Trong kinh doanh hiện nay thanh toán quốc tế trở nên ngày càng phổ biến, không chỉ có những giao dịch trong nước mà để thúc đẩy nền kinh tế cần phải hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Nếu như chỉ kinh doanh trong nước thôi thì không thể phát triển một cách toàn diện được, vì vậy để có thể phát triển kinh tế trong thời đại hội nhập như ngày nay đòi hỏi cần có các hoạt động liên kết và giao thương với nhau giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
TTR được hiểu là hình thức thanh toán quốc tế mà bên mua đề nghị ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền cho bên bán bằng điện chuyển tiền.
a. Chuyển tiền thanh toán hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai giao dịch thanh toán và chuyển tiền riêng biệt: giao dịch chuyển tiền thanh toán cho hợp đồng mua hàng hóa và giao dịch nhận tiền từ hợp đồng bán hàng hóa. Giao dịch chuyển tiền thanh toán có thể được thực hiện trước hoặc sau giao dịch nhận tiền
Giao dịch thanh toán tiền của công ty Việt Nam cho công ty nước ngoài để trả tiền thanh toán hàng hóa nhập khẩu cần thực hiện theo phương thức thanh toán TTR.
b. Thanh toán tiền mua hàng hóa theo hình thức tạm nhập tái xuất
Căn cứ theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.
c. Chuyển tiền trả nợ vay nước ngoài
Căn cứ Khoản 1, Điểu 24, Văn bản hợp nhất 03/VBHN-NHNN quy định khái niệm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài như sau:
“Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và
các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến vận hành vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh các khoản vay nước ngoài”.
Đối với Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.
d. Chuyển tiền du học
Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh ngoại hối thì “Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp”. Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối thì công dân Việt Nam được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để phục vụ cho mục đích học tập.
e. Chuyển tiền trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP, việc chuyển tiền ra nước ngoài dược áp dụng cho tổ chức, cá nhân được phép thực hiện hành vi chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài để nhằm một số mục đích để phục vụ cho việc tài trợ hoặc viện trợ cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài hoặc được phép sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Người Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trợ cấp cho thân nhân như: cha, mẹ, con, vợ đang cư trú tại nước ngoài; đang cư trú ở nước ngoài hoặc người nước ngoài được hưởng khoản tiền từ việc nhận thừa kế. Chuyển tiền qua thanh toán TTR , người gửi sẽ tới các tổ chức tín dụng yêu cầu chuyển tiền cho người nhận mà thuộc là các đối tượng nêu trên đang cư trú tại nước ngoài.
f. Chuyển tiền định cư
Chuyển tiền định cư được hiểu là việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thực hiện chuyển tiền hoặc tài sản hợp pháp ra nước ngoài. Bên cạnh đó, có thể là người Việt Nam chuyển tiền cho người thân đang định cư tại nước ngoài. Do chuyển tiền định cư ra nước ngoài nên người chuyển tiền cần phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số tiền chuyển. Điều này giúp làm giảm thiểu rủ ro pháp lý khi chuyển tiền ra nước ngoài. Chuyển tiền định cư thường có giá trị lớn, do vậy cần phải thực hiện qua kênh chuyển tiền chính thống là ngân hàng sẽ giúp đảm bảo an toàn, tính bảo mật tối đa cho giao dịch
chuyển tiền của khách hàng. Đối tượng áp dụng cho hình thức chuyển tiền định cư là công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài. Hệ thống chuyển tiền nhanh chóng và chính xác được thực hiện qua SWIFT giúp bạn an tâm khi thực hiện giao dịch.
g. Chuyển thu nhập hợp pháp
Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.
