Chỉ dẫn kỹ thuật đối với công tác ván khuôn cốt thép bê tông:

Một phần của tài liệu BCKTKT yen nam (Trang 29)

6.6.1. Công tác lắp dựng và chế tạo ván khuôn:

- Ván khuôn được thiết kế và thi công đảm bảo được cường độ và độ cứng yêu cầu, đảm bảo độ chính xác về hình dạng, kích thước và vị trí của kết cấu bê tông và BTCT. Ván khuôn có khả năng sử dụng lại được nhiều lần mà không bị hư hỏng theo đúng yêu cầu của thiết kế.

- Ván khuôn có cấu tạo hợp lý, dễ dàng lắp dựng, tháo dỡ hoặc điều chỉnh khi cần thiết. Việc thiết kế và thi công ván khuôn cũng như việc khai thác chúng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và các thiết bị liên quan.

- Các mảnh ván khuôn chở đến hiện trường được kiểm tra kích thước, độ cong vênh, độ rỉ để có biện pháp xử lý trước khi lắp ráp. Đảm bảo ván khuôn thẳng, phẳng và sạch sẽ.

- Tất cả các mối nối giữa các mảnh ván khuôn thành với nhau, ván khuôn thành với ván khuôn tường đầu... phải song song hoặc vuông góc.

- Định vị ván khuôn, trong quá trình đổ bê tông cần có biện pháp neo, chống và giằng giữ chắc chắn.

- Đo kiểm tra kích thước ván khuôn phải dùng thước thép kiểm tra lắp dựng ván khuôn đạt yêu cầu kỹ thuật, mới tiến hành các công việc tiếp theo.

- Công tác Ván khuôn thi công và nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối.

6.6.2. Gia công, lắp đặt cốt thép:

- Cốt thép cho bê tông được phải là các thanh thép vằn hoặc trơn phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-2008.

- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông phải đảm bảo:

+ Bề mặt sạch không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vảy sắt và các lớp gỉ.

+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích còn lại.

+ Các thanh thép phải được kéo, uốn thẳng.

+ Loại thép, các chỉ tiêu cơ lý của cốt thép phải phù hợp với quy định trong thiết kế.

- Cốt thép sử dụng ở đây là thép CI, CII, cốt thép đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, có giấy chứng nhận của nhà sản xuất.

- Với mỗi loại đường kính, một lô thép đã cắt và uốn theo quy định là 100 thanh khi chở đến công trường sẽ được lấy 5 thanh bất kỳ làm thí nghiệm. Khi kết quả thí nghiệm được Tư vấn giám sát chấp thuận mới được phép đưa lô thép đó vào thi công.

- Cốt thép khi đem ra sử dụng không được bị nứt, bị ép bẹt đi, bị bám bụi hoen gỉ, dính sơn, dầu mỡ hay các tạp liệu ngoại lai khác bám vào.

- Công việc cắt uốn cốt thép sẽ được những công nhân có kinh nghiệm thực hiện, công việc này được thực hiện tại hiện trường, nối đúng quy định và phải tránh những điểm có ứng suất tối đa.

- Khung cốt thép cần phân đoạn chế tạo trước, nối liên kết với nhau bằng mối buộc và đặt chính xác, đúng vị trí vào trong cốp pha.

6.6.3. Công tác bê tông

Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu:

* Xi măng: Sử dụng xi măng Pooc lăng tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682-2009. Vật liệu xi măng Mác PCB30, PCB40 có kèm theo các chứng chỉ xuất xưởng của lô hàng, nhãn mác của nhà máy sản xuất, phiếu kiểm định KCS; Ximăng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 6260:2009;

* Cốt liệu cho bê tông và vữa:

Yêu cầu tuân thủ theo :

Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật : TCVNXD 7570:2006; Cốt liệu cho bê tông và vữa - Các phương pháp: TCVN 7572:2006;

Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu: TCVN 9340:2012.

* Cát: Tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570-2006, sử dụng cát sạch đúng cấp phối hạt, độ bẩn dưới 3%.

