Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất được lựa chọn để sử dụng trong đề tài nghiên cứu này, trong đó tác giả tiếp xúc trực tiếp với các hồ sơ và thông tin của các KHCN đang vay vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bến Tre. Điều này có nghĩa tác giả có thể lựa chọn các đối tượng hồ sơ mà tác giả có thể tiếp cận được. Ưu điểm phương pháp này là dễ tiếp cận với đối tượng nghiên cứu khi thường bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không thể xác định được sai số do lấy mẫu.
Về kích cỡ mẫu trong phân tích hồi qui, kích thước mẫu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định và số lượng biến độc lập. Có nhiều kỹ thuật để chọn kích thước mẫu đại diện cho tổng thể. Một trong số đó là kỹ thuật xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm của Green (1991) trích bởi Lưu Tiến Dũng (2013). Tác giả khuyến nghị công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu như sau: n > 50 + 8m. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình. Giả sử vẫn áp dụng kinh nghiệm chọn mẫu của Green (1991), với số biến độc lập là 11, vậy kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu bằng 138 quan sát. Cỡ mẫu từ 150 hoặc lớn hơn thường là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn đủ nhỏ (Anderson và Gerbing, 1988). Như vậy, cỡ mẫu lớn hơn 150 là có thể chấp nhận được. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được cho nghiên
cứu này là 150. Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Từ những lập luận trên đây, dữ liệu trong nghiên cứu này bảng câu hỏi khảo sát 300 khách hàng cá nhân có vay vốn tại Lienvietpostbank – CN Bến Tre. Nghiên cứu, dự kiến sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên với kích thước mẫu là n = 300, tất cả các thông tin về khoản vay được thể hiện trong hồ sơ vay vốn của 300 khách hàng được lấy ra từ phần mềm quản lý hồ sơ của ngân hàng.