2 Quy định kỹ thuật
2.7 Các điều kiện quá tải toàn bộ
2.7.1 Quy định chung
Các đơn vị ứng suất và hệ số thiết kế được sử dụng trong chuyên mục này để thiết lập tải trọng làm việc an toàn trong điều kiện bình thường sẽ không thể ngăn được sự cố bất ngờ xảy ra trong một điều kiện quá tải tổng hợp (Ví dụ móc cần trục của một chiếc tàu này bất ngờ móc vào móc cần trục của một chiếc tàu khác). Hỏng hóc thiết bị là nguyên nhân chủ yếu gây thương tích cho con người. Mục đích của chuyên mục này đó là khu vực điều khiển hoạt động của cần trục luôn tuân theo các nguyên tắc và phải gắn kết với các thiết bị khác nơi mà cần trục được lắp đặt.
2.7.2 Tính toán cho các trường hợp hỏng hóc
Nâng trên công trình biển.
Nâng ngoài công trình
biển, Hsig = 2 m
Nâng ngoài công trình
biển, Hsig = 4 m T ải tr ọ ng làm v iệc a n t o àn , lbs 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 Bán kính tải, ft
Cần trục lắp trên giàn khoan cố định 100.000 90.000 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 Bán kính tải, ft
Cần trục lắp trên giàn / tàu nổi
Hình 7 – Biểu đồ tải định mức đối với các điều kiện vận hành khác nhau
T ải làm v iẹ c an to à n l bs
Nâng trên công trình biển,
Hsig = 2 m.
Nâng trên công trình biển,
Hsig = 4 m
Nâng ngoài công trình biển
Hsig = 2 m.
Nâng ngoài công trình biển
Hsig = 4 m. 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0
Các nhà sản xuất cần trục phải thực hiện các tính toán cho các trường hợp hỏng hóc do tải trọng làm việc cơ bản của các bộ phận trên cần trục (ví dụ tay cần, sơ đồ tải, tải trọng của đối trọng, tải trọng trên dầm, tải trọng trên các giá treo, tải trọng của xylanh nâng cần, tải trọng của khung chân đế, tải trên trụ đứng và chân đế, tải trọng siết khi lắp ráp, và tất cả các yêu cầu của các mối lắp ghép được xiết chặt với nhau). Các nhà sản xuất cần trục phải xác minh rằng trong trường hợp bị quá tải tổng hợp không bị giới hạn khi tính toán cho các khối tải do có một tải trọng biến thiên (ví dụ thuyền bị va vào nhau), các thành phần áp dụng hỗ trợ khu vực điều khiển hoạt động của cần trục không phải là nơi đầu tiên bị hỏng hóc. Những điều sau phải được áp dụng:
(1) Những tính toán này phải giả định rằng dây cáp không bị tuột ra từ trống Palăng; (2) Thứ tự tuần hoàn của hỏng hóc phải được xem như là yếu tố đầu tiên gây ra sự hỏng hóc cho cần trục với phạm vi nhỏ nhất ảnh hưởng tới tính an toàn hoạt động của cần trục.
(3) Nếu khu vực điểu khiển được hỗ trợ theo cần trục, thì tỉ lệ tính toán hỏng hóc do tải trọng của bất kỳ yếu tố hỗ trợ khu vực điều khiển và yếu tố đầu tiên tới khi có hỏng hóc phải không được nhỏ hơn 1,3 đối với bất kỳ bán kính hoạt động nào.
(4) Các điều kiện tải trọng sử dụng cho những tính toán đó (ví dụ là gió, nâng cao quá tầm với, nghiêng ngang quá tầm, gia tốc cần trục) sẽ được xem như tương tự với quá trình tính toán biểu đồ quá trình dỡ tải.
điều kiện nâng thực tế và tình trạng thiết bị có thể khác nhau đáng kể giữa các điều kiện lý thuyết lý tưởng giả định trong quá trình tính toán quá trình tính toán hỏng hóc. Trong mọi trường hợp tải trọng tính toán hỏng hóc nên được sử dụng để biện minh cho hoạt động thực tế của cần cầu theo mức giới hạn của tải trọng.
2.7.3 Phương pháp tính toán
Tính toán các trường hợp hỏng hóc phải được xem xét theo căn cứ sau đây:
(1) Hỏng hóc do tải đối với tất cả các hệ thống cáp luồn được tính bằng cách nhân tải trọng đứt danh nghĩa với số lượng dây hỗ trợ (số tao của cáp); các đầu nối hay hệ thống luồn dây hiệu quả sẽ không được xem xét;
(2) Hỏng hóc do tải đối với tất cả các thành phần kết cấu thép được tính bằng cách sử dụng ít hơn của các ứng suất chảy tối thiểu hoặc độ bền uốn (nếu có) đối với diện tích mặt cắt ngang trục thích hợp và các đặc tính “Dẻo” của khu vực bị uốn;
(3) Hỏng hóc do tải đối với ốc vít ren theo ứng suất được tính bằng cách nhân ứng suất kéo tối thiểu theo tài liệu quy định với diện tích ứng suất kéo nhỏ nhất
(4) Hỏng hóc do tải cho móc hàng được tính bằng cách nhân tải trọng làm việc an toàn cho các móc với hệ số thiết kế móc.
2.7.4 Biểu đồ các trường hợp hỏng hóc
Các nhà sản xuất cần trục phải cung cấp cho bên mua hàng các biểu đồ tính toán các trường hợp hỏng do tải của các thành phần chính theo mục 2.7.2 đối với tất các các hệ thống luồn dây, bán kính hoạt động trong biểu đồ dỡ tải. Những biểu đồ có thể được trình bày dưới dạng bảng dữ liệu hoặc đường cong đồ họa.
Cần trục không tuân thủ theo 2.7.2.1 và 2.7.2.2 sẽ được trang bị một hệ thống hoặc thiết bị mà sẽ phải cung cấp hệ thống bảo vệ tương đương cho các bộ phận hỗ trợ khu vực điều khiển hoạt động của cần trục. Thiết bị này có thể bằng tay hoặc tự động. Nếu tự động, tỷ lệ giữa tải kích hoạt cho các GOPS và hệ số chất tải không nhỏ hơn 1,5 đối với bán kính hoạt động bất kỳ.