Bằng chứng thực nghiệm tại nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 30 - 38)

Lintner (1956) là một trong những người nghiên cứu tiên phong về tỷ lệ chi trả cổ tức với mẫu 600 công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ. Theo Lintner (1956), tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước đóng vai trò đáng kể trong việc quyết định tỷ lệ cổ tức năm nay của công ty. Ông cho rằng rất khó để công ty đưa ra một mức cổ tức cao hơn so với mức cổ tức được công bố của năm kế trước trừ khi họ chắc chắn về sự tăng trưởng bền vững của công ty. Ngược lại, một sự đi xuống của tỷ lệ cổ tức tiền mặt so với năm trước cũng là điều tối kỵ trong việc chi trả cổ tức của công ty.

Rozeff (1982) đã tiến hành một nghiên cứu về các yếu tố quyết định cổ tức tại Hoa Kỳ và mẫu gồm có 1,000 công ty Hoa Kỳ từ 64 ngành công nghiệp khác nhau. Mẫu được thu thập từ cuộc điều tra đầu tư giá trị vào tháng 6 năm 1981. Rozeff (1982) đã kiểm tra mối tương quan giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và một số yếu tố trong

công ty. Nghiên cứu cho thấy có tác động ngược chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và tăng trưởng.

Lloyd et.al (1985) đã trình bày một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và các yếu tố được lựa chọn của công ty. Nghiên cứu của Lloyd được dựa trên nghiên cứu của Rozeff (1982) và muốn kiểm tra kết quả của Rozeff (1982) trong một khoảng thời gian khác. Lloyd đã thêm vào quy mô công ty như là một biến bổ sung cho các yếu tố được kiểm tra. Lloyd et.al (1985) cho rằng các công ty lớn có xu hướng có khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt hơn, điều này làm cho họ ít phụ thuộc vào các nguồn vốn nội bộ, từ đó góp phần vào việc họ có thể trả cổ tức cao hơn. Lập luận này được hỗ trợ bởi dữ liệu thực nghiệm và cho thấy một tác động cùng chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và quy mô của công ty. Ngoài quy mô, nghiên cứu của Lloyd cho thấy kết quả tương tự Rozeff (1982) và cổ tức có tác động ngược chiều đến tăng trưởng doanh thu.

Holder et.al (1998) đã trình bày một nghiên cứu về các yếu tố quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức tại Hoa Kỳ. Mẫu gồm 477 công ty Hoa Kỳ và khoảng thời gian thu thập dữ liệu là 1983-1990. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một tác động thuận chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với quy mô công ty và dòng tiền tự do. Holder et.al tuyên bố rằng các công ty có dòng tiền cao cũng có khuynh hướng trả cổ tức cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối tương quan âm giữa cổ tức và tăng trưởng.

Liên quan đến các thị trường chứng khoán mới nổi, Adaoglu (2000) kiểm định giả thuyết về việc áp dụng chính sách cổ tức bằng tiền ổn định cho 76 công ty niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1985 – 1997. Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận của công ty là yếu tố quyết định tỷ lệ cổ tức nhận được của các cổ đông từ các công ty niêm yết.

Gill et.al (2006) đã tiến hành một nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng có lợi cho các công ty để trả cổ tức do một số lý do; cổ tức thể hiện sự lành mạnh về tài chính, hấp dẫn các nhà đầu tư và cổ tức giúp duy trì giá thị trường của cổ phiếu. Mẫu gồm 266 công ty đại chúng được lựa chọn ngẫu nhiên từ các ngành công nghiệp khác nhau ở Hoa Kỳ. Công ty lựa chọn các yếu tố trong nghiên cứu là: lợi

nhuận, dòng tiền, tăng trưởng và cấu trúc vốn có nợ. Có mối quan hệ thuận chiều giữa cổ tức và lợi nhuận, có mối quan hệ nghịch chiều giữa cổ tức và tăng trưởng doanh thu công ty. Không có mối tương quan nào giữa việc chi trả cổ tức với dòng tiền tự do và nợ trong cấu trúc vốn. Điều này trái với các nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối tương quan khá lớn giữa dòng tiền tự do và cổ tức.

Amidu và Abor (2006) đã kiểm chứng mối quan hệ giữa một số yếu tố được lựa chọn của công ty và tỷ lệ chi trả cổ tức ở nước cộng hòa Ghana. Mẫu này bao gồm các công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana trong giai đoạn 1998-2003 và mặc dù mẫu chỉ gồm 20 công ty nhưng đã đại diện cho 76 phần trăm của tất cả các công ty niêm yết ở Ghana trong khoảng thời gian đó. Các yếu tố bao gồm trong nghiên cứu là lợi nhuận, dòng tiền, tăng trưởng doanh thu với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, Amidu và Abor (2006) đã tìm thấy có tác động cùng chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty với lợi nhuận và dòng tiền. Đặc biệt, lợi nhuận của công ty được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chi trả cổ tức. Có mối quan âm giữa cổ tức và tăng trưởng doanh thu.