Cát vàng dùng để đổ bê tông và xây lát phải là loại cát thô có đường kính hạt từ 0.14 đến 5mm và thoả mãn các yêu cầu sau:

Hàm lượng sỏi có đường kính 5 đến 10mm không quá 10% trọng lượng hạt.

Trước khi sử dụng vào công trình, cát phải được sàng, nếu bẩn phải rửa sạch theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy phạm hiện hành.

* Đá dăm 1x2, đá 2x4, đá 4x6:

Sử dụng làm cốt liệu trong bê tông thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế và Tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570-2006:

+ Mỗi cỡ hạt hoặc hỗn hợp vài cỡ hạt phải có đường biểu diễn thành phần hạt theo tiêu chuẩn TCVN 7570-2006.

+ Cường độ chịu nén của nham thạch làm ra đá dăm > 1.5 lần mác của bê tông cần chế tạo (với bê tông có mác < 250).

+ Khối lượng của đá dăm không được nhỏ hơn 2,3 tấn/m3.

+ Hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm không được vượt quá 35% theo khối lượng. + Hàm lượng hạt mềm và phong hoá trong đá dăm < 1% theo khối lượng. Không cho phép có cục đất sét, gỗ mục, lá cây, rác rưởi và lớp màng đất sét bao quanh viên đá dăm.Tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570-2006.

* Ván khuôn: Tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995.

* Nước:

+Tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4056-2012. Thoả mãn các yêu cầu sau đây:

+ Không có váng dầu, mỡ khi dùng cho bê tông và vữa hoàn thiện.

+ Lượng hợp chất hữu cơ <= 15mg/lít, có độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.

+ Tổng lượng muối hoà tan và lượng ion sunphát, lượng ion clo và lượng cặn bã không tan không vượt quá trong quy định TCVN 4056 – 2012.

Lưu kho hoặc bốc xếp vật liệu:

Để đảm bảo phẩm chất của vật liệu phù hợp với yêu cầu. Các vật liệu sẽ được lưu kho và bốc xếp theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể là:

- Xi-măng được chứa trong kho kín, có lối đi lại để bốc xếp hoặc vận chuyển hoặc lấy mẫu thí nghiệm.

- Cát đá được chứa trong các bãi riêng, có biện pháp ngăn ngừa sự nhiễm bẩn trở lại. Việc bốc xếp cốt liệu đảm bảo hàm lượng độ ẩm theo đúng yêu cầu.

- Đo đạc vật liệu, thiết bị định lượng mẻ bê-tông, máy trộn và máy khuấy nhìn chung phù hợp với TCVN 4453-1995.

- Nước: Được đo bằng thể tích hoặc trọng lượng hoặc thể tích.

- Khối lượng của một mẻ phụ thuộc và công suất của các máy móc tham gia công tác thi công bê-tông.

- Trộn bê-tông bằng máy trộn, bê tông sau đó sẽ được vận chuyển bằng thủ công ra đến vị trí đổ.

Cung ứng và lấy mẫu:

Do cán bộ phụ trách thí nghiệm có kinh nghiệm tiến hành. Việc lấy mẫu và thí nghiệm sẽ được thực hiện sau mỗi mẻ trộn và trước khi đổ vào ván khuôn.

Số lượng tổ mẫu, hình thức mẫu, cách thí nghiệm, kiểm tra độ sụt và thử tải tuân theo các tiêu chuẩn: TCVN 3106-1993, TCVN 3105-1993.

Cung ứng bê-tông:

Sau khi trộn xong tại máy trộn, bê-tông được vận chuyển bằng các xe chuyên dụng. Việc sản xuất, cung ứng BT đảm bảo liên tục sao cho bề mặt không bị đông cứng trước khi có đợt đổ kế tiếp.

Nhiệt độ và điều kiện thời tiết:

Có các biện pháp ngăn ngừa cần thiết để tránh sự thay đổi về nhiệt độ trong khi đổ bê-tông đảm bảo nhiệt độ không thay đổi qúa 20oC trong suốt thời gian và bảo dưỡng bê-tông.

