cũng có thế mạnh riêng. Nhà nông có đất, có lao động, nhà doanh nghiệp có vốn, có hệ thống quản lý và dịch vụ...vv, nếu có sự kết hợp đồng thuận giữa 4 nhà trong chuỗi gia trị và ai cũng có phần hưởng lợi

thì chúng ta có thể huy động được nguồn vốn của nhà kinh doanh và nhà kinh doanh cũng đồng thời là nhà bao tiêu sản phẩm làm ra.

- Hình thành các chợ đầu mối nông thôn đặt ở các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã(xã Mường Nhé, Mường Toong, Chung Chải ....), các nút giao thông thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu trong và ngoài khu vực.

4.5.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật

Với các mô hình sử dụng đất ở huyện Mường Nhé, khả năng thu hút lực lượng lao động là rất lớn. Cần có biện pháp phân bố dân cư và lao động đồng đều để sử dụng lượng lao động dư thừa và thiếu lao động khi vào vụ gieo trồng hay thu hoạch. Cần đào tạo lao động có trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp nghiệp.

Đầu tư cải tạo phần diện tích lúa 1 vụ thành 2 vụ (2 vụ lúa, lúa-màu hoặc lúa-ngô lấy thân ngô lấy thân phục vụ chăn nuôi) để vừa tăng sản phẩm vừa sử dụng lao động dư thừa tăng thu nhập cho nông dân.

Tăng cường các hoạt động của công tác khuyến nông, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, nhất là kỹ thuật phát triển các loài cây đặc sản, các sản phẩm rau sạch và bảo quản thời gian dài...đồng thời phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng thêm thu nhập cho hộ dân.

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi và dịch vụ thủy nông và tưới tiêu khoa học. Để phục vụ tưới tiêu khoa học cần thường xuyên tổ chức nạo vét kênh mương bảo đảm cho dòng chảy được lưu thông và kiên cố hóa kênh mương để tránh thất thoát khi sử dụng nước. Bên cạnh đầu tư vốn cho công tác xây dựng tu sửa các công trình thủy nông do nhà nước đầu tư, cần có sự kết hợp chặt chẽ công tác quản lý của nhân dân, và cần sử dụng phương pháp tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu nước theo thời kỳ sinh trưởng của cây trồng và từ đó giảm giá thành sản phẩm.

Cần thực hiện tốt công nghệ chế biến kết hợp bảo quản theo phương pháp cổ truyền của nhân dân, đồng thời ứng dụng công nghệ bảo quản hiện đại để đảm bảo có sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng lâu dài thường xuyên cho đời sống hàng ngày của nông dân.

4.5.2.4. Các giải pháp khác

Huyện Mường Nhécần xây dựng hệ thống thủy lợi đủ sức để chủ động trong sử dụng đất canh tác phát triển Nông - Lâm nghiệp. Chú trọng sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, chế phẩm sinh học và NPK cân đối để nâng cao độ phì của đất, quản lý vật tư nông nghiệp tránh phân bón, thuốc trừ sâu giả, tăng cường ứng dụng các biệp pháp phòng trừ tổng hợp IPM, hạn chế đến mức khoa học sử dụng phân bón, thuốc hóa học quá mức tránh làm nhiễm độc đất, suy thoái đất, liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGa. Căn cứ vào hiệu quả của các mô hình canh tác đã nghiên cứu mà xây dựng một cơ cấu cây trồng thích hợp lâu dài bền vững. Đa dạng hóa cây trồng trong mô hình để hỗ trợ cho nhau tăng độ phì nhiêu của đất.

Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; giải pháp về đất đai, giải pháp về giá cả trong sản xuất kinh doanh, giải pháp về dồn điền đổi thửa, để khắc phục tình trạng manh mún, phân tán trong sản xuất...

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mường Nhé là một huyện miền núi mới thành lập năm 2002 trên cơ sở tách ra từ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nông - Lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện Mường Nhé, trong đó trồng trọt và chăn nuôi đại gia súc đóng vai trò chủ đạo trong nông nghiệp. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 71.891,6 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 51.599,3 ha (chiếm 72%), đất lâm nghiệp là 16.520,3 ha (chiếm 23%), còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (6%).