Hedensted và Raaballe (2006) đã tiến hành một nghiên cứu ở Đan Mạch về các yếu tố quyết định cổ tức. Mẫu này bao gồm 365 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Copenhagen trong giai đoạn 1988-2004. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu về mối quan hệ với cổ tức là: lợi nhuận giữ lại, cấu trúc vốn và quy mô công ty. Các tác giả tìm thấy mối tương quan dương giữa cổ tức và lợi nhuận giữ lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và quy mô công ty, không có mối tương quan đáng kể nào giữa cổ tức với cấu trúc vốn.

Al-Malkawi (2007) sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman, Jordan trong giai đoạn 1989 - 2000. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô công ty và lợi nhuận là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ cổ tức của các công ty. Đặc biệt là các bằng chứng thực nghiệm có được từ nghiên cứu này còn khẳng định tính phù hợp của lý thuyết đại diện và lý thuyết trật tự phân hạng (pecking order theory) nhưng lại không phù hợp với lý thuyết tính hiệu (signaling theory).

Twaijry (2007) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức tại Malaysia với mẫu của 300 công ty Malaysia niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Kuala. Các yếu tố được đưa vào nghiên cứu bao gồm lợi nhuận, quy mô công ty, tỷ lệ chi trả cổ tức trong quá khứ, cấu trúc vốn và tăng trưởng doanh thu của công ty. Ông kết luận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại có mối tương quan dương khá lớn với cổ tức trong quá khứ và triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Lợi nhuận tác động lên tỷ lệ chi trả cổ tức nhưng không đáng kể, có một mối tương quan âm đáng kể giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với cấu trúc vốn của công ty.

Anil và Kapoor (2008) đã tiến hành một nghiên cứu giữa các công ty công nghệ thông tin Ấn Độ và dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2000-2006. Các tác giả sử dụng năm yếu tố của công ty để kiểm tra mối quan hệ với tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty. Các tác giả nêu rõ mối quan hệ tỷ lệ thuận nhưng không đáng kể giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên kết quả cho thấy có một tác động tích cực giữa dòng tiền hoạt động kinh doanh và tỷ lệ chi trả cổ tức. Anil và Kapoor nói rằng một vị thế thanh khoản tốt là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty. Các công ty có dòng tiền hoạt động ổn định và cao có nhiều khả năng chi trả cổ tức so với các công ty có dòng tiền hoạt động thấp hoặc không ổn định. Tác giả cũng tìm thấy mối tương quan âm không đáng kể giữa cổ tức và tăng trưởng doanh thu.

Daunfeldt et.al (2009) đã tiến hành nghiên cứu đến các yếu tố quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty tại Thụy Điển. Nghiên cứu được trình bày trong năm 2009 dựa trên dữ liệu thu thập được từ năm 1991-1995 từ thị trường chứng khoán Stockholm. Một mối tương quan dương đã được thiết lập giữa cổ tức và quy mô công ty và tác giả cho rằng điều này do ảnh hưởng của chi phí đại diện cao hơn tại các công ty quy mô lớn hơn. Một mối tương dương nhưng không đáng kể đã được thiết lập giữa cổ tức với dòng tiền hoạt động và lợi nhuận. Nghiên cứu cho rằng các công ty sinh lời hoặc khả năng thanh khoản cao hơn phải trả cổ tức cao hơn. Tuy nhiên, một mối tương quan âm được thiết lập giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với triển vọng tăng trưởng, có thể được giải thích bởi thực tế là các công ty chi trả cổ tức thấp để

khai thác cơ hội tăng trưởng của họ, lập luận này trái ngược với lý thuyết phát tín hiệu (1979) vì các công ty nên trả cổ tức cao để thông báo cho các cổ đông về triển vọng tăng trưởng của họ.

Al-Kuwari (2009) đã tiến hành một nghiên cứu giữa các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hợp tác vùng Vịnh (GCC), bao gồm sáu quốc gia tại bán đảo Ả-rập. Mẫu này bao gồm 191 công ty phi tài chính và dữ liệu từ giai đoạn 1999- 2003 đã được thu thập với mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects). Kết quả cho thấy lợi nhuận của công ty có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa với tỷ lệ chi trả cổ tức. Al-Kuwari (2009) tuyên bố rằng các công ty lớn phải trả thêm cổ tức để giảm chi phí đại diện do sự phân tán quyền sở hữu. Cấu trúc vốn có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Al-Kuwari (2009) giải thích kết quả bằng cách nói rằng các công ty có hệ số nợ cao hơn phải đối mặt với chi phí giao dịch cao hơn, nếu hệ số nợ của công ty tăng lên, tỷ lệ cổ tức chi trả của các công ty giảm. Tuy nhiên, không có mối quan hệ nào giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với dòng tiền hoạt động và tăng trưởng doanh thu.

