Đánh giá thực trạng thủ tục phá sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 57)

2.3.1. Những mặt tích cực

Sự ra đời của Luật phá sản 2014 với nhiều quy định hoàn thiện và bổ sung cho thủ tục phá sản đã góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc, cho phép các DN, HTX áp dụng thủ tục phá sản một cách đơn giản, thuận tiện hơn (Phan Thị Mỹ Hạnh 2018). Một số mặt tích cực có thể kể tới bao gồm:

Một số nội dung của thủ tục phá sản phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tiệm cận với pháp luật quốc tế

Đối tượng áp dụng thủ tục phá sản

Nhận xét về các quy định này, trước hết có thể thấy việc giới hạn nhóm đối tượng nhất định được áp dụng thủ tục phá sản như vậy là hợp lý trong tình hình kinh tế và xã hội nước ta hiện nay. Việt Nam thực sự chưa đủ khả năng kiểm soát hết nhóm chủ thể cá nhân, tổ hợp tác,…tham gia vào hoạt động kinh tế. Vì vậy, quy định như vậy mang tính thực tiễn cao.

Tiếp theo, việc không đưa ra một nhóm gọi là DN đặc biệt với quy chế thủ tục đặc biệt cũng cho thấy sự công bằng của pháp luật và nhà nước, thể hiện sự giảm thiểu can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế thị trường. Đây chính là

động lực để mọi DN, bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, có thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay không đều phải nỗ lực không ngừng để tránh bị đào thải.

Cuối cùng, một thủ tục phá sản công bằng và minh bạch nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố và quy định cần thiết cho thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài và các TCTD thể hiện tính hoà nhập cao với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn chính Việt Nam.

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Vẫn có ý kiến cho rằng cần mở rộng hơn nữa phạm vi chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn. Ví dụ như cho phép chủ nợ có đảm bảo được nộp đơn trong trường hợp phá sản thông thường. Tuy nhiên, quy định như vậy là đi ngược lại với phần lớn pháp luật phá sản trên thế giới khi mà họ hầu như đều không công nhận quyền này của chủ nợ có đảm bảo.

Chế định Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản

Chế định Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản lần đầu xuất hiện trong pháp luật phá sản Việt Nam và là một trong những điểm sáng quan trọng của thủ tục phá sản mới. Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản là những người am hiểu về pháp luật phá sản, tài chính, kế toán sẽ hỗ trợ thẩm phán trong việc đánh giá tình hình tài chính của DN, HTX một cách chính xác hơn, từ đó giúp thẩm phán hạn chế đưa ra các quyết định sai lầm. Việc có một cơ chế chuyên môn hoá như vậy cũng là phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế. Chế định này được xây dựng khá hoàn thiện từ việc đưa ra điều kiện hành nghề, các quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản cho tới các quy định về trách nhiệm pháp lý của nhóm chủ thể này.

Thủ tục phá sản được cấu trúc hợp lý, có tính hoàn thiện cao và logic cũng như tuân theo xu thế chung của pháp luật quốc tế

Như đã trình bày, thủ tục phá sản về cơ bản gồm 06 bước từ nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; mở thủ tục phá sản; tiến hành HNCN; thực hiện phương án phục hồi kinh doanh; ra quyết định tuyên bố phá sản và cuối cùng là thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Rõ ràng, đây là một thủ tục hoàn thiện và đầy đủ,

giải quyết trọn vẹn các vấn đề của phá sản DN, HTX. Nó cũng phù hợp với tinh thần chung của pháp luật quốc tế là bao gồm hai thủ tục thanh lý và phục hồi.

Ngoài ra, so với Luật phá sản 2004, việc thay đổi hai bước cuối cùng cũng logic và góp phần đẩy nhanh giải quyết thủ tục phá sản hơn. Bởi lẽ, theo quy định cũ, việc thanh lý tài sản để phân chia cho chủ nợ được thực hiện trước khi ra quyết định tuyên bố phá sản. Điều này thiếu hợp lý bởi khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản nghĩa là DN không còn khả năng phục hồi kinh doanh nữa, phá sản là điều tất yếu. Đồng thời, lúc này chỉ còn các khoản nợ khó đòi và tài sản không còn giá trị thương mại nên thanh lý tài sản chỉ kéo dài thời gian mà không dứt điểm được vụ việc.

Thủ tục phá sản trong các trường hợp thông thường có những hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung phù hợp hơn

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về thủ tục phá sản theo Luật phá sản 2004 nghĩa là việc Luật phá sản 2014 vẫn giữ nguyên quy định này nhưng bổ sung thêm giúp các chủ thể tham gia và tiến hành thủ tục phá sản dễ dàng thực hiện hơn. Một ví dụ cho ý kiến này liên quan tới bước nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trước đây Luật phá sản 2004 chỉ quy định về việc thông báo quyết định mở thủ tục phá sản thì nay việc quyết định không mở thủ tục phá sản cũng được thông báo (Điều 43 Luật phá sản 2014). Đây là sự bổ sung nhỏ nhưng thể hiện sự toàn diện trong tư duy lập pháp và ban hành pháp luật của nhà nước ta để thủ tục phá sản thêm mạch lạc, gãy gọn và đầy đủ.

