So sánh tái sinh tự nhiên của nhóm rừng trung bình và rừng giàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm học của nhóm rừng giàu và rừng trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở ban quản lý rừng nam huoai, tỉnh lâm đồng​ (Trang 60 - 61)

Mật độ, phân bố số cây theo cấp H, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh của hai nhóm rừng (trung bình và giàu) ở BQLR Nam Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng được ghi lại tóm tắt ở Bảng 4.19 - 4.21.

Bảng 4.19. Phân bố cây tái sinh theo cấp H của nhóm rừng trung bình và nhóm rừng giàu. Đơn vị tính: 1 ha.

Mật độ (N, cây/ha) theo cấp H (cm): Nhóm rừng Tổng số < 100 100 – 250 > 250 N % N % N % N % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Trung bình 5.320 100 2.952 55,5 1.472 27,7 896 16,8 Giàu 3.848 100 2.864 74,4 672 17,5 312 8,1 Bình quân 4.584 100 2.908 63,4 1.072 23,4 604 13,2

So sánh số liệu ở Bảng 4.19 cho thấy, mật độ cây tái sinh trung bình của hai nhóm rừng là 4.584 cây/ha (100%); trong đó 63,4% (2.908 cây/ha) ở cấp H < 100 cm, 23,4% (1.072 cây/ha) ở cấp H = 100 –250 cm và 13,2% (604 cây/ha) đạt đến cấp H > 250 cm. Mật độ cây tái sinh của nhóm rừng trung bình (5.320 cây/ha) cao hơn 1,4 lần so với nhóm rừng giàu (3.848 cây/ha). Ở cả 2 nhóm rừng, cây tái sinh có mặt ở mọi cấp H từ H < 50 cm đến trên H > 250 cm; trong đó số cây tái sinh ở lớp H < 100 cm và

H = 100 – 250 cm của rừng trung bình cao hơn so với nhóm rừng giàu. Khi đạt đến H > 250 cm, số cây tái sinh của nhóm rừng trung bình (352 cây/ha) cao hơn 3,1 lần so với nhóm rừng giàu (112 cây/ha).

Bảng 4.20. Nguồn gốc cây tái sinh của nhóm rừng trung bình và nhóm rừng giàu ở BQLR Nam Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị tính: 1 ha.

TT Nhóm rừng Tổng số Phân chia theo nguồn gốc:

N (cây) % hạt % chồi %

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Trung bình 5.320 100 4.200 78,9 1.120 21,1

2 Giàu 3.848 100 2.864 74,4 984 25,6

51

Bảng 4.21. Chất lượng cây tái sinh của nhóm rừng trung bình và nhóm rừng giàu ở

BQLR Nam Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị tính: 1 ha.

TT Nhóm rừng Tổng số Phân chia theo chất lượng:

N (cây) % tốt % t.bình % xấu %

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

1 Trung bình 5.320 100 4.440 83,5 680 12,8 200 3,8 2 Giàu 3.848 100 2.744 71,3 920 23,9 184 4,8 Bình quân 4.584 100 3.592 78,4 800 17,5 192 4,2

So sánh nguồn gốc cây tái sinh (Bảng 4.20) cho thấy, mật độ cây hạt ở nhóm rừng trung bình (4.200 cây/ha) cao hơn 1,5 lần so với nhóm rừng giàu (2.864 cây/ha); trung bình hai nhóm rừng là 3.532 cây/ha. Mật độ cây chồi ở nhóm rừng trung bình (1.120 cây/ha) cao hơn 1,14 lần so với nhóm rừng giàu (984 cây/ha).

So sánh chất lượng cây tái sinh (Bảng 4.41) cho thấy, số lượng cây tốt ở nhóm rừng trung bình (4.4440 cây/ha) cao hơn 1,61 lần so với nhóm rừng giàu (2.744 cây/ha). Tương tự, số lượng cây xấu ở nhóm rừng trung bình (200 cây/ha) cũng cao hơn so với nhóm rừng giàu (184 cây/ha).

Nói chung, tái sinh tự nhiên của nhóm rừng trung bình diễn ra tốt hơn so với nhóm rừng giàu. Ở cả hai nhóm rừng, cây tái sinh có mặt ở mọi cấp H. Phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc hạt và có chất lượng tốt. Số lượng cây có triển vọng (H ≥ 100 cm và khỏe mạnh) ở nhóm rừng trung bình cao hơn so với nhóm rừng giàu. Tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trung bình diễn ra tốt hơn so với nhóm rừng giàu là do điều kiện môi trường dưới tán rừng trung bình thuận lợi hơn so với nhóm rừng giàu. Điều kiện thuận lợi này có được là do tán của nhóm rừng trung bình có nhiều lỗ trống. Những lỗ trống này được tạo ra ở những nơi cây mẹ bị khai thác chọn. Nhiều tác giả (Richards, 1952; Baur, 1961; Whittmore, 1998) cho rằng, tái sinh theo lỗ trống là hình thức tái sinh phổ biến của những cây gỗ ở rừng mưa nhiệt đới.

4.4. Đa dạng loài cây gỗ đối với nhóm rừng trung bình và nhóm rừng giàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm học của nhóm rừng giàu và rừng trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở ban quản lý rừng nam huoai, tỉnh lâm đồng​ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)