9. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.2. Bài học vận dụng đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Từ kinh nghiệm nâng cao CLTD của các nƣớc nói trên, luận văn văn rút ra một số bài học vận dụng cho các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank Giá Rai.
- Thành lập công ty quản lý tài sản thuộc sở hữu của Chính phủ để xử lý nợ khó đòi, từ đó tiến hành cơ cấu lại nợ của các NHTM. Khi đã củng cố đạt đƣợc sự tín nhiệm trên thị trƣờng thì tổ chức bán lại cổ phần trên thị trƣờng cổ phiếu. Những công ty này thƣờng tồn tại từ 10-15 năm sau đó sẽ thanh lý trả lại cho những nhà đầu tƣ ban đầu (Trung Quốc - Malaisia );…
- Có sự tham gia của Ngân hàng Trung ƣơng, đặc biệt là thực hiện giám sát hoạt động tín dụng các NHTM, nhƣ hệ thống kiểm soát của Citibank có sự tham gia của Cục dự trữ liên bang Mỹ – FED (Federal Reserve System – FED), có thành lập bộ phận kiểm soát và kiểm soát nội bộ, sự tham gia của các cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới nhƣ Moodys, S&P và sự kiểm tra giám sát của thị trƣờng (Khách hàng);
- Tiến hành mua bán sáp nhập các ngân hàng (nhiều ngân hàng nƣớc ngoài đã làm có hiệu quả). Những trƣờng hợp đặc biệt Chính phủ đã rao bán ngân hàng cho nƣớc ngoài (Hàn Quốc);
- Để giải quyết tình trạng nợ khó đòi, Chính phủ đã yêu cầu ngân hàng và công ty tài chính phải tăng vốn pháp định và mỗi ngân hàng phải lập quỹ dự phòng bằng 15% tổng nợ khó đòi, mỗi công ty tài chính phải lập quỹ dự phòng bằng 20% tổng nợ khó đòi (Thái Lan);
- Ƣu đãi thuế:Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, Chính phủ đã ban hành những luật thuế đặc biệt – một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định nhƣ giảm thuế trên thặng dƣ vốn. Tính vào chi phí khi TCTD có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, TCTD đƣợc phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó đƣợc tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của TCTD. Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán, khi mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lƣợng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ đƣợc miễn giảm thuế (Hàn Quốc);
- Hoàn thiện khung pháp lý nhƣ quyền quyết định về thời gian, số lƣợng, giá cả và phƣơng thức mua bán các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu giữa ngân hàng và các
công ty, tổ chức có liên quan để tháo gỡ những vƣớng mắc trong việc giải quyết các khoản nợ xấu – nợ có vấn đề nhằm làm sạch bản cân đối kế toán, tạo điều kiện về thanh khoản và hơn hết là cải thiện đƣợc CLTD;
- Thực hiện tốt hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, phát triển mới các công cụ phòng ngừa RRTD song song với việc xây dựng ý thức về quản trị RRTD trong ngân hàng theo các qui định của quốc tế;
- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng nhƣ thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ tín dụng trƣớc đây, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay, nguồn trả nợ thay thế, năng lực quản lý điều hành…
- Thành lập “Ngân hàng cầu nối” (Bridging Bank), sử dụng tiền vốn của ngân sách Nhà nƣớc mua lại toàn bộ số NQH khó đòi của các NHTM để xử lý dần trong một số năm (từ 3-5 năm) và ngân hàng này có chức năng thu hồi các khoản nợ nhằm giải thoát cho các NHTM không bị sa lầy hố nợ khó đòi, để tập trung sức tiếp tục kinh doanh, vực dậy nền kinh tế đang bị suy thoái (Nhật Bản).
Thực chất các bài học nêu trên ở Việt Nam đã đƣợc vận dụng, song tính hiệu quả chƣa cao. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân nổi lên hàng đầu là Việt Nam chƣa vận dụng phù hợp và trình độ năng lực quản lý của các ngân hàng còn khá thấp so với sự phát triển của ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Nên, dù bài học và kinh nghiệm của thế giới có hay đến mấy thì nhân tố xây dựng môi trƣờng kinh doanh ngân hàng và con ngƣời vẫn là hàng đầu trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động ngân hàng nói chung, CLTD nói riêng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dụng chủ yếu, thƣờng xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung cấp cac dịch vụ thanh toán, tạo nên cung tiền tệ thức đẩy nền kinh tế phát triển. CLTD là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện khả năng đạt mục tiêu của tín dụng. Mục tiêu nâng cao CLTD là tất yếu của nền kinh tế và của ngân hàng. Việc thực hiện mục tiêu này lệ thuộc bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán
bộ...) và khách quan (sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài nhƣ: nền kinh tế - xã hội, môi trƣờng pháp lý...). Để nâng cao CLTD thì NHTM phải thiết lập các giải pháp quản lý RRTD có hiệu quả trên cơ sở hiểu đúng bản chất của CLTD, phân tích và đánh giá đúng CLTD hiện tại cũng nhƣ xác định chính xác nguyên nhân của những tồn tại về CLTD, đồng thời tham khảo kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới và khu vực nhằm giúp cho ngân hàng tìm đƣợc biện pháp nâng cao CLTD hữu hiệu để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ
XÃ GIÁ RAI TỈNH BẠC LIÊU