Thứ hai, thay đổi nghĩa là quy định vẫn được giữ nguyên về mặt ý tưởng nhưng có một số sửa đổi cả đáng kể và không đáng kể so với Luật phá sản 2004 (Phan Thị Mỹ Hạnh 2018). Một số ví dụ có thể kể tới như:

- Về vấn đề đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, DN, HTX mất khả năng thanh toán sẽ bị Thẩm phán ra quyết định đình chỉ nếu rơi vào một trong ba trường hợp (Điều 95 Luật phá sản 2014). Tuy nhiên, trước đây chỉ có hai trường hợp là khi DN, HTX đã thực hiện xong phương án phục hồi và được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ (Điều 76 Luật phá sản 2014). Quy

định mới rõ ràng thể hiện sự linh hoạt và đơn giản hơn, không cần tới việc triệu tập HNCN tiếp theo để đưa ra biểu quyết.

- Về vấn đề đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản: Việc sửa đổi ở đây chỉ là sửa đổi hai con số. Một là sửa thời gian đề nghị xem xét lại, kháng nghị từ 15 ngày thành 20 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản. Hai là sửa đổi từ 05 ngày thành 03 ngày làm việc đối với thời gian TAND xem xét ra quyết định tuyên bố phá sản phải gửi hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng cáo cho TAND cấp trên trực tiếp (Điều 111 Luật phá sản 2014). Việc sửa đổi này không có ý nghĩa về mặt lý luận nhưng lại có ý nghĩa về mặt thực tiễn thi hành. Thay đổi nhằm mục đích cho thêm các bên có thời gian cân nhắc về việc đề nghị xem xét lại, kháng nghị một cách hợp lý chứ không vì áp lực thời gian mà suy xét không cẩn thận. Đồng thời, việc chuyển hồ sơ trong 03 ngày làm việc, rút ngắn hơn 02 ngày cũng nhằm đẩy nhanh tiến trình giải quyết vụ việc. Hành động chuyển hồ sơ này cũng không phải là hành động quan trọng cần nhiều thời gian nghiên cứu nên quy định giảm bớt cũng là hợp lý.

- Về vấn đề giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị tuyên bố DN, HTX phá sản: Tương tự như ý trên, thời gian giải quyết được rút ngắn từ 45 ngày xuống còn 20 ngày. Sở dĩ quy định như vậy là bởi TAND cấp trên giải quyết việc đề nghị, kháng nghị không cần thiết phải tiến hành thu thập tài liệu từ đầu và vì vậy cũng không cần một quãng thời gian quá dài gây lãng phí nhân lực, vật lực của quốc gia và người dân.

- Về vấn đề cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi DN, HTX bị tuyên bố phá sản: Quy định này được thu hẹp so với Luật phá sản 2004. Thay vì mọi chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, giám đốc, chủ tịch và các thành viên của HĐQT, Hội đồng thành viên của DN, chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã không được quyền thành lập DN, HTX, không được làm người quản lý DN, HTX trong thời hạn từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày DN, HTX bị tuyên bố phá sản thì nay những người này chỉ bị cấm nếu cố ý vi phạm một số quy định của pháp luật. Quy định sửa đổi này giúp DN, HTX phần nào yên tâm làm thủ tục phá sản. Đây

cũng là quy định phù hợp với xu thế chung bởi phá sản không phải là tội, người làm DN, HTX phá sản không phải là tội phạm mà đây là một hiện tượng hết sức bình thường của nền kinh tế. DN, HTX phá sản vì nhiều lý do và chưa chắc là do chủ DN, HTX có hành vi vi phạm pháp luật mà chỉ là do trình độ yếu kém, thiếu may mắn trong kinh doanh,…

Thứ ba, bổ sung là việc thêm mới hoàn toàn các quy định và chế định, đảm bảo mỗi bước trong thủ tục này đều được hoàn thiện tới mức tối đa, bao quát tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Một số bổ sung có thể kể tới là:

Nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

- Quy định thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được cụ thể hoá tại Điều 40 Luật phá sản 2014.

- Bổ sung quy định về việc thông báo sai DN, HTX mất khả năng thanh toán sẽ phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật (Điều 6 Luật phá sản 2014). Tương tự như vậy, một quy định về xử lý khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của toà án mà không trả lời và có lý do chính đáng cũng được áp dụng (Điều 7 Luật phá sản 2014).

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của DN, HTX mất khả năng thanh toán cũng được cụ thể hoá thành một điều luật tại Luật phá sản 2014 (Điều 20 Luật phá sản 2014). Để DN, HTX thấy được vai trò và lợi ích của mình trong việc thực hiện thủ tục phá sản thì một quy định mang tính liệt kê như vậy là cần thiết và đủ rõ ràng.