Khi đổ bê-tông trong thời tiết nóng, cần có biện pháp để giảm nhiệt độ trong bê- tông và tỉ lệ bốc hơi nước bằng cách: Che đậy vật liệu và thiết bị sản suất, làm mát cốt liệu bằng cách phun nước. Nếu nhiệt độ bóng râm của không khí >35oC, ứng dụng các biện pháp đặc biệt để đảm bảo nhiệt độ của bê-tông khi đổ không vượt quá 32oC. Tất cả các sự điều chỉnh trên đều phải được TVGS chấp thuận.

Bê-tông được đổ xong sẽ được che đậy tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, che đậy bằng bao tải ướt hoặc phun hơi nước.

Xử lý và đổ bê-tông:

Trước khi đổ bê-tông ván khuôn phải được vệ sinh sạch sẽ bê-tông được đổ vào với độ cao rơi tự do không quá 1m.

- Việc đổ BT chỉ được tiến hành khi đầy đủ các thiết bị phục vụ và dự phòng. - Có các biện pháp đảm bảo các bộ phận của bê-tông không bị hỏng do va chạm hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.

- Các điểm nối khi thi công bê-tông: Các mạch ngừng thi công phải đúng như đã chỉ ra trên bản vẽ và sự chỉ dẫn của TVGS. Việc chuẩn bị bề mặt để thi công các đợt tiếp phải kiểm tra chặt chẽ.

- Trong quá trình đổ bê tông nếu gặp trời mưa thì phải có biện pháp che đậy.

Bảo dưỡng bê-tông:

Bê-tông được đổ xong sẽ phải được bảo vệ để tránh mưa, bão, ăn mòn hoá học và các ảnh hưởng có hại khác.

Bê-tông được bảo dưỡng ngay sau khi đúc xong và thực hiện trong suốt thời gian quy định (7 ngày). Công việc bảo dưỡng sẽ được tiến hành để độ ẩm luôn luôn tồn tại. Phương pháp bảo dưỡng chủ yếu sẽ là việc cung cấp thêm độ ẩm cho bê-tông: Che đậy bê tông khi nhiệt độ vượt quá quy định, làm mát bê tông bằng cách tưới nước theo định kỳ.

Tháo dỡ ván khuôn:

- Thời điểm tháo dỡ được quyết định theo kết quả thí nghiệm nén thử mẫu bê tông tương ứng.

- Tháo dỡ ván khuôn theo trình tự hợp lý sao cho không làm hại đến kết cấu BTCT mới được chế tạo.

- Sau khi tháo dỡ ván khuôn xong phải kiểm tra bề mặt và lập biên bản nghiệm thu kết cấu bê tông.

CHƯƠNG VII. BIỆN PHÁP THI CÔNG

7.1. Bố trí mặt bằng thi công

Khu vực xây dựng là dọc tuyến đê trong phạm vị thiết kế, do đó để có mặt bằng thi công ta phải tiến hành đào hạ cấp đường, san lấp thùng trũng vùng lân cận xung quanh để xây dựng lán trại, làm mặt bằng chứa vật liệu, tập kết máy móc thi công.

7.2. Công tác chuẩn bị

Tiến hành xin cấp giấy phép thi công và hoàn tất các thủ tục để khởi công công trình.

- Hoàn thiện công tác xây dựng lán trại cho công nhân, nhà kho để vật tư, bãi đổ vật liệu, bãi tập kết máy móc thiết bị, văn phòng ban chỉ huy công trường của đơn vị thi công, văn phòng TVGS, phòng thí nghiệm hiện trường.

- Tập kết máy moc thiết bị, thiết lập hệ thống bảo vệ, lắp đặt các thiết bị như đèn pha, rào chắn… xây dựng kho chứa nhiên liệu, nguyên vật liệu thi công.

- Ký kết các hợp đồng về cung cấp vật tư, vật liệu với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với tiến độ thi công để vừa chủ động được về vật tư, vật liệu vừa rút ngắn thời gian lưu kho bãi. Tiến hành tập kết các loại vật tư, vật liệu tới địa điểm đã định.

- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn.

