Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 59)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3 Giải pháp đề xuất

3.3.1 Giải pháp quản l

a) Quy hoạch môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đảm bảo đội

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 NM1 NM2 NM3 W Q I Các vị trí quan trắc

NSF- WQI CẢI TIẾN 2017 - 2020 IV/2019

IV/2018 II/2018 I/2018 IV/2017 II/2017 I/2017 II/2020 I/2020 III/2019 II/2019 I/2019 III/2018

ngũ các nhà quản lý đủ về nhân sự và năng lực chuyên môn.

Tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện đúng theo hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường

Tất cả các cơ sở xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp (các khu đô thị, khu CN, cơ sở sản xuất, bệnh viện, tuyến giao thông, khu chôn lấp rác thải, nghĩa trang, khu du lịch…) đều nhất thiết phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường do các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình có chức sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến để xử lý ô nhiễm môi trường

Khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khuyến khích các cơ sở áp dụng, thực hiện các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng có khả năng tái tạo

Động viên, khuyến khích và có chính sách kinh tế thích hợp đối với các cơ sở sử dụng, tái chế, tái sử dụng các chất thải, phế liệu.

Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường.

Mục tiêu là để giảm lượng phát thải và để đảm bảo khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước sông thành phố Uông Bí. Cụ thể cần có các quy hoạch môi trường như sau:

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở phân tán. - Xem xét khả năng tái sử dụng nước thải từ các cơ sở cho nhằm giảm lưu lượng nước cần xử lý và lưu lượng thải ra lưu vực sông.

- Có quy trình kiểm soát chặt chẽ quy trình công nghệ xử lý nước thải và việc xả thải đánh tránh tình trạng xả thải lén hoặc xả nước thải chưa đạt Quy chuẩn cho phép ra môi trường của các cơ sở phân tán.

b) Quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý

Mục tiêu là để lồng ghép các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường lưu vực sông thành phố Uông Bí nhằm gia tăng hiệu quả quản lý, giảm thiểu phát thải. Việc áp dụng quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý trong bảo vệ môi trường lưu vực sông thành phố Uông Bí là điều rất cần thiết.

Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh Quảng Ninh cần áp dụng một cách đồng bộ các chính sách và công cụ kinh tế phù hợp trong bảo vệ môi trường nước thành phố Uông Bí như:

- Thuế môi trường.

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. - Tích lũy tiền bồi thường các sự cố môi trường.

- Các hình thức khuyến khích và chế tài tài chính về môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Xây dựng quy chế Bảo vệ môi trường cấp thành phố, phường xã, cụm dân cư, làng nghề...

- Kiện toàn và tăng cường năng lực bộ máy quản lý về môi trường, bảo đảm việc thực hiện công tác quản lý BVMT từ cấp thành phố đến cấp phường xã, các cơ quan trong thành phố (bệnh viện, trường học, doang nghiệp, . . . .)

- Tăng cường tiềm lực cho bộ máy quản lý môi trường trên toàn thành phố, đặc biệt là nguồn nhân lực.

- Xác định rõ phạm vi, quyền lực, trách nhiệm trong công tác BVMT giữa các Phòng chức năng trong thành phố, trong đó Phòng Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính, có nhiệm vụ điều phối, giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến BVMT trong toàn thành phố.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động BVMT.

- Sử dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện luật pháp về bảo vệ môi trường đối với những đối tượng vi phạm.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

- Có chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư sản xuất công nghệ cao ít gây ô nhiễm môi trường vào các khu CN mới.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh độc hại bắt buộc phải có đề án bảo vệ môi trường, các cơ sở kinh doanh khác phải có báo cáo tác động môi trường.

- Tùy theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc phải tự đầu tư các công nghệ để không gây ô nhiễm môi trường, hoặc phải đầu tư xử lý sự cố môi trường, hoặc phải đóng kinh phí để tham gia khắc phục.

c) Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng

Mục tiêu nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực các con sông, từ đó biến nhận thức thành hành vi và thói quen bảo vệ môi trường.

Các nội dung cần thực hiện:

- Phổ biến Luật BVMT, Nghị định, thông tư, nghị quyết của các cấp ban ngành đến từng địa phương trong lưu vực.

- Tổ chức các hội thảo, các khóa tập huấn về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, nhãn môi trường, nhãn sinh thái.

- Triển khai các hoạt động truyền thông môi trường qua các chương trình cụ thể, ví dụ như: giáo dục môi trường lưu động, phát động các phong trào nhân các ngày vì môi trường...

