TỔNG QUAN CHO VAY Ở CÁC NHTMC TẠI ĐỊA BÀN TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân ở các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26)

TP HCM là trung tâm tài chính lớn của Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng lẫn doanh số tài chính. TP HCM trở thành nơi tập trung đông đảo ngân hàng và tổ chức tài chính. Bảng 2.1 thống kê các ngân hàng có trụ sở chính tại TPHCM.

Bảng 2.1. Hệ thống các NHTMCP tại địa bàn TPHCM

STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(tỷ đồng)

Số chi nhánh & sở giao dịch

1 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 12.886 81

2 Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 5.319 30

3 Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt 3.000 17

4 Ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện

Liên Việt 8.881 61

5 Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á 5.000 56

7 Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển

TPHCM 9.810 45

8 Ngân hàng thương mại cổ phần Phương

Đông 6.599 34

9 Ngân hàng thương mại cổ phần Phương

Nam 4.000 35

10 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 12.036 50

11 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

công thương 3.080 33

12 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

thương tín 18.852 72

13 Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập

khẩu Việt Nam 12.355 42

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Tại thời điểm năm 2019 tại TPHCM có 12 ngân hàng thương mại do tháng 10/2015, NHTMCP Phương Nam chính thức sát nhập với NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. Trong năm 2018 tình hình hoạt động ngân hàng tại TPHCM vẫn ổn định, từng bước có nhiều cải thiện. Theo số liệu của báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 năm 2018 do cục thống kê TPHCM thực hiện, hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố 12 tháng năm 2018đạt kết quả tăng trưởng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động trên địa bàn vẫn đảm bảo tính ổnđịnh, là nền tảng để tăng trưởng tín dụng tích cực. Dư nợ tín dụng có mức tăng trưởng cao, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều tham gia tích cực các chương trình tín dụng của chính phủ, ngân hàng trung ương, Ủy ban Nhân dân thành phố đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Sau giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các ngân hàng trên địa bàn TPHCM đang tiếp tục sắp xếp lại tổ chức và tăng cường hoạt động kinh doanh. Mọt số ngân hàng có nhiều biến động như Sacombank, Eximbank đã từng bước ổn định kinh doanh. Các ngân hàng hiện nay tiếp tục phát triển kinh doanh các dịch vụ thu phí như dịch vụ thanh toán, bảo hiểm. Bên cạnh đó các ngân hàng vẫn tiếp tục giữ vững thị phần và đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với KHCN. Trong đó các sản

phẩm cho vay chính là cho vay mua, sửa chữa nhà đất, mua xe ô tô, tiêu dùng và kinh doanh hộ gia đình.

2.2.2 Tổng quan về hoạt động cho vay KHCN của các NHTMCP tại địa bàn TPHCM TPHCM

Hiện tại các NHTMCP tại TPHCM có rất nhiều sản phẩm cho vay dành cho KHCN. Đối với cho vay có tài sản đảm bảo (thế chấp) có nhiều sản phẩm cho các mục đích như mua bất động sản, sửa chữa nhà, tiêu dùng mua sắm vật dụng gia đình, cải thiện bản thân, mua xe ô tô, bổ sung vốn hoặc đầu tư tài sản, máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu cho các mục đích tiêu dùng thông qua hình thức vay tín chấp trả góp, vay qua thẻ tín dụng, vay bằng hình thức thấu chi tài khoản. Để kích thích nhu cầu vay vốn của KHCN, các NHTMCP thường đưa ra các gói lãi suất ưu đãi với mức lãi suất thấp với tổng dư nợ cho vay dự kiến thường trên 1000 tỷ/gói trong thời gian triển khai gói từ 3 đến 12 tháng. Đối tượng KHCN cho vay của các NHTMCP Việt Nam tại địa bàn TPHCM là người dân của TP với khoản 8,64 triệu người. Dân số tập trung ở vùng thành thị là 6,99 triệu người, chiếm đến 80,9%. Thu nhập bình quân đầu người một tháng là 5,1 triệu đồng, tăng 5,6% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị là 5,4 triệu đồng.

Trong bối cảnh hoạt động đầu tư, mua bán đất động sản tại TPHCM có nhiều khởi sắc thì hoạt động cho vay bất động sản cũng từ đó phát triển. Đặc biệt hiện nay các ngân hàng đã liên kết với chủ đầu tư của các dự án bất động sản để triển khai tài trợ cho KHCN mua căn hộ, nhà dự án. Tuy nhiên hiện nay để kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, chính phủ đã có những yêu cầu ngân hàng nhà nước có biện pháp để kiểm soát cho vay bất động sản. Vì vậy các ngân hàng hiện nay còn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu, mua sắm vật dụng gia đình, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó một số ngân hàng chú trọng phát triển cho vay kinh doanh đối với các cá nhân kinh doanh hộ gia đình. Đối với sản phẩm cho vay ô tô, một số ngân hàng hiện đang phải xử lý nợ xấu do quá trình cho vay trước đây có nhiều rủi ro.

