Đánh giá chung về việc thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, và tặng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an giai đoạn 2016 2018​ (Trang 71 - 74)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.5. Đánh giá chung về việc thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, và tặng

tặng cho QSDĐ tại huyện Đô Lương giai đoạn 2016 - 2018

Trong số các quyền của người sử dụng đất mà Luật đất đai 2013 cho phép thì ở huyện Đô Lương các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu thực hiện và thực hiện đăng ký các quyền (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp bằng QSDĐ). Các quy định pháp luật hiện nay tác động đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Do yêu cầu của pháp luật ngày càng chặt chẽ đối với người sử dụng đất, nên người sử dụng đất đa số bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước để đảm bảo quyền lợi của họ. Ngày càng có những văn pháp

luật hướng dẫn cụ thể sẽ khuyến khích được người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký việc thực hiện QSDĐ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy tỷ lệ thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất, đặc biệt là chuyển nhượng và thế chấp QSDĐ làm đầy đủ các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Tình hình thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất diễn ra ở các xã, phường của huyện Đô Lương có sự khác biệt. Có địa phương diễn ra sôi động nhưng cũng có địa phương diễn ra trầm lắng. Những địa phương diễn ra sôi động là những xã, thị trấn có nền kinh tế đang trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang công nghiệp, thương mại dịch vụ. Những xã mà nền kinh tế chưa phát triển, chủ yếu nhờ vào nông nghiệp (xã thuần nông) thì các giao dịch về đất đai ít xảy ra. Điều đó cũng phần nào phản ánh sự chênh lệch, không đồng đều trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất và trong phát triển sản xuất, kinh doanh giữa các địa phương. Ngoài ra quy hoạch sử dụng đất cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thực hiện các QSDĐ, đặc biệt là quyền chuyển nhượng QSDĐ. Ngoại trừ quyền thế chấp do yêu cầu bắt buộc phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quyền chuyển đổi do thực hiện đồng loạt theo chương trình "dồn điền, đổi thửa" thì các quyền còn lại có tỷ lệ số vụ không khai báo vẫn còn tồn tại. Những con số này đã phản ánh tình trạng một bộ phận người sử dụng đất hoặc chưa có ý thức chấp hành pháp luật đất đai hoặc vì những khó khăn, cản trở mà không được tạo điều kiện để thực hiện các quy định của pháp luật về kê khai, đăng ký biến động đất đai. Công tác tổ chức quản lý việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất còn hạn chế như: Pháp luật đất đai nói chung và những quy định các quyền của người sử dụng đất nói riêng còn chậm được phổ biến đến cơ sở, tài liệu cung cấp cho địa phương còn thiếu và chưa kịp thời. Một số trường hợp cán bộ địa phương không nắm bắt được đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật đang còn hiệu lực thi hành hay hết hiệu lực thi hành; Trình tự thủ tục khai báo để thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất còn rườm rà, phức tạp, người dân còn

phải qua nhiều cửa, nhiều công đoạn; Sự không ổn định của đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường cũng gây khó khăn cho việc quản lý, theo dõi một cách liên tục quá trình sử dụng, chuyển dịch đất đai, gây thất lạc hồ sơ quản lý đất đai.

Đối với quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thì với vị trí trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh, huyện Đô Lương đã và đang là điểm đến của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến phát triển dự án đầu tư, thuê đất để sản xuất kinh doanh.Theo số liệu từ trung tâm phát triển quỹ đất của huyện thời gian qua, trên địa bàn huyện Đô Lương triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có các dự án trọng điểm quốc gia, của tỉnh, trong năm 2016, trên địa bàn huyện Đô Lương có 15 dự án được phê duyệt phương án bồi thường với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ 150 tỷ đồng. Tại các dự án trọng điểm quốc gia, của tỉnh, lãnh đạo huyện Đô Lương cùng với Trung tâm Phát triển quỹ đất và lãnh đạo địa phương trực tiếp đối thoại, giải thích, vận động các hộ dân chấp thuận phương án bồi thường, tiến hành chi trả tiền kịp thời nên được người dân đồng tình, ủng hộ. Người được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trong thời gian qua tại huyện Đô Lương được đảm bảo quyền lợi theo quy định, tuy nhiên cần tuyên truyền hơn nữa để những người chấp hành quyết định thu hồi, khuyến khích cho những người chấp hành pháp luật để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án nhà nước. Tình trạng nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do chuyển sang nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, đô thị ở huyện Đô Lương khá phổ biến. Đây là thực trạng chung, việc chuyển đổi cơ cấu đất đai từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp là một quá trình tất yếu khách quan, với những lợi ích to lớn của nó mang lại cần đảm bảo đời sống của người nông dân khi mất đất nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy, người dân đều ủng hộ phát triển công nghiệp, dù bị thu hồi đất và quá trình thu hồi đất ở trên địa bàn huyện Đô Lương tương đối nhanh, song đôi khi công tác tuyên truyền, công khai dự án chưa được sâu rộng do vậy một số dự án lớn ban đầu gặp nhiều khó khăn khi người dân bị thu hồi đất không ủng hộ, nhất là các dự án chia lô bán nền đất ở... Sự chênh lệch giữa giá trị bồi thường với giá thực

tế, cũng như không quan tâm đầu tư vào các công trình phúc lợi công cộng cũng như việc gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp làm rất nhiều nông dân bức xúc. Để giải quyết vấn đề này cần phải có các chính sách kinh tế, xã hội thoả đáng giúp người nông dân tìm được hướng đi đúng như: cho vay vốn ưu đãi để hỗ trợ sản xuất, đẩy mạnh khuyến nông, đầu tư các cơ sở dạy nghề, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất.

3.4. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho tại huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an giai đoạn 2016 2018​ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)