Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới rủi ro nợ quá hạn thẻ tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rủi ro nợ quá hạn thẻ tín dụng bao gồm những nguyên nhân sau:
a. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng gây ra tổn thất trong hoạt động tín dụng cho ngân hàng, nguyên nhân ảnh hưởng tới rủi ro nợ quá hạn thẻ tín dụng từ phía khách hàng bao gồm:
Khách hàng giả mạo thông tin phát hành thẻ: Đây là trường hợp khách hàng cung
cấp thông tin giả mạo về bản thân, về thu nhập, về khả năng tài chính cho Ngân hàng để phát hành thẻ. Ngoài ra còn có trường hợp khách hàng lấy thông tin cá nhân của người khác đến Ngân hàng đề nghị phát hành thẻ, sau đó lấy thẻ chi tiêu trên tài khoản của người khác. Trường hợp này xảy ra khi nhân viên Ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ hồ sơ của khách hàng, không đối chiếu thông tin trên hồ sơ với thông tin của người đề nghị phát hành thẻ.
Thiếu thiện chí hoặc thiếu uy tín trong việc trả nợ vay: Đây là vấn đề liên quan đến
đạo đức của người đi vay, có một số khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng tỏ ra chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp khách hàng làm thẻ tín dụng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo yếu, khách hàng càng không có động lực trả nợ.
Khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng gặp khó khăn về tài chính tạm thời: Do
những yếu tố khách quan ngoài ý muốn của khách hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là do khả năng quản lý kinh doanh kém hiệu quả.
b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo: Kiểm tra nội bộ là bộ phận quan trọng trong hệ
thống ngân hàng vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nếu kiểm tra nội bộ được tiến hành thường xuyên, trong mọi vấn đề, mọi bộ phận, lãnh đạo ngân hàng có thể sớm phát hiện được rủi ro, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp. Ngược lại, sẽ không nhận biết được sớm những
sai sót của cán bộ quản lý tín dụng tại các cấp do lợi ích cá nhân hay trình độ non kém, khiến ngân hàng phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí khó vượt qua.
Cán bộ thiếu đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém hoặc thiếu kinh nghiệm:
Cán bộ lợi dụng vị trí công tác, sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ thẻ, quy trình nghiệp vụ không chặt chẽ để thực hiện các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng.
Cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm, không làm đúng quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu
chuẩn tín dụng là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, do tính cẩu thả, cả nể. Việc phân tích thông tin, đánh giá khách hàng trong quá trình điều tra, thẩm định còn hời hợt, hình thức mang ý chí chủ quan, dẫn đến quyết định cấp tín dụng sẽ kém chất lượng, hiệu quả thấp.
Thiếu thông tin thị trường: Các ngân hàng thường gặp khó khăn về tính chính xác
của thông tin do khách hàng cung cấp. Thiếu thông tin khách hàng có thể dẫn đến thẩm định, đánh giá không đúng năng lực thật sự của khách hàng.
Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi vay: Việc theo dõi hoạt động của khách
hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng phát hành thẻ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng.
Sự hợp tác của các ngân hàng thương mại thiếu chặt chẽ: Các ngân hàng cần hợp
tác chặt chẽ với nhau khi một khách hàng làm thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng. Khả năng trả nợ của một khách hàng đối với nhiều chủ nợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi rủi ro xảy ra, tổn thất có thể đến với bất cứ ngân hàng nào. Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các ngân hàng khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài và qua loa hơn. Hơn nữa, nhiều ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn.
Mở rộng thị trường thẻ tín dụng quá mức: Việc làm này thường tạo điều kiện cho
việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống.
c. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.
Môi trường kinh tế không ổn định: Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được
của thị trường thế giới ảnh hưởng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng thì hoạt động tín dụng gặp khó khăn và rủi ro cao. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển với tốc độ chậm, biểu hiện tính suy thoái, sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về khả năng trả nợ. Nếu lúc này ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu được nợ sẽ tăng lên.
Chính sách Nhà nước góp phần rất lớn với hoạt động kinh doanh của các chủ thể
trong nền kinh tế. Những quy định về như về thuế, những gói kích thích kinh tế, những mức hỗ trợ về lãi suất...sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và chồng chéo: Chính sách, quy định, luật lệ là
những công cụ không thể thiếu để điều hành nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản. Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngân hàng gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới rủi ro thẻ tín dụng còn do thông tin về uy tín thanh toán của khách hàng vay lưu trữ tại NHNN (trung tâm CIC) không đầy đủ, thiếu chính xác.