2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÁ NHÂN

2.3.1 Khái niệm quyết định vay vốn

Quyết định vay vốn là một quá trình được diễn ra kể từ khi người đi vay hình thành ý thức về nhu cầu, đến khi tiến hành tìm hiểu thông tin để đưa ra quyết định vay, hoặc lặp lại quyết định vay vốn, trong đó quyết định vay được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình thông qua quyết định vay vốn (Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng, 2013). Đó là kết quả của quá trình chọn lọc, đánh giá các chọn lựa trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa giá trị nhận được và tổn thất mất đi, giữa tổng lợi ích nhận được so với chi phí bỏ ra để có được sản phẩm đó dưới sự tác động của những người xung quanh, bên cạnh các tình huống bất ngờ xảy ra và những rủi ro khi khách hàng nhận thức được trước khi đưa ra quyết định vay vốn ở một ngân hàng.

Theo tác giả quyết định vay vốn là quá trình tổng hợp thông tin về việc cho vay của các ngân hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Từ đó khách hàng cân đối giữa chi phí với lợi ích, nhu cầu và kỳ vọng về sự hài lòng để ra quyết định vay vốn tại ngân hàng.

2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân 2.3.2.1 Chất lượng dịch vụ 2.3.2.1 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ của ngân hàng là việc ngân hàng đáp ứng mức độ nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng với các dịch vụ do ngân hàng đó cung cấp. Vì thế, chất lượng dịch vụ chủ yếu do khách hàng xác định, mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì chất lượng dịch vụ càng tốt. Chính vì chất lượng dịch vụ do khách hàng quyết định nên chất lượng ở đây sẽ mang tính chất chủ quan, nó phụ thuộc vào mức độ nhu cầu, cùng mong đợi của khách hàng, vì vậy mỗi dịch vụ sẽ có những cảm nhận khác nhau, dẫn đến chất lượng cũng khác nhau. Mỗi khách hàng có nhận thức và nhu cầu cá nhân khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất đa dạng và phong phú, từ các dịch vụ truyền thống với huy động vốn, cho vay, thanh toán, thẻ đến các dịch vụ ngân hàng điện tử như internet banking, mobile banking,…Các khách hàng khác nhau sẽ có lựa chọn và sử dụng sản phẩm không giống nhau. Sự trải nghiệm, mức độ hài lòng của khách hàng đối với mỗi sản phẩm trong gói sản phẩm dịch vụ ở các thời điểm khác nhau cũng có sự khác nhau. Khách hàng có thể có nhiều trải nghiệm khi sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Khi một dịch vụ chưa làm khách hàng hài lòng thì họ vẫn có thể nhận xét tiêu cực về toàn bộ dịch vụ của ngân hàng. Nhận xét chủ quan về chất lượng dịch vụ có thể ảnh hưởng đến quyết định khi vay vốn tại ngân hàng của khách hàng.

Thông thường để đánh giá chất lượng dịch của ngân hàng, khách hàng thường có ý kiến về việc việc ngân hàng có quan tâm đến khách hàng khi đến giao dịch, có cung cấp và tư vấn đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch của ngân hàng hay không; khi khách hàng có thắc mắc, khiếu nại có được giải quyết triệt để hay không; nhân viên ngân hàng có tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu hay không. Ngoài ra cơ sở vật chất của ngân hàng cũng là một yếu tố để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ. Ngân hàng có văn phòng khang trang, điểm giao dịch diện tích lớn, các quầy giao dịch thoải mái, có khu phân chia khách hàng thông thường và khách hàng ưu tiên sẽ được khách hàng đánh giá cao.

Tóm lại chất lượng dịch vụ của ngân hàng là việc ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Để khách hàng có thể thoả mãn và cảm thấy hài lòng thì ngân hàng cần phải cung cấp toàn diện từ sản phẩm, nhân viên phục vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.

2.3.2.2 Thương hiệu ngân hàng

Thương hiệu ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN. Quyết định vay vốn cũng giống như việc quyết định mua một món hàng ở cửa hàng. Khi mua hàng chúng ta thường xuyên có khuynh hướng chọn lựa một cửa hàng uy tín, có quy mô lớn. Khách hàng thường có

xu hướng lựa chọn các ngân hàng có thương hiệu lớn, dễ nhận biết, có quy mô lớn, danh tiếng trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đã xây dựng chiến lược về thương hiệu với những điểm khác biệt, độ nhận diện cao, xác định được giá trị cốt lõi của ngân hàng và gây ấn tượng cho khách hàng. Để tăng sự nhận diện thương hiệu thì một số ngân hàng đã thay đổi nhận biết bằng màu sắc, slogan, logo của ngân hàng mình. Điển hình như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng Tiên Phong thay nhận diện thương hiệu vào năm 2013 và gần đây nhất là ngân hàng Hàng hải trong năm 2019. Ngoài ra các ngân hàng còn xây dưng thương hiệu từ chính sản phẩm cho vay của mình. Hiện nay nhắc đến cho vay chung cư nhà dự án thì khách hàng có thể nhớ đến ngay các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Vietinbank với lãi suất thấp, phí phạt trả nợ thấp; ngân hàng như Quân đội, Tiên Phong, Việt Nam Thịnh Vượng liên kết với nhiều dự án với thủ tục phê duyệt nhanh chóng trong 2 ngày làm việc. Một số ngân hàng khác được nhắc đến nhiều khi khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn cho hộ kinh doanh như ngân hàng Á Châu, ngân hàng Sài gòn Thương Tín, Việt Nam Thịnh Vượng.

