Màng nano cacbon
Băng cacbon không dính da ACN do Viện Ứng dụng Công nghệ sản xuất. Điểm đặc biệt là băng không dính da, hút dịch tốt và có thể dùng lại 5-7 lần bằng cách rửa sạch hoặc luộc trong nước sôi. Giá thành của một tấm băng là 24.000VNĐ so với băng cùng loại của Mỹ và Đức (chừng 150.000 VNĐ). Việt Nam, Mỹ và Đức là ba quốc gia sản xuất được băng cacbon không dính da.
Trong khi ghép mảnh cacbon.
Sử dụng nhựa gia cường sợi cacbon (Carbon Fibre Reinforced Plastic - CFP) trong hầu hết các chi tiết thân xe, từ ba-đờ-sốc, khung đỡ động cơ, cửa và mui xe nên EcoRacer chỉ nặng 850 kg.
Màng lọc sợi cacbon trong nón bảo hiểm thiết bị an toàn cao nhất của F1
Tại Việt Nam hiện nay đã đưa sợi cacbon vào trong ứng dụng để phục vụ một số ngành khoa học kĩ thuật cao. Đặc biệt việc xây dựng khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh thì việc phát triển vật liệu mới trong đó có vật liệu sợi cacbon trong composite, cacbon –cacbon, cacbon nano,…Ngoài ra còn ứng dụng trong ngành xây dựng, y tế, …. Là một trong những tiềm năng to lớn mà Việt Nam cần chú trọng vì chúng ta có trữ lượng than đá và dầu mỏ tương đối lớn. vì đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu hiện nay sản xuất sợi cacbon.
KẾT LUẬN
Như vậy, với những tính năng đặc biệt với vai trò và vị trí quan trọng của sợi cacbon về độ bền khả năng chịu nhiệt, độ đàn hồi cao, tồn tại được trong nhiều môi trường khac nhau, độ bền cơ lí vật lí cao. Khai thác trong những nguồn nguyên liệu lớn như than đá và dầu mỏ thì sợi cacbon ứng dụng vào vật liệu composite được xem như vật liệu của tương lai. ứng dụng của nó khá phổ biến trong các lĩnh vực của nèn kinh tế quốc dân. Ngoài ra còn sử dung nhiều trong một số ngành nghiên cứu vũ trụ, dùng trong môi trường làm việc có sức ma sát và khắc nghiệt. Việc tìm ra sợi cacbon và đưa vào trong thành phần của vật liệu composite xem như một bước tiến mạnh mẽ trong cuộc tìm ra vật liệu mới.