Ahmed và Javid (2009) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của 320 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Karachi, Pakistan trong giai đoạn 2001 – 2006 với dữ liệu bảng. Sử dụng mô hình cổ tức của Lintner (1956), các tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ chi trả cổ tức phụ thuộc vào lợi nhuận và tỷ lệ cổ tức trong quá khứ của các công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty nhạy cảm với lợi nhuận ở hiện tại hơn là tỷ lệ chi trả cổ tức trong quá khứ. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy các công ty có lợi nhuận cao và thu nhập ổn định có dòng tiền hoạt động lớn nên thường chi trả cổ tức ở mức cao hơn. Tỷ lệ chi trả cổ tức tương quan âm với tỷ số nợ và quy mô của các công ty. Ngoài ra, nghiên cứu tìm thấy sự tăng trưởng doanh thu của công ty không có tác động đến tỷ lệ chi trả trả cổ tức.

Al Shabibi và Ramesh (2011) đã trình bày một nghiên cứu về các yếu tố quyết định cổ tức tại Vương quốc Anh. Mẫu gồm 102 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Anh năm 2007. Al Shabibi và Ramesh đã sử dụng một

số lượng lớn các yếu tố được lựa chọn của công ty nhằm xác định mối quan hệ với việc trả cổ tức. Kết quả cho thấy không có tác động giữa cổ tức và tăng trưởng doanh thu công ty. Tuy nhiên, một mối tương quan khá vững chắc đã được thiết lập giữa cổ tức và lợi nhuận, quy mô.

Appannan và Sim (2011) đã tiến hành nghiên cứu để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty tại Malaysia đối với ngành công nghiệp thực phẩm thuộc lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng trong giai đoạn 2004- 2008 với phân tích và hồi quy bằng mô hình Pearson. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tương quan dương với quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức. Nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên, công ty sẽ có xu hướng trả cổ tức cao hơn cho các cổ đông bởi vì công ty có nguồn tài chính từ bên ngoài để kinh doanh và sẽ là một khoản thặng dư của các quỹ nội bộ để trả cổ tức. Ngoài ra, tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước cũng là một yếu tố quyết định cho quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức. Các công ty này cố gắng duy trì tỷ lệ cổ tức ổn định và phù hợp để tránh sự không hài lòng của các cổ đông khi họ so sánh cổ tức hiện tại với cổ tức trong quá khứ.

Al-Shubiri (2011) đã tiến hành một nghiên cứu để xem xét các yếu tố quan trọng trong việc xác định chính sách cổ tức của các công ty công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Amman (nước Jordan) trong giai đoạn 2005-2009 với mô hình hồi quy Tobit và hồi quy Logistic. Kết quả cho thấy cấu trúc vốn có tác động ngược chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Ông nói rằng các công ty với cấu trúc vốn có nợ thấp sẽ có xu hướng trả thêm cổ tức. Trong khi đó, các công ty với cấu trúc vốn có nợ cao gặp khó khăn trong việc trả cổ tức nhiều hơn do hiệu quả tài chính thấp. Lợi nhuận tác động cùng chiều và có ý nghĩa với tỷ lệ chi trả cổ tức. Điều này là phù hợp với lý thuyết phát tín hiệu, trong đó lợi nhuận công ty lớn, cổ tức sẽ được trao nhiều hơn. Có mối tương quan dương đáng kể giữa các khoản thanh toán cổ tức và tăng trưởng doanh thu. Kết quả này trái với lý thuyết đại diện. Điều này có nghĩa là các công ty có cơ hội tăng trưởng cao có thể sẽ phải đối mặt với các khoản tài trợ thay thế khác nhau và do đó phải trả thêm cổ tức.

Imran (2011) đã tiến hành nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán cổ tức ngành máy móc của các công ty tại Pakistan được liệt kê trên Sở Giao dịch chứng khoán Karachi trong giai đoạn 1996-2008 với phương pháp hồi quy mô hình hiệu ứng chung (CEM), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (fixed effects model - FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (random effects model - REM). Kết quả cho thấy số lượng các công ty cổ phần có xu hướng chú ý đến tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước và thường muốn tăng số tiền cổ tức từ mức trước đó, do đó tỷ lệ cổ tức năm trước đã chứng tỏ mối quan hệ cùng chiều với cổ tức trong năm nay. Trong kết quả của nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng các công ty có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn sẽ có đủ tiền để phân chia cổ tức bằng tiền cho các cổ đông lớn hơn.

Gustav Hellstrom và cộng sự (2012) sử dụng mô hình OLS và hồi quy Tobit và mẫu gồm 87 công ty cổ phần phi tài chính lớn và vừa trên sàn chứng khoán Stockholm Thụy Điển. Nghiên cứu dựa trên khoảng thời gian 5 từ năm 2006 và năm 2010. Các yếu tố được lựa chọn trong nghiên cứu bao gồm: dòng tiền hoạt động, tăng trưởng, cấu trúc vốn, quy mô công ty và lợi nhuận. Tỷ lệ chi trả cổ tức các cổ phiếu các công ty lớn có tác động cùng chiều với: dòng tiền hoạt động, tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên tăng trưởng lại có tác động nghịch chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Mối tương quan dương giữa dòng tiền tự do và tỷ lệ chi trả cổ tức phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)