- Tập kết các tổ đội thi công. Cho cán bộ, công nhân học về quy phạm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ… Lập và phổ biến nội quy của công trường về an toàn lao động, kỷ luật lao động tới mọi thành viên tham gia thi công.

- Lập danh sách và thông báo kế hoạch thi công tới các đơn vị và cá nhân tham gia thi công. Liên hệ với chính quyền địa phương để phối kết hợp cùng đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực thi công

7.3.1. Trình tự thi công chính

- Thi công kênh + công trình trên kênh - Thi công đường

7.3.2. Biện pháp thi công chi tiết

- Ký kết hợp đồng, làm lễ khởi công công trình - Đắp đập tạm, bơm nước

- San ủi tạo mặt bằng thi công

- Thi công nhà chỉ huy công trường, nhà ở công nhân, kho chứa vật liệu

- Đào kênh đến cao trình thiết kế, đệm cát đáy kênh, đóng cọc tre vào chân phần tường kè. Hạ cấp nền đường vật chuyển đất không phù hợp ra bãi thải.

- Đổ bê tông đáy kênh, tường kênh

- Thi công nền đường, mặt đường bê tông. - Thi công hoàn thiện các hạng mục

CHƯƠNG VIII

CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 8.1. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động

a. Tất cả những người tham gia lao động trên công trường được ký hợp đồng lao đồng, được học về An toàn lao động và cam kết tuân thủ Nội quy về An toàn lao đông cũng như các Nội quy khác. Các công nhân làm việc trên công trường có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

- Đủ tuổi theo quy định của nhà nước đối với từng loại nghề. Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ, định kỳ hàng năm phải kiểm tra sức khoẻ 1 lần. Không đủ sức khoẻ lao động sẽ không được tham gia thi công.

- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với việc thi công.

b. Bố trí công nhân đúng ngành nghề chuyên môn, có tay nghề cao, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng hộ đúng quy định theo từng hạng , những người tiếp xúc với độc hại phải được hưởng phụ cấp độc hại theo quy định.

c. Tất cả mọi người tham gia lao động chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, thành lập ban giám sát về an toàn lao động một cách chặt chẽ, ai vi phạm sẽ phải chịu kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm đã quy định rõ trong Nội quy về An toàn lao động.

d. Công nhân làm việc trên công trường sử dụng đúng các phương tiện bảo hộ cá nhân đã được cấp phát, không được đi dép lê, quần áo phải gọn gàng, không uống rượu trong khi lao động.

e. Trên công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục. Người chỉ huy công trường thực hiện đúng đắn chế độ thống kê báo cáo phân tích tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

i. Sử dụng dụng cụ cầm tay phải kiểm tra thường xuyên, không bị nứt nẻ, mọt mục, phải có chiều dài thích hợp đảm bảo an toàn khi thao tác.

g. Tất cả các xe máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kĩ thuật, hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng... và phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công. Các xe máy là thiết bị chịu áp lực phải thực hiện các quy định trong QPVN2: 1975 (Quy phạm kĩ thuật an toàn và bình chịu áp lực).

- Các thiết bị thi công phải thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra các hệ thống hoạt động tại hiện trường.

- Thiết bị đưa vào sử dụng thi công công trình này đều phải kiểm tra đăng kiểm của cơ quan chức năng và đang hoạt động tốt. Việc sử dụng thiết bị tuân thủ đúng theo qui trình hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Phải có sân bãi để tập trung thiết bị máy móc. Bố trí người canh gác, bảo vệ thường xuyên tài sản, máy móc thiết bị... của công trường, làm rào ngăn bảo vệ xung quanh phạm vi công trường thi công. Mọi cá nhân đều có ý thức bảo vệ tài sản chung cũng như có ý thức trong việc thực hiện các quy tác đảm bảo an toàn khi thi công công trình.

- Thợ vận hành đều phải có bằng cấp về chuyên môn, hiểu rõ nguyên lý hoạt động của thiết bị và được hướng dẫn về công tác an toàn lao động. Chỉ được vận hành máy móc khi có lệnh điều động của chỉ huy công trường.

Một phần của tài liệu BCKTKT yen nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w