Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Hoa Kỳ là quốc gia tiên tiến có có hệ thống pháp luật đồ sộ trong khi Đức là đại diện tiêu biểu cho dòng họ pháp luật thành văn Trung Quốc là quốc gia có hệ thống

chính trị và pháp luật khá tương tự so với Việt Nam nên ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, do việc trình bày thủ tục phá sản ở ba quốc gia trên chỉ dừng lại ở mức khái quát và để không bị lặp lại nội dung với mục 3.2 dưới đây, các bài học kinh nghiệm tác giả đưa ra sẽ không đi vào chi tiết.

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện một thủ tục phá sản có tính ổn định cao.

Pháp luật về thủ tục phá sản ở Hoa Kỳ ra đời từ năm 1978, sửa đổi bổ sung năm 2005; pháp luật Đức có hiệu lực từ năm 1999, có thêm nhiều quy định bổ sung quan trọng năm 2010 và 2011 và pháp luật Trung Quốc về phá sản có hiệu lực từ 2006. Nhìn chung, các quốc gia này đều có các quy định về thủ tục phá sản ổn định lâu dài bất kể thời gian, không gian hay nhiều quan hệ xã hội thay đổi. Để có được một thủ tục như vậy thì chắc chắn nó phải được xây dựng nên dựa trên những logic và nền tảng kiến thức lập pháp cơ bản. Việc bổ sung hay hoàn thiện có thể được thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau thông qua các văn bản luật hoặc dưới luật nhưng chỉ nhằm mục đích làm rõ các quy định pháp luật theo hướng phù hợp hơn với thực tế chứ không nhằm mục đích thay đổi cấu trúc của cả thủ tục phá sản.

Một thủ tục phá sản có tính lâu đời và ổn định góp phần đưa văn hoá và pháp luật phá sản ghim sâu vào đầu những người tham gia vào quan hệ pháp luật phá sản. Điều này cũng góp phần làm cho thẩm phán không phải học và thích ứng lại từ đầu với các quy định mới.

Quá trình làm luật của Việt Nam nói chung thường thay đổi theo tiến trình mở cửa kinh tế, xã hội và chỉ có chu kỳ ngắn trong khoảng 10 – 15 năm. Vậy nên, với thủ tục phá sản 2014, tác giả hy vọng nó sẽ tồn tại lâu đời và trở thành một loại thủ tục gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh và nền kinh tế. Trường hợp thủ tục này bộc lộ các yếu kém thì nên tập trung giải quyết theo hướng giữ nguyên cấu trúc nếu nó đã hoàn thiện và chỉ ban hành các văn bản dưới luật để giải thích pháp luật.

Thứ hai, đưa ra các quy định liên quan tới thủ tục phá sản nhằm mục đích thúc

đẩy tiến hành quá trình phục hồi DN thay vì thanh lý DN.

Đây là một tư tưởng tiến bộ không chỉ ở Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Suy cho cùng, việc một DN hoạt động kém hiệu quả có thể nhờ sự trợ giúp của Nhà nước để sau đó bằng nội lực của mình quay trở lại

nền kinh tế vẫn là một kết quả tươi sáng hơn. Đó là lý do vì sao pháp luật Đức lại ban hành nhiều văn bản mới nhưng chỉ tập trung vào xây dựng thủ tục phục hồi DN hay pháp luật Trung Quốc quy định ngay từ đầu phục hồi đã là một lựa chọn pháp lý. Các quy định được ban hành cần có tính ứng dụng cao thay vì chỉ là các quy định mang tính thủ tục.

Việt Nam phải học hỏi kinh nghiệm các quốc gia này và tiến hành lập pháp ra sao để các DN, HTX mất khả năng thanh toán nhìn thấy cơ hội nhiều hơn là thách thức khi tiến hành mở thủ tục phá sản. Các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng cần cụ thể và hấp dẫn hơn trong mắt DN, HTX lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Thứ ba, tập trung xây dựng các quy định nhằm hoàn thiện cơ chế Quản tài viên. Quản tài viên là một chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật phá sản các quốc gia trên thế giới. Sự tham gia giải quyết của Quản tài viên thể hiện đặc điểm của một thủ tục tư pháp đặc biệt trong đó hạn chế sự tham gia của toà án mà đề cao vai trò của một bên thứ ba với đầy đủ kiến thức và kỹ năng chyên môn. Chính vì vậy mà thủ tục phá sản Việt Nam cần hoàn thiện về việc tham gia của Quản tài viên, thẩm quyền, chức năng, các quy định về phẩm chất, kỹ năng,… sao cho đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra.