Mở thủ tục phá sản

- Mặc dù không mang tính bắt buộc nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định cho phép chủ nợ và con nợ có thể thương lượng với nhau và sau đó có thể đề nghị bằng văn bản để rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Pháp luật cũng dự liệu tiếp theo sau đó nếu trường hợp thương lượng không thành công và các nguyên tắc thực hiện thương lượng.

- Một quy định khác thể hiện ưu việt trong giải quyết thủ tục phá sản theo luật mới là việc áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào vụ việc. Đó là các quy

định về thông báo quyết định mở/ không mở thủ tục phá sản, danh sách chủ nợ trên Cổng thông tin điện tử của TAND và Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia. Quy định này tạo điều kiện cho các bên quan tâm và có quyền, lợi ích liên quan dễ dàng theo dõi quá trình giải quyết vụ việc (Điều 43 và 67 Luật phá sản 2014).

Tổ chức HNCN

- Nguyên tắc tiến hành HNCN lần đầu được quy định trong pháp luật phá sản tạo nền tảng cho việc thực hiện một HNCN tự do giữa chủ nợ và con nợ nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật (Điều 76 Luật phá sản 2014).

- Như đã trình bày ở mục 2.1.2, quy định mới về việc cho phép chủ nợ không nhất thiết phải tham dự HNCN trực tiếp mà có thể gửi ý kiến bằng văn bản và việc có tổ chức HNCN hay không không dựa trên số lượng chủ nợ mà là tổng số nợ giúp khắc phục khó khăn triệu tập HNCN.

Phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán

- Sau khi Nghị quyết của HNCN có hiệu lực thì những điều cấm, chịu sự giám sát đối với hoạt động kinh doanh của DN, HTX quy định tại Điều 48 và 49 của Luật này chấm dứt (Điều 92 Luật phá sản 2014). Như đã giải thích, quy định này làm DN được tự do hoạt động, huy động mọi nguồn lực có thể để thực hiện tốt phương án phục hồi.

Tuyên bố phá sản

- Xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt là một quy định hoàn toàn mới nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tối đa sai sót của TAND các cấp cũng như mở rộng tối đa quyền lợi của các bên liên quan (Điều 113 Luật phá sản 2014).

- Nếu xảy ra tranh chấp trước khi có quyết định tuyên bố DN phá sản thì tài sản đang tranh chấp được toà án giải quyết phá sản tách ra để giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Sau khi có bản án và quyết định có hiệu lực của toà án thì tài sản này sẽ được sáp nhập vào tài sản của DN và được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản. Quy định này hạn chế tình trạng quá

trình giải quyết phá sản bị đình trệ do phải xử lý vướng mắc về tranh chấp tài sản (Điều 114 Luật phá sản 2014).

Thi hành quyết định tuyên bố phá sản

- Xử lý tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản tại Điều 115 Luật phá sản 2014 là một quy định hoàn toàn mới. Quy định này dự liệu một trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản. Mặc dù là quy định lần đầu được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật nhưng điều này đã dự liệu đầy đủ các trường hợp xảy ra và hướng giải quyết.

Thủ tục phá sản trong các trường hợp đặc biệt được bổ sung mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan

Các quy định bổ sung về phá sản rút gọn, phá sản các TCTD và phá sản có yếu tố nước ngoài phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Thực tế áp dụng cũng chứng minh đây không phải là các quy định thừa thãi mà đã thực sự được áp dụng trên thực tế. Tính riêng trong năm 2018 thì có 01 DN được tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn trong đó kèm theo cả yếu tố nước ngoài. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một công ty tài chính là Công ty cho thuê tài chính II của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank được phá sản (Khánh Linh 2018).

Thủ tục phá sản theo Luật phá sản 2014 tiếp tục được bổ sung, hướng dẫn bởi các văn bản dưới luật

Ngoại trừ Nghị định 22/2015/NĐ-CP, Thông tư 01/2015/TT-CA và Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP thì gần đây, Thông tư liên tịch số 07/2018/TTLT-BTP- VKSNDTC-TANDTC Quy định việc phối hợp trong thi hành quyết định của Toà án giải quyết phá sản đã được ban hành vào ngày 12/06/2018 và có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2018. Văn bản này thực sự đã đính chính nhiều thông tin còn xung đột với nhau giữa Luật phá sản 2014 và Luật thi hành án dân sự 2010 (Thời hạn ra quyết định thi hành án không đồng nhất giữa khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự (03 ngày) và khoản 1 Điều 120 Luật phá sản 2014 (05 ngày) nay được thống nhất thành 03 ngày theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 07/2018/TTLT-BTP- VKSNDTC-TANDTC) cũng như hoàn thiện các vấn đề còn bị bỏ ngỏ và chưa cụ

Một phần của tài liệu Thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)