Sử dụng ma trận SWOT đánh giá DLST đảo Quan Lạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh​ (Trang 79 - 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Sử dụng ma trận SWOT đánh giá DLST đảo Quan Lạn

Nhận định tổng quát về hoạt động du lịch của đảo Quan Lạn hiện nay được thể hiện qua ma trận SWOT sau:

Bảng 3.5: Ma Trận SWOT đánh giá về hoạt động du lịch trên đảo Quan Lạn

Tác nhân bên trong Điểm mạnh

- Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, và đặc biệt là DLST tự nhiên và DLST nhân văn.

- Lực lượng lao động phổ thông tương đối dồi dào.

- môi trường tài nguyên chưa bị ô nhiễm, còn

Điểm yếu

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là các tuyến đường giao thông di chuyển đến các địa điểm du lịch trên đảo.

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn còn yếu.

khá hoang sơ, nguyên vẹn.

chung và DLST nói riêng còn đơn điệu.

Tác nhân bên ngoài Cơ hội

- Nghành du lịch là nghành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đặc khu kinh tế Vân Đồn.

- Quan Lạn được lựa chọn là địa bàn thí điểm phát triển DLST trong khuôn khổ dự án tăng trưởng xanh giữa tỉnh Quảng Ninh và tổ chức JICA Nhật Bản. - Dòng khách du lịch và đặc biệt là DLST trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng. Thách thức

- Thời tiết khí hậu biến đổi bất thường.

- Cạnh tranh sản phẩm du lịch ngày càng gay gắt, cụ thể đối với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh như Hạ Long, Móng Cái… - Nhận thức của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trong nước về DLST và bảo tồn thiên nhiên chưa cao.

Qua phân tích tóm tắt bằng ma trận SWOT ta thấy rằng:  Để khai thác thế mạnh, tận dụng cơ hội cần:

- Đa dạng hóa sản phẩm, loại hình dịch vụ (xây dựng thêm các tuyến du lịch hướng tới như cầu cụ thể của du khách: du lịch trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên, du lịch văn hóa tâm linh…)

- Khai thác hiệu quả tài nguyên, sản phẩm khác biệt (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn)

- Nâng cao trình độ của người dân trong công tác phụ vụ du lịch (mở các lớp nghiệp vụ tại đia phương…).

 Để hạn chế điểm yếu và đẩy lùi nguy cơ cần:

- Tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hệ thống giao tông trên đảo.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Phát triển dịch vụ, sản phẩm mới mang tính địa phương, khác biệt (các tour du lịch trải nghiệm làm ngư dân, trải nghiệm văn hóa trong các lễ hội địa phương, các món ăn đặc sản, các sản phẩm đặc sắc của địa phương).

- Truyên truyền, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan (thông qua các biển báo hoặc băng rôn trên đảo, đặc biệt vào các dịp lễ hội, các thời điểm tập trung đông khách du lịch)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh​ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)