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Nội dung của thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành

2.1.1. Đối tượng áp dụng thủ tục phá sản

Như đã nêu ở mục 1.2.1, pháp luật phá sản nước ta đi theo quan điểm giới hạn nhóm đối tượng áp dụng. Cụ thể, Điều 2 Luật phá sản 2014 quy định: “Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.”

Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra định nghĩa DN: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Khoản 1 và 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 đưa ra định nghĩa HTX, liên hiệp HTX:

“1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.”

Như vậy, theo các quy định trên, ta có thể hiểu thủ tục phá sản áp dụng cho mọi loại hình DN, bao gồm: DN tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh cùng với các HTX. So với quy định của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 (Điều 1), quy định này mở rộng thêm về HTX và các DN không nhất thiết phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Nghĩa là thủ tục này áp dụng cho cả DN, HTX có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, so với quy định của Luật phá sản 2004 (Điều 2) và Nghị định số 67/2006/NĐ-CP Hướng dẫn việc áp dụng Luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ

quản lý, thanh lý tài sản (Điều 3 và 4) thì quy định mới không còn tồn tại một nhóm DN đặc biệt nào nữa. Trước đây, thông qua Nghị định này, Chính phủ quy định tiêu chí xác định danh mục DN đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, DN, HTX hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu. Nhóm DN, HTX này được hưởng một thủ tục phá sản đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định này đã hết hiệu lực mà không có một văn bản dưới luật nào hướng dẫn về vấn đề tương tự nên có thể hiểu, Luật phá sản 2014 và thủ tục phá sản theo luật này không phân biệt việc áp dụng thủ tục phá sản với nhóm DN đặc biệt nữa.

Tuy nhiên, do những đặc tính đặc thù nên thủ tục phá sản vẫn có những quy định riêng cho phá sản có yếu tố nước ngoài và phá sản các TCTD. Sở dĩ quy định như vậy là bởi phá sản có yếu tố nước ngoài vô cùng phức tạp, liên quan tới thẩm quyền giải quyết, các chủ thể, tài sản trên phạm vi rộng khắp thế giới. Do đó, cần những quy định đặc thù nhằm giải quyết thủ tục này. Đối với phá sản các TCTD, mặc dù nó là một DN được thành lập và hoạt động theo pháp luật, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng việc phá sản của nó ảnh hưởng vô cùng sâu rộng tới trực tiếp những người gửi tiền, sau đó là tới đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia và có thể gây ra đổ vỡ cả hệ thống tài chính. Vậy nên, thủ tục phá sản các TCTD đòi hỏi phải có một quy trình đặc biệt hơn cả để đảm bảo được lợi ích của đông đảo người gửi cũng như giữ vững nền kinh tế quốc gia. Trước đây, thủ tục phá sản các TCTD không được quy định trong Luật phá sản mà được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định số 05/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc phá sản đối với các tổ chức tín dụng;… Tuy nhiên nhằm thống nhất quản lý, phá sản các TCTD nay đã được quy định tại chương VIII của Luật phá sản 2014 với các quy định riêng, đảm bảo các yêu cầu cần thiết của một thủ tục phá sản chặt chẽ.

2.1.2. Điều kiện mở thủ tục phá sản

Bất kể là trong các trường hợp thông thường hay các trường hợp đặc biệt với phá sản có yếu tố nước ngoài và phá sản các TCTD thì yếu tố duy nhất để xác định điều kiện mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam là mất khả năng thanh toán của DN, HTX. Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định: “Doanh nghiệp, hợp

tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

Như vậy, khái niệm này đã kết hợp cả hai quan điểm là định lượng và định tính. Tuy nhiên, yếu tố được định lượng ở đây không phải là số tiền nợ mà là khoảng thời gian chậm thanh toán nợ. Đối với yếu tố định tính, có thể thấy pháp luật nước ta mới chỉ quan tâm tới việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ như một phần của quan điểm này. Pháp luật nước ta không quan tâm tới bản chất thực sự của phá sản là việc tổng số nợ vượt qua khả năng thanh toán của DN, HTX. Do đó, điều kiện mở thủ tục phá sản ở nước ta mặc dù đã được quy định cụ thể và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho chủ thể tham gia và tiến hành giải quyết phá sản nhưng lại chưa được đầy đủ. Quy định như vậy vừa dễ dàng bỏ sót các DN mặc dù trả được nợ nhưng thực sự cạn kiệt tài sản, không thể tiếp tục kinh doanh, vừa làm cho một số DN không thực sự khốn đốn nhưng tạm thời chưa thanh toán được nợ.