3.3.2 Giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải

a) Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng

Mục tiêu nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải đưa vào lưu vực các con sông đồng thời tiết kiệm được nguyên vật liệu sử dụng. Các nội dung cần thực hiện:

- Điều tra, đánh giá hiện trạng áp dụng sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu vực các con sông.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ và thông tin môi trường áp dụng sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu vực các con sông.

- Duy trì thực hiện chương trình hỗ trợ và thông tin môi trường áp dụng sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu các con sông.

- Tổng kết và đánh giá định kỳ tình hình thực hiện sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu vực các con sông.

b) Kiểm soát nguồn phát thải ô nhiễm

Mục tiêu nhằm kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt trong lưu vực các con sông. Cần thực hiện các việc sau:

Kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc lưu vực các con sông bằng cách:

- Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở ra sông Đá Bạc.

- Xây dựng và vận hành mạng lưới quan trắc nước thải tự động tại các cơ sở xả thải ra lưu vực. Lắp đặt đồng hồ đo lượng nước thải theo đúng Luật Tài nguyên nước. Các cơ sở thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo Luật Bảo vệ môi trường.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc nước mặt tự động trên lưu vực sông.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường đối với nước thải của các nhà máy trong lưu vực sông.

- Kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động nông lâm nghiệp. Phổ biến cho bà con nông dân nhằm sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục độc hại bị nghiêm cấm hoặc hạn chế sử dụng. Phổ biến kỹ thuật sử dụng hiệu quả phân bón và thuốc trừ sâu nhằm tránh bị rửa trôi thất thoát gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai thực hiện nền nông, lâm nghiệp hữu cơ để tránh lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thải vào lưu vực sông.

- Cải thiện sơ bộ chất lượng nước thải trước khi thải ra sông bằng cách: triển khai xây dựng các vùng đệm trong lưu vực sông.

3.3.3 Giám sát môi trường

Một trong các nội dung giải pháp quan trọng mà tác giả muốn đề xuất cho nội dung giám sát môi trường nước sông Đá Bạc là cần xây dựng mạng lưới quan trắc nước trên các con sông. Giải pháp này nhằm đáp ứng được nhu cầu số liệu cho giải pháp đánh khả năng tự làm sạch và quy định cấp phép xả thải hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào sông.

Để có được số liệu quan trắc nhằm đánh giá đầy đủ hơn về CLN sông Đá Bạc theo thời gian, thì việc xây dựng mạng lưới quan trắc dọc sông Đá Bạc là điều cần thiết và cần được triển khai ngay để phục vụ cho việc quy hoạch.

Trong đề tài này, tác giả đề xuất giải pháp xây dựng mạng lưới quan trắc với các nội dung như sau:

Số trạm quan trắc đề xuất: Cần thiết kế xây dựng 3 trạm dọc trên sông Đá Bạc.

Vị trí các trạm quan trắc:

Bảng 3.29: Vị trí các trạm quan trắc đề xuất

Tên trạm Khoảng tọa độ đề

xuất (ĐV: mét) Mục đích và nội dung quan trắc

Trạm UB-01 20059’53”N; 106043’15”E

Đoạn hợp lưu của các nhánh sông nhỏ thuộc phường Phương Nam với sông Đá Bạc. Tiếp nhận nước thải từ nhà máy xi măng Lam Thạch và và một số cơ sở khai thác đá làm vật liệu xây dựng phường Phương Nam, khu dân cư tập trung, sản xuất nông nghiệp.

Trạm UB-02 20059’53”N; 106043’15”E

Đoạn hợp lưu của các nhánh sông nhỏ thuộc phường Phương Nam với sông Đá Bạc. Tiếp nhận nước thải từ nhà máy xi măng Lam Thạch và và một số cơ sở khai thác đá làm vật liệu xây dựng phường Phương Nam, khu dân cư tập trung, sản xuất nông nghiệp.

Trạm UB-03 20059’55”N; 106043’08”E

Đoạn hợp lưu của sông Sinh, sông Uông với sông Đá Bạc. Tiếp nhận nước thải từ nhà máy nhiệt điện Uông Bí và các khu đô thị tập trung (khu trung tâm đô thị của thành phố), sản xuất nông nghiệp.