2.6.Trường hợp thực tế sử dụng bộ chứng từ của Ngân Hàng Tiên Phong (TPB)
Thực hiện thanh toán TT REMITTANCE trả trước
NHẬP KHẨU
Nhà nhập khẩu: Công Ty TNHH Thép Quốc Tế Kim Sơn Tên quốc tế Kim Son International Steel Company Limited Mã số thuế 0313787561
Địa chỉ 778/1 Nguyễn Kiệm, Phường 04, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Người đại diện Nguyễn Thành Vinh
Ngoài ra Nguyễn Thành Vinh còn đại diện các doanh nghiệp: Công Ty Tnhh An Phát
Công Ty Tnhh Tín Khang Điện thoại 0903667966
NGÂN HÀNG THỰC HIỆN THANH TOÁN ĐIỆN CHUYỂN TIỀN Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank)
Chi nhánh: Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 456A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. XUẤT KHẨU
FUJIFILM Business Innovation Malaysia Sdn. Bhd
Address: 22, Jalan Jurunilai U1/20, Hicom-glenmarie Industrial Park, 40150 Shah Alam, Selangor, Malaysia
Phone: +60 3-5569 8388
NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI THỤ HƯỞNG Sumitomo Mitsui Banking Corporation
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển hàng và chứng từ
Nhà xuất khẩu: Đóng gói hàng hoá và giao hàng cùng với bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.
Nhà nhập khẩu: Giao bộ chứng từ hợp đồng thương mại cho bên nhà xuất khẩu.
Bước 2: Yêu cầu ngân hàng chuyển tiền
Sau khi đã gửi hàng và chứng từ đi, bên nhập khẩu nhận được sẽ tiến hành làm lệnh chuyển tiền đồng thời gửi hồ sơ kèm bộ chứng từ đến ngân hàng yêu cầu chuyển tiền cho người xuất khẩu.
Bước 3: Ngân hàng thông báo cho bên nhập khẩu
Sau khi đã nhận được đủ các giấy tờ cần thiết từ người nhập khẩu thì ngân hàng sẽ thực hiện trích tiền cho bên xuất khẩu và đồng thời gửi giấy báo nợ cho bên này.
Bước 4: Chuyển tiền
Đây là bước cuối cùng, ngân hàng đại lý sẽ thực hiện chuyển tiền trả và báo lại cho bên xuất khẩu. Lúc này quy trình thanh toán T/T được hoàn thành.
Sau khi nhận được hàng thì nhà nhập khẩu là CÔNG TY TNHH THÉP QUỐC TẾ KIM SƠN bổ sung thêm tờ khai hải quan, vận đơn cùng với hóa đơn thương mại.
Chương 3. Câu hỏi trắc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng môn Ngân Hàng Quốc Tế 1 của GV. Phan Thị Hương
2. Chuyên đề tốt nghiệp khoa Tài chính- Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 3. https://123docz.net/document/4161936-tieu-luan-phuong-thuc-chuyen-tien-trong- thanh-toan-quoc-te.htm 4. https://www.simex.edu.vn/bo-chung-tu-trong-thanh-toan-quoc-te.html? fbclid=IwAR3XNMjKwhUeeIGVvYr8ckC4Gc-g- RlNJLCvm_q3mE0E3_3m5gUcOQ3o3ek 5. https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fcuocvanchuyen.vn%2Ftin-tuc %2Fphuong-thuc-chuyen-tien-remittance-trong-thanh-toan-quoc-te-35.html%3Ffbclid %3DIwAR3lJMT08h7GdQyPtbB8QzBt1z4uIez0crmMx_DC47xmODrZpSULiWXDkR M&h=AT2dotJlWgZLMy2kL3TDm001WzrKPKhq_tTe6H9KSzpWWbncQHLiy2y7EO AsUzP0WeAriqyGZbS7ZslYn9qZbjfaczRuT_j1Z9jpcaABtUgI0CRhheqhlg1iWgt5CFO2 e_eVk_CsPOS5V8g 6. https://www.simex.edu.vn/uu-nhuoc-diem-cua-hinh-thuc-thanh-toan-remittance-t- t.html? fbclid=IwAR384ivxfwzmGD7erGZ7LKFIfUiuef4Fb1VZes2UlEuLBH1f2vodGKH0hks 7. https://simbagroup.vn/thanh-toan-tt-la-gi? fbclid=IwAR3_JDNSrmqOGbMiioY71ozLcd1E- MTvMzKix7VbKTemoMvKGc9W_j0CR4s