Đối với cơ quan Nhà nƣớc, bộ ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai (Trang 94)

- Thực tế hiện nay, nông dân sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm, không có liên kết; cây, con nào có dấu hiệu tốt thì đổ xô vào làm, cuối cùng không bán đƣợc dẫn đến vỡ nợ, không trả đƣợc nợ. Vì vậy, để có chính sách tín dụng hiệu quả thì cơ quan Nhà nƣớc cùng Bộ ban ngành liên quan phải có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể; có sự liên kết từ đầu vào tới đầu ra, khi đó tín dụng sẽ bền vững, thậm chí không cần thế chấp ngân hàng vẫn có thể cho vay.

- Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu cơ chế bảo lãnh tín dụng cho nông dân, thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng, thay vì phải cầm cố hay giao nộp sổ đỏ; đồng thời, nghiên cứu việc Chính phủ hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp cho nông dân. Nói cách khác, thay vì hỗ trợ nông dân vay với lãi suất thấp, nên hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm rủi ro giá cả, do mất mùa, thiên tai, dịch hại cho các sản phẩm nông nghiệp. Có nhƣ thế, rủi ro trong hoạt động đầu tƣ vào khu vực nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng sẽ giảm, thúc đẩy các tổ chức này mạnh dạn hơn trong việc đầu tƣ vốn vào nông nghiệp, nông thôn. Cách làm này vừa tạo điều kiện phát triển thị trƣờng bảo hiểm, vừa hỗ trợ thiết thực và đúng mục đích đối với nông dân.

- Luôn tạo ổn định của môi trƣờng vĩ mô. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự yên tâm trong quá trình đầu tƣ của các nhà kinh tế. Có đƣợc sự ổn định kinh tế vĩ mô thì dân chúng sẽ tích cực gửi những đồng tiền nhàn rỗi cho ngân hàng có thời hạn dài hơn và ngân hàng cũng giảm đƣợc rủi ro khi cho vay các khoản trung và dài hạn.

- Yêu cầu Nhà nƣớc, bộ, ban ngành liên quan nhanh chóng hoàn chỉnh cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh đúng giá cả thị trƣờng. Việc xây dựng khung giá cả chung cho tài sản đảm bảo nhƣ của ngân hàng nhà nƣớc là không chặt chẽ và làm cho việc định giá tài sản chủ yếu vẫn dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã giải quyết nhanh chóng các thủ tục công chứng, ký đơn xác nhận hồ sơ vay vốn và đăng ký thế chấp. Sở tài nguyên, Sở xây dựng kế hoạch cần giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng cho các hộ sản xuất - kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho ngƣời dân đến giao dịch với ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều hộ vì chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ ngân hàng dẫn đến việc gặp khó khăn tài chính trong việc sản xuất- kinh doanh.

- Các cơ quan chức năng nhƣ Tòa án, Viện kiểm soát, cơ quan thi hành án, thanh tra NHNN cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản vay mà khách hàng cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm và lừa đảo.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

- Agribank nói chung và Agribank Nhơn Trạch - Đồng Nai nói riêng cần đẩy mạnh công tác tín dụng cho những doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Vì trên địa bàn huyện tập trung nhiều khu công nghiệp. Cụ thể, đối với huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt là thành phố công nghiệp năm 2020, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút các khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng cho ngân hàng trong tƣơng lai.

- Agribank cần thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về các lĩnh vực chuyên môn nhƣ thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, các văn bản luật liên quan đến ngành nhằm cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho CBTD toàn hệ thống.

- Hiện nay, sản phẩm cho vay của ngân hàng chƣa đa dạng, phong phú, chƣa đáp ứng đƣợc nhiều nhƣ mong đợi của khách hàng. Trên thực tế nguồn vốn cho tam nông vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, tính hiệu quả còn chƣa cao. Các khoản vay cho tam nông đa số đều manh mún, nhỏ lẻ và còn nhiều rào cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Bởi vậy, việc thiết kế một chƣơng trình tín dụng bài bản, có chiều sâu cho tam nông là hƣớng đi cần thiết trong bối cảnh nền nông nghiệp đang đƣợc tái cơ cấu. Vì vậy, Agribank cần nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh với các TCTD khác. Ví dụ: ngân hàng có thể đƣa ra các gói sản phẩm mới nhƣ cho vay

theo chuỗi sản xuất dựa trên chuỗi liên kết từ sản xuất, thu mua chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay. Một quy trình cho vay khép kín đối với doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất nhằm từng bƣớc thay thế kiểu cho vay rải rác nhƣ trƣớc. Nhờ đó, sẽ khắc phục tình trạng ngân hàng này cho vay sản xuất, ngân hàng kia cho vay chế biến, xuất khẩu, chỉ cần một khoản vay ở khâu này rủi ro là kéo theo rủi ro ở các khoản vay khác. Ngoài ra ngân hàng nên mở rộng cho vay theo niên vụ cây trồng; cho vay tiêu dùng đối với hộ nông dân.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Agribank cần nâng cấp tốc độ đƣờng truyền của hệ thống IPCAS, bổ sung thêm một số công cụ khai thác thông tin để giúp cho công tác quản lý chi nhánh đƣợc tốt hơn.