Các mô hình canh tác ở khu vực đã định hình và ổn định trong cơ cấu kinh tế hộ, quỹ đất của địa phương. Các mô hình này đã được bố trí đan xen để hình thành các mô hình trang trại cấp nông hộ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, bao gồm 3 nhóm mô hình chính là:

+ Nhóm I: các loài cây ngô, Đậu đỗ, hoa màu và lúa nước kết hợp chăn nuôi Gia súc, Gia cầm.

+ Nhóm II: Cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả và cây lương thực với các loài cây trồng chủ đạo là Cao su, Thanh Long, cà phê,hoa màu và lúa nước kết hợp chăn nuôi Gia súc, Gia cầm, Thủy sản.

+ Nhóm III: Cây công nghiệp dài ngày với các loài cây trồng chủ đạo là Cao su -Mắc ca, Cà phê kết hợp chăn nuôi Gia súc, Gia cầm.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy nhóm II (Cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả và cây lương thực kết hợp chăn nuôi Gia súc, Gia cầm, Thủy sản.) cho giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích cao nhất, tiếp đến là nhóm MHCT – III(Cây công nghiệp dài ngày với các loài cây trồng chủ đạo là Cao su -Mắc ca, Cà phê kết hợp chăn nuôi Gia súc, Gia cầm, ). Mô hình I cho giá trị kinh tế thấp nhất.

- Về hiệu quả xã hội: việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa, ngô và sắn sang đất trồng cà phê, cao su, mắc ca đã thu hút được rất nhiều lao

động tham gia do các loài cây trồng này đòi hỏi sự chăm sóc rất cao, đầu tư nhiều lao động. Cũng chính vì vậy, nhóm MHCT - II (Cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả và cây lương thực) đem lại hiệu quả xã hội là cao nhất trong ba nhóm mô hình phổ biến được khảo sát tại huyện Mường Nhé

- Về hiệu quả môi trường: nhóm MHCT - II tiếp tục được đánh giá đạt hiệu quả môi trường cao hơn các mô hình còn lại, hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều không đổi và tăng so với trước khi thiết lập mô hình.

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường phát triển diện tích các cây công nghiệp, chú trọng là các cây cà phê, Thanh long ruột đỏ và cao su, cải tạo diện tích đất trồng lúa một vụ không có năng xuất sang trồng các cây mầu có giá trị kinh tế cao hoặc phát triển theo hướng lúa chất lượng cao, cỏ chăn nuôi. Với các giải pháp đồng bộ về vốn, thị trường, nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật nhằm tiến tới xây dựng các mô hình sử dụng đất canh tác ở huyện Mường Nhé đạt hiệu quả cao và bền vững về mặt môi trường.

2. Tồn tại

Một số mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày nên trong thời gian thực hiện đề tài chưa cho thu hoạch (Mac ca) nên chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế toàn diện.

Kết quả điều tra đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn, kế thừa và phỏng đoán để đánh giá nên tính sát thực chưa cao, chỉ mang tính chất tham khảo.

Trong khuôn khổ thời gian thực hiện, đề tài không thể phân tích đánh giá từng nhân tố có ảnh hưởng đến sử dụng đất, từng mô hình sử dụng đất cụ thể mà để tài chỉ đánh giá những mô hình sử dụng đất phổ biến tại 3 xã nghiên cứu đại diện cho 1 huyện nên có những hạn chế nhất định.

3. Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trên tất cả các loại hình canh tác tại địa phương trong thời gian tới.

Tiếp tục nghiên cứu định lượng hoá các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trườngcủa các mô hình canh tác ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Đường Hồng Dật (1994) Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Vân Đình and Đỗ Kim Chung (2009) Chính sách Nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp., Hà Nội.

3.Vũ Năng Dũng, Lê Hồng Sơn, and Lê Hùng Tuấn (1995) Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Hà Nội.

