Sự tăng trƣởng về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc các Ngân hàng Việt Nam phải tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, từ đó thúc đẩy áp lực cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam cần phải tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ… Chính vì vậy, việc gia tăng nguồn vốn, tài sản là điều tất yếu cần thực hiện.

Theo văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 Nghị định về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2010, và gia hạn đến 31/12/2011 là 3.000 tỷ đồng. Đến nay, tất cả các NHTM đều đạt mức vốn pháp định trên. Mức vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tăng trưởng qua các năm.

Trong thời gian tới, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, có thể NHNN sẽ nâng quy định về vốn điều lệ. Trước đây, NHNN cũng đã từng xây dựng dự thảo Nghị định về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ nâng lên 10.000 tỷ đồng năm 2015. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế diễn ra, dự định này đã bị dừng lại nhưng chắc chắn, thời gian tới, NHNN sẽ phải nâng quy định về vốn điều lệ. Khi đó, ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng nếu không sáp nhập, sẽ phải đóng cửa.

Hình 2.1: Quy mô tổng tài sản của 8 NHTM

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của 8 NHTM

Theo bảng trên, năm 2008 quy mô tổng tài sản của 8 NHTMCP hầu như đều dưới 100.000 tỷ đồng, trong đó có 3 ngân hàng thương mại quốc doanh có tổng tài sản khoảng 200.000 tỷ là CTG, VCB và BIDV. Nhìn chung, khối các ngân hàng thương mại quốc doanh có quy mô tài sản lớn hơn nhiều và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao hơn qua các năm so với các ngân hàng thương mại tư nhân khác. Đến năm 2016, tổng tài sản của VCB đạt gần 800.000 tỷ đồng, tổng tài sản của CTG tăng trưởng ấn tượng và đạt gần 1.000.000 tỷ đồng, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 1.000.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các NHTM tư nhân có tốc độ tăng trưởng không cao so với các NHTM quốc doanh, nhưng có mức tăng trưởng ổn định. Đến năm 2016, ngoài EIB, các NHTM tư nhân còn lại đều có quy mô tổng tài sản hơn 200.000 tỷ đồng, riêng STB đạt hơn 300.000 tỷ đồng.

Hình 2.2: Quy mô vốn chủ sở hữu của 8 NHTM

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của 8 NHTM

Hình 2.3: Quy mô vốn điều lệ của 8 NHTM

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của 8 NHTM

Năm 2008, ngoài MBB và SHB chỉ đạt vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, 6 NHTM còn lại đều có vốn điều lệ hơn 5.000 tỷ đồng, riêng VCB có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, ngoài ACB có vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ đồng, 7 NHTM còn lại đều có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng, riêng CTG, VCB và BIDV có vốn điều lệ

hơn 30.000 tỷ đồng. Nhìn chung, các NHTM quốc doanh có tốc độ gia tăng vốn điều lệ cao hơn so với các NHTM tư nhân. Các NHTM chủ yếu gia tăng từ vốn thặng dư cổ phần, chia cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược như Ngân hàng Mizuho là cổ đông chiến lược của VCB hay Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi là cổ đông chiến lược của CTG, từ phát hành thêm cho các cổ đông hiện hữu (NHNN và các cổ đông nhỏ lẻ khác), từ sáp nhập ngân hàng…

Tóm lại, trong những năm gần đây, thị trường tài chính có nhiều biến động, đặc biệt là xảy ra nhiều vụ sáp nhập ngân hàng. Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động rủi ro và thị trường tài chính bất ổn, các NHTM Việt Nam tất yếu phải thay đổi bằng cách tự tái cơ cấu hoặc sáp nhập để nâng cao sức mạnh tài chính, hạn chế rủi ro nợ xấu, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường tài chính trong nước nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)