- Agribank cần tăng công tác phí cho cán bộ tín dụng phù hợp với mức chi phí mà họ đi công tác, nhất là các cán bộ phải phụ trách địa bàn ở vùng sâu, vùng xa.

- Các quy định, quy trình về cho vay theo từng đối tƣợng cần sớm thống nhất và ban hành. Ngoài ra, các mẫu biểu cần rà soát lại và thiết kế theo từng đối tƣợng cụ thể.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chƣơng 2, cùng với những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại Agribank Nhơn Trạch - Đồng Nai trong thời gian qua, chƣơng 3 của luận văn đã xác định đƣợc xu hƣớng phát triển của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn đã mạnh dạn đƣa ra những giải pháp, đề xuất để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh với chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc là giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu vay trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng với mức rủi ro thấp nhất.

KẾT LUẬN

Chất lƣợng tín dụng chƣa và không bao giờ là vấn đề cũ đối với từng NHTM nói chung và Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Nó luôn đòi hỏi phải đƣợc nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của Ngân hàng. Chuyên đề này đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tín dụng, chất lƣợng tín dụng, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHTM. Từ nghiên cứu lý luận, đã soi rọi vào thực ti n hoạt động của Agribank Nhơn Trạch - Đồng Nai, phân tích đánh giá chất lƣợng tín dụng để từ đó tìm ra nguyên nhân, những nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng.

Nâng cao chất lƣợng tín dụng luôn là một yêu cầu khách quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, nhƣng chất lƣợng tín dụng lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan và quả thực đây là vấn đề rất lớn và phức tạp. Với kiến thức đã đƣợc trang bị và qua công tác thực tế, tôi xin đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị mong muốn sẽ góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với NHTM nói chung và Agribank Nhơn Trạch – Đồng Nai nói riêng.

Trong phạm vi hiểu biết của bản thân cũng nhƣ bị giới hạn bởi thời gian và dung lƣợng của một luận văn nên chuyên đề không thể tránh đƣợc những sai sót, bất cập. Tôi rất mong đón nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn cũng nhƣ hoàn thiện nhận thức của bản thân.

Hy vọng rằng trong tƣơng lai ngân hàng sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đó, góp phần cấp vốn một cách có hiệu quả cho kinh tế địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đoàn Thanh Hà đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.

2. Hồ Diệu (2000), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguy n Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb thống kê, TP Hồ

Chí Minh.

4. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb

khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thƣơng mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Nguy n Thị Tuyết Hoa (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê

7. Nguy n Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB

Thống kê, Hà Nội.

8. Nguy n Minh Kiều (2010), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB

Tài chính, Hà Nội.

9. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà

Nội.

10.Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nxb

Lao động xã hội, TP.HCM.

11.Nguy n Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

12.Nguy n Văn Tiến (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb thống kê, TP

Hồ Chí Minh.

13.Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh

huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, Báo cáo tổng kết năm 2013, Bảng cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011,2012,2013.

14. Quyết định 666/ QĐ- HĐQT-TD ngày 15/06/2010 của Chủ tịch Hội đồng

quản trị NHNo&PTNT Việt Nam V/v ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

15.Quyết định 909/ QĐ- HĐQT- TD V/v ban hành quy định về cho vay HGĐ, cá nhân trong Agribank.

16.Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo V/v ban hành Quy định thực hiện các

biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

17.Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ: Về chính sách tín dụng phục vụ

phát triển nông nghiệp, nông thôn

18.Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy

định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

19.Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam (2012), Chỉ thị 06/CT-NHNN, NXB Giao

Thông Vận Tải, Hà Nội.

20.Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam, Quyết định 1209/QĐ- NHNN ngày 01

tháng 06 năm 2011

21.Quốc Hội Nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ

chức tín dụng luật số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

22.Benton E. Gup, James W. Kolari (2005), Commercial banking - The management of risk, John Wiley & Son, Inc.

23.Joseph F. Sinkey (1998), Commercial bank financial managemnet, Prentice Hall.

24.Joel Bessis (2010), Risk Management In Banking, 3th edition, John Wiley & Son Inc.

25.PeterS. Rose (2004),Commercial Bank Management, 4th edition, McGraw- Hill Irwin.

26.Thomas P.Fitch (2010), Dictionary of Banking Term 5th edition, Barron’s Education Series Inc.

Website

27. http://Agribank.com.vn.

28. Trang web http:// thoibaonganhang.vn

29. Trang web ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam http://www.sbv.gov.vn

30. Trang web Hiệp hội ngân hàng Việt Nam http://www.vnba.org.vn

31.Trang web bản tin tài chính http://www.mof.gov.vn,

http://www.vneconomy.vn, http://www.cafef.vn v.v...

32.http://www.tapchitaichinh.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=19013

33.http://portal.tcvn.vn/default.asp?action=article&ID=1426

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)