4. Trần Minh Đạo (1998) Giáo trình Marketing. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Chinh (1998) Điều tra phân tích một số hệ thống trồng trọt cây

công nghiệp lâu năm trên đất đồi vùng Tây Nguyên. Luận án tiến sỹ Nông

học, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

6. Lê Văn Hải (2006) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ,

tỉnh Hà Tây. Đại học Nông nghiệp Hà Nội I, Hà Nội.

7. Võ Đại Hải, Trần Văn Con, Ngô Đình Quế, and Phạm Ngọc Trường (2003) Canh tác

nương rẫy và phục hồi rừng sau nương rẫy ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nghệ An.

8. Bùi Huy Hiền and Nguyễn Văn Bộ (2001) Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp. Tuyển tập hội nghị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao

khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Trung Kiên (2009) Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Duy Tiên,

tỉnh Hà Nam. Đại học Nông nghiệp Hà Nội I, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Luật (2005) Sản xuất cây trồng hiệu quả cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Cao Liêm, Đào Châu Thu, and Trần Thị Tú Ngà (1991) Phân vùng sinh thái Nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Đề tài 2d-02-02. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Trần An Phong (1995) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh

thái và phát triển lâu bền. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Thái Phiên and Nguyễn Tử Siêm (1999) Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hóa và

phục hồi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013) Luật Đất đai . in

Quốc Hội, editor. 45/2013/QH13, Hà nội.

15. Vương Văn Quỳnh (2002) Nghiên cứu luận cứ phát triển kinh tế - xã hội vùng

xung yếu hồ thủy điện Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu các đề án VNRP, tập

III, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, trang 141 ÷ 156.

16. Đỗ Thị Tám (2001) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đại học Nông nghiệp Hà

Nội I, Hà Nội.

17. Vũ Thị Thanh Tâm (2012) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải

Phòng. Đại học Nông nghiệp Hà Nội I, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm (2015) Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn xã Cao Kỳ,

huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn. Tạp chí Khoa học đất số 46/2015, trang 127-

130.

19. Nguyễn Minh Thanh (2016) Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Tạp chí Khoa học đất, số 49/2015, trang 147-151.

20. Đào Châu Thu and Nguyễn Khang (1998) Đánh giá đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Vũ Thị Phương Thụy (2000) Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

22. Vũ Thị Phương Thụy and Đỗ Văn Viện (1996) Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống

cây trồng ở ngoại thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học Kinh tế nông

nghiệp, 1995 - 1996, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Duy Tính (1995) Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông

Hồng và Bắc trung bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Đặng Thịnh Triều (2004) Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu

quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà, Báo cáo tổng

kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

25. Phạm Duy Ưng and Nguyễn Khang (1993) Kết quả bước đầu đánh giá tài

nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo khoa học về quản lý và sử dụng đất bền

vững, Hà Nội.

26. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006) Đánh giá tác động của các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được công nhận trong 10 năm qua đối với ngành

nông nghiệp. Báo cáo kỷ yếu viện QH và TKNN Hà Nội.

27. Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (2018), Nghị quyết HĐND tỉnh Điện Biên về

nhiệm vụ trọng tâm phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

28. Hội đồng nhân dân huyện Mường Nhé (2015), Nghị quyết của HĐND huyện Mường Nhé về Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Mường nhé năm 2015 - 2020.

29. UBND huyện Mường Nhé (2019) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2019 và một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch

năm 2020. Ủy ban nhân dân Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2019), Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tài liệu tiếng anh

30. FAO (1994), Land evaluation and farming system analysis for land and use

Phụ lục 01: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH

(Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông – lâm nghiệp)

Tên chủ hộ:...….Tuổi...

Trình độ của chủ hộ: Chưa qua tiểu học  Đã qua tiểu học  Giới tính của chủ hộ: Nam  Nữ  Loại hộ:...

Người được phỏng vấn:...Nam  Nữ  Thôn:...Xã:...Huyện:………Tỉnh………

Ngày phỏng vấn:...Thời gian phỏng vấn:...Người phỏng vấn:...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)