Mô hìnhsử dụng đất chuyên Lúa (MH chuyên lúa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la​ (Trang 52 - 53)

Mô hình chuyên lúa được phân bố chủ yếu trên các chân đất thấp và trũng, dọc trên các tuyến đường liên bản. Lúa 2 vụ là phương thức canh tác truyền thống của người dân địa phương, được trồng trên loại đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, năng suất đạt từ 40 - 45 tạ/ha. Mô hình chuyên lúa tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các mô hình canh tác khác, nhưng do mức đầu tư thấp, thu nhập ổn định, nông sản dễ thu hoạch và bảo quản, giải quyết được nhu cầu lương thực trước mắt của hộ gia đình.

+ Lúa đông xuân: Bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào tháng 4 - 5 năm sau. Thời gian từ lúc cấy tới thu hoạch dài hơn vụ mùa, từ 110 - 115 ngày. Thường sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai, năng suất cao như Ly 2099, nhị ưu 838... Công việc bón phân được chia làm 3 đợt, năng suất lúa đạt 40 - 45 tạ/ha. Vụ Đông xuân có nhiều lợi thế về thời vụ, ánh sáng, độ ẩm, thời tiết, khả năng thâm canh, cho nên năng suất cao và ổn định hơn.

+ Lúa mùa: Bắt đầu từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 7 dương lịch và thu hoạch vào giữa tháng 10. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như Tộc lùn, Nếp nương, Lúa râu, Giống địa phương...Vụ này bắt đầu từ giữa mùa nắng và đầu mùa mưa nên gieo cấy dễ gặp mưa, lúa dễ mắc sâu bệnh, tốn công làm

cỏ. Lúa vụ mùa trổ bông không đầy, hạt lép nên năng suất thấp hơn vụ đông xuân. Năng suất đạt từ 35 - 40 tạ/ha. Lượng phân bón tương tự như vụ đông xuân, nhưng giảm hàm lượng đạm và tăng hàm lượng kali để chống đổ ngã cho cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la​ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)