2.1.3. Chủ thể tham gia và tiến hành thủ tục phá sản

Cũng tương tự như đã trình bày ở mục 1.2.3, chủ thể tham gia thủ tục phá sản bao gồm: chủ nợ, người lao động và con nợ; chủ thể tiến hành thủ tục phá sản bao gồm: toà án, người quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan khác, cụ thể là cơ quan thi hành án dân sự. Nhìn chung, các nhóm chủ thể này trong pháp luật Việt Nam đều có nét tương đồng lớn với pháp luật các quốc gia khác trên thế giới. Trong phạm vi mục này, luận văn tập trung làm rõ ba vấn đề chính liên quan tới các nhóm chủ thể này là: Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Thẩm quyền giải quyết của TAND và Chế định Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản.

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Các chủ thể có quyền gồm các chủ nợ không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần; người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít

nhất 06 tháng hoặc ít hơn 20% nếu Điều lệ công ty quy định; thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên hiệp HTX.

Ngoài các chủ thể có quyền nêu trên, các đối tượng là người đại diện theo pháp luật của DN, HTX hoặc không phải người đại diện theo pháp luật nhưng là những người góp vốn, nắm quyền điều hành chính trong các loại hình DN khác nhau có nghĩa vụ thực hiện việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Việc nộp đơn của nhóm chủ thể này được gọi là phá sản tự nguyện.

Như vậy, chủ thể có quyền nộp đơn bao gồm chủ nợ, trừ chủ nợ có bảo đảm; người lao động và chính con nợ trong khi chủ thể có nghĩa vụ chỉ là con nợ. Có thể dễ dàng nhận thấy cùng là con nợ nhưng người có nghĩa vụ thường là người nắm quyền điều hành chính của DN, HTX trong khi người có quyền thường chỉ là người góp vốn, ít có tiếng nói hơn trong hoạt động thường ngày.

Thẩm quyền giải quyết của TAND

Cũng như phần lớn các nước trên thế giới, ở Việt Nam, TAND là cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản từ khi có luật phá sản năm 1993 tới nay. Tuy nhiên, qua các năm vẫn có nhiều điểm khác biệt. Luật phá sản doanh nghiệp 1993 quy định chỉ có Toà án kinh tế cấp tỉnh mới có quyền giải quyết phá sản. Tiếp đó, Luật phá sản 2004 lại căn cứ vào nơi đăng ký kinh doanh và trụ sở chính của DN để xác định thẩm quyền của TAND. Theo quy định của luật mới, thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của TAND được xây dựng dựa trên các yếu tố là trụ sở chính, nơi đăng ký kinh doanh và tính chất phức tạp của vụ việc. Cụ thể, Điều 8 Luật phá sản 2014 quy định như sau:

- TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản đối với các DN, HTX có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và không thuộc vào trường hợp nêu dưới đây.

- TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó trong một số trường hợp đặc biệt như có yếu tố nước ngoài, DN, HTX mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện và bất động sản ở nhiều địa phương khác nhau và vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp.

Chế định Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản

Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản là cách gọi của người quản lý, thanh lý tài sản ở Việt Nam. Đây là một chế định hoàn toàn mới được xây dựng dựa trên sự tiếp thu luật pháp quốc tế. Chế định này ra đời nhằm khắc phục tính cồng kềnh, cơ chế ra quyết định phức tạp của tổ quản lý, thanh lý tài sản theo Luật phá sản 2004.

Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản và DN quản lý, thanh lý tài sản là DN hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản (Điều 4 Luật phá sản 2014). Pháp luật Việt Nam đưa ra hai lựa chọn, một là cá nhân dưới danh nghĩa Quản tài viên và hai là DN dưới danh nghĩa DN quản lý, thanh lý tài sản. Quy định như vậy là linh hoạt và

Một phần của tài liệu Thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)