Tóm lại, khách hàng có thể nhận biết được ngân hàng thông qua nhận diện thương hiệu, danh tiếng của ngân hàng, thương hiệu trong các lĩnh vực cho vay nhất định. Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định vay vốn của KHCN ở các NHTMCP Việt Nam tại địa bàn TPHCM

2.3.2.3 Chính sách tín dụng

Để cho vay Ngân hàng thường có nhiều quy định khoản vay gọi chung là chính sách tín dụng như mức cho vay, thời hạn vay, quy định về tài sản đảm bảo, điều kiện cho vay

Giữa KH và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các KH phải trả cho người cho vay là các NHTM. Lãi suất cho vay là chi phí đầu vào của quá trình SXKD hoặc phần vốn hỗ trợ cho nhu cầu tiêu dùng của KH. Vì vậy lãi suất ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD cụ thể là lợi nhuận thu được hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng trả nợ của KHCN, vì vậy lãi suất điều chỉnh các quyết định vay vốn của họ. Đối với KH vay vốn để kinh doanh

khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của họ. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Đối với khách hàng vay tiêu dùng mua nhà, mua xe.. vấn đề lãi suất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất tăng làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm mức chi tiêu hàng tháng.

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy lãi suất chi phối rất lớn đến quyết định vay vốn của KHCN ở các ngân hàng. Ngoài lãi suất thì hạn mức cho vay cũng là một yếu tố chi phối quyết định vay vốn của KHCN. Tâm lý khách hàng khi vay vốn đều muốn được cấp hạn mức cao để giảm phần tham gia vốn tự có vào phương án vay hoặc để chứng tỏ họ là những KH có tình hình tài chính tốt. Một KH được cấp hạn mức cho vay cao cũng có thể gia tăng thêm uy tín với bạn hàng, với đối tác. Việc cấp hạn mức cho vay cao là kết quả của chính sách thẩm định khách hàng về giá trị tài sản đảm bảo đểm cho vay, thẩm định khả năng trả nợ cũng như phương án vay vốn của khách hàng.

Đối với các KH vay tiêu dùng như mua nhà, mua xe…chủ yếu là những cặp vợ chồng làm cán bộ công nhân viên, thu nhập chủ yếu từ lương, rất quan tâm đến thời hạn cho vay của Ngân hàng để giảm áp lực trả nợ mỗi tháng, không bị gánh nặng chi phí ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Ở các ngân hàng thời hạn cho vay được quy định theo từng sản phẩm cụ thể. Đối với sản phẩm cho vay mua bất động sản thời gian cho vay tối đa thông thường là 20 năm, nhưng cũng có một số ngân hàng như VPbank, Techcombank, … cho vay lên đến 25 năm. Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô thì thời gian cho vay thường là 5 năm nhưng cũng có ngân hàng cho vay lên đến 7 năm. Còn đối với sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo thời gian cho vay tối đa chủ yếu là 10 năm.

Để cho vay thì các ngân hàng có thể cho vay KHCN dựa trên tài sản đảm bảo là nhà đất có giấy chủ quyền hoặc chưa có giấy chủ quyền, xe ô tô, hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ cho vay đối với tài sản đảm bảo là nhà đất chưa có giấy chủ quyền tối đa thường là 70% còn đối với nhà đất có giấy chủ

quyền thì thường là 75%. Ngoài ra các ngân hàng còn có sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo, còn gọi là cho vay tín chấp. Đây là sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng có giá trị khoản vay nhỏ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống. Thời gian cho vay tối đa đối với các khoản vay này tối đa thường là 5 năm. Điều kiện cho vay chủ yếu là phải có thu nhập được trả qua tài khoản ngân hàng hoặc có thu nhập từ hộ kinh doanh.

Các điều kiện xét duyệt cho vay của Ngân hàng cũng là một trong những quan tâm của hầu hết khách hàng khi có nhu cầu vay. Trong đó bao gồm các điều kiện về thu nhập của khách hàng, lịch sử tín dụng, nhân thân, phương án vay vốn. Đối với điều kiện về thu nhập, một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có thu nhập tối thiểu từ 7 triệu đồng mỗi tháng trở lên khi vay có tài sản đảm bảo và tổng số tiền thanh toán gốc lãi hàng tháng bao gồm cả khoản vay đề xuất không vượt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân ở các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)