doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam
Đối với chính phủ: Phối hợp chặt chẽ để đàm phán với các thị trường nhập khẩu NS đồng thời cập nhật thông tin những chính sách mới, các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, thông tin thị trường của các nước. Tích cực tìm kiếm, giới thiệu các hiệp hội ngành hàng NS, các tập đoàn, DN uy tín tại các nước để thúc đẩy hợp tác với DN Việt Nam, tranh thủ vận động nguồn vốn ODA, FDI vào nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ các cơ quan chức năng và DN trong nước quảng bá NS Việt Nam tại các nước. Cung cấp thông tin liên quan đến các định hướng lớn, sản phẩm NS, việc đàm phán mở cửa thị trường để trên cơ sở đó cho các tham tán thương mại tại các nước có thông tin làm việc hỗ trợ cho sự phát triển.
Đối với DN: Xây dựng mô hình kết hợp DN vừa làm công tác nuôi trồng, chế biến và XK. Đối với các DN nhỏ, DN chuyên xuất khẩu nông sản không có khu nuôi trồng riêng thì nên chọn phương án thiết lập mối liên kết với các hộ nông dân thông qua các hợp đồng dài hạn, kèm theo trợ giúp vốn và kỹ thuật. Khi cổ phần hóa các DN thu mua, chế biến NS, DN nên dành một số lượng cổ phiếu ưu đãi nhất định để bán cho nông dân
vùng nguyên liệu. Việc chủ động đảm bảo nguồn cung đầu vào của DN sản xuất còn nên được thực hiện trong việc giúp đỡ người nông dân nâng cao năng suất lao động. Hạn chế các ảnh hưởng từ việc biến đổi khí hậu chính là mô hình sản xuất xanh giảm lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp. Tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, xác minh thực lực và uy tín của đối tác trước khi giao dịch là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Duy trì điều tra, cập nhật các thông tin thường xuyên từ phía các đối tác bên Trung Quốc. Chủ động tìm hiểu và chú trọng việc tham dự các hoạt động Hội chợ, triển lãm quy mô lớn. Nghiên cứu khả năng hợp tác với một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại điện tử để XK, tiêu thụ NS, trái cây qua hình thức thương mại điện tử tại thị trường này.