Sự gia tăng của mức giá chung đƣợc gọi là lạm phát (Mankiw, 2009). Kinh nghiệm từ các nƣớc phát triển cho thấy lạm phát và TTCK có mối liên hệ nghịch chiều. Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn của nền kinh tế, báo hiệu sự tăng trƣởng kém bền vững. Khi lạm phát tăng cao, việc đồng tiền bị mất giá làm ảnh hƣởng đến tâm lý của nhà đầu tƣ muốn chuyển sang nắm giữ các loại tài sản khác nhƣ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... Điều này khiến lƣợng cầu cổ phiếu nói chung và lƣợng cầu cổ phiếu ngân hàng nói riêng bị sụt giảm, lúc này cung cổ phiếu lớn hơn cầu dẫn đến giá cổ phiếu ngân hàng giảm và TSSL cổ phiếu ngân hàng cũng sụt giảm.
Kumar and Puja (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số TTCK Ấn Độ và các biến vĩ mô đƣợc chọn trong khoản thời gian từ tháng 04/1994 đến tháng 06/2011 và kết luận rằng lạm phát, biểu hiện thông qua chỉ số giá, có tác động tiêu cực đến cổ phiếu trên TTCK. Kết quả này cũng giống với kết quả trong nghiên cứu của Muneer và ctg (2011), Subburayan và Srinivasan (2014). Các tác giả đều cho rằng lạm phát là một biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Lạm phát tăng cao ảnh hƣởng tâm lý của các nhà đầu tƣ dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu. Điều này khiến cho cung cổ phiếu lớn hơn cầu cổ phiếu dẫn đến giá cổ phiếu giảm khiến TSSL cổ phiếu giảm. Vì vậy, lạm phát có tác động ngƣợc chiều đến TSSL cổ phiếu ngân hàng.
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động TTCK Việt Nam cho rằng trong dài hạn, lạm phát có mối quan hệ nghịch biến đến chỉ số giá chứng khoán.