Hình 3.20: Sơ đồ bố trí trạm quan trắc môi trường nước trên sông Đá Bạc

Thông số quan trắc đề xuất

Như đã trình bày ở chương 2 về ưu điểm của việc nghiên cứu CLN và diễn biến CLN bằng chỉ số chất lượng nước WQI và kết quả đạt được của nội dung này trong chương 3 của luận văn, tác giả muốn đề xuất các thông số dưới đây:

Bảng 3.30: Các thông số quan trắc đề xuất

Mục đích đánh giá Thông số thƣờng dùng

đánh giá Thông số quan trắc đề xuất

Độ axit pH pH

Ô nhiễm hữu cơ DO, BOD, COD DO, BOD, COD, hệ thủy

sinh Ô nhiễm vô cơ Fe, Mn, các kim loại

nặng, các anion vô cơ

Fe, Mn, Mg, Ca, Pb, Cd, As, Hg, SO4+2-, Cl-, F-,

NO2-

Ô nhiễm dinh dưỡng N-NH4+, P-PO43- N-NH4, N-NO3-, Tổng N, P-PO43-, Tổng P, hàm

lượng chlorophyll-a

Ô nhiễm dầu mỡ Dầu mỡ

Đánh giá tổng quát chất lượng nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và giải trí theo WQI

pH, TSS, DO, BOD, COD, dầu mỡ, Tổng Coliform pH, TSS, DO, BOD, COD, dầu mỡ, N-NH4, P-PO43-, Tổng Coliform UB1 UB2 UB3

Với các thông số được đề xuất trên đây có thể đánh giá đặc trưng ô nhiễm vật lý, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dầu mỡ, vi sinh theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT. Đồng thời cũng có thể xây dựng chuỗi số liệu chỉ số CLN để đánh giá diễn biến CLN tổng quát của sông thành phố Uông Bí theo thời gian và không gian.

Tần suất quan trắc: tối thiểu 1lần/tháng.

Cơ quan triển khai thực hiện xây dựng và quản lý mạng lưới quan trắc: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh là hợp lý với chức năng và nhiệm vụ mà hiện nay cơ quan này vẫn đang đảm trách.

9 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Sông Đá Bạc trên địa bàn thành phố Uông Bí có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, song chưa có tài liệu hoặc công trình nghiên cứu khoa học nào về sông Đá Bạc, thành phố Uông Bí. Các số liệu về CLN sông chỉ được thể hiện trong một số Báo cáo kết quả môi trường hàng năm do Trung tâm quan trắc môi trường thực hiện, tuy nhiên số liệu khá ít và chỉ dừng lại ở một số thông số môi trường nước. Đề tài “Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trƣờng” được coi là tài liệu khoa học đầy đủ nhất cho nghiên cứu CLN sông Đá Bạc, đã đạt được một số kết quả như sau:

- Chất lượng nước sông Đá Bạc, thành phố Uông Bí là nguồn tiếp nhận nước thải chính từ các lưu vực và các con sông, suối trên địa bàn thành phố. Do đó nước sông chịu tác động từ các hoạt công nghiệp (khai thác khoáng sản, các nhà máy xi măng, nhiệt điện), các hoạt động nông, lâm nghiệp và tác động của nước thải sinh hoạt.

Chất lượng nước sông Đá Bạc có hàm lượng của các thông số như BOD, COD, TSS vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT – cột B1. Tuy nhiên chất lượng nước tại sông Đá Bạc theo đánh giá ở trên ở mức tốt, đáp ứng được cột B1 theo QCVN – Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sửdụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

- Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp WQI cho thấy việc đánh giá chất lượng nước bằng WQI rất hiệu quả trong đánh giá diễn biến chất lượng nước sông và cũng như tận dụng tối đa các số liệu quan trắc theo thời gian tại một lưu vực cụ thể. Các số liệu được sử dụng có độ tin cây cao.

- Phương pháp luận đánh giá chất lượng nguồn nước thông qua WQI có thể được triển khai rộng rãi trong việc đánh giá diễn biến chất lượng các lưu vực nước ngọt và sử dụng kết quả làm công cụ quản lý, hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và phổ biến thông tin đến cộng đồng tại mỗi địa phương là việc làm

cần thiết và hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp tính toán WQI theo TCMT còn khá phức tạp trong áp dụng. Để ứng dụng phương pháp này cần có sự triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương trong cả nước.

Kiến nghị

Một số vấn đề cần quan tâm khi đưa đề tài vào thực tiễn: 1. Thành phố Uông Bí cần quy hoạch môi trường tổng thể.

2. Áp dụng các công cụ quản lý môi trường một cách đồng bộ, phù hợp để bảo vệ môi trường các lưu vực sông.

3. Xử lý triệt để các nguồn thải trước khi xả thải ra lưu vực các con sông. 4. Thiết lập hệ thống quan trắc tự động liên tục trên lưu vực sông chính.

5. Tuyên truyền, giáo dục cho các tổ chức cá nhân để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, với nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường được nâng cao cùng với sự quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường của các cấp quản lý ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)