Ƣớc lƣợng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 59)

Ƣớc lƣợng với dữ liệu bảng đƣợc ƣu tiên thực hiện ở hai mô hình FEM và REM, tuy nhiên phƣơng pháp ƣớc lƣợng Pooled OLS cũng đƣợc thực hiện. Các mô hình đƣợc ƣớc lƣợng cho cả hai trƣờng hợp có biến tƣơng tác và không có biến tƣơng tác, giúp cho việc quan sát ảnh hƣởng tƣơng tác của các biến trong mô hình rõ ràng và cụ thể hơn. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Pooled OLS cho cả hai trƣờng hợp có và không có biến tƣơng tác đƣợc thể hiện ở hình 4.7 và 4.16 Phần Phụ lục.

Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả ƣớc lƣợng mô hình FEM, mô hình REM và kiểm định Hausman

Các biến giải thích Không có biến tƣơng tác (1) Có biến tƣơng tác (2)

FEM REM FEM REM

EBPT 0.2676*** 0,261*** 0.1589*** 0.1409*** SIZE 0.0008494* 0.0002065 0.0004566 0.0001035 ER -0.002114 -0.002132 -0.001024 -0.001025 TL 0.008092*** 0.005713*** 0.005397*** 0.003563* LG -0.0002282 -0.0003549 -0.0001828 -0.0002418 NPL 0.03501* 0.03611** 0.02305* 0.02912* TYPE - 0.001378 - -0.003864 DOWNT 0.00296*** 0.003587*** 0.0004438 0.0003283 EBT - - 0.3718*** 0.3719*** EBD - - 0.2304*** 0.2547*** EBTD - - -0.2382*** -0.2418*** Số quan sát 190 190 190 190 R-Squared 0.3697 0.3615 0.5010 0.4965 F-statictis 3.1 - 2.89 - P-value 0.0001 - 0.0002 - Kiểm định Hausman (P-value) - 0.1194 - 0.1105 (***), (**), (*): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% (Nguồn: Tổng hợp kết quả ƣớc lƣợng FEM, REM và kiểm định Hausman từ phần mềm Stata 12. Chi tiết tại hình 4.9, 4.10, 4.11, 4.18, 4.19, 4.20 phần Phụ lục)

Kết quả ƣớc lƣợng ở bảng 4.1 cho thấy, các biến có ý nghĩa thống kê trong các mô hình ở hai trƣờng hợp không có nhiều khác biệt. Các biến có ý nghĩa thống kê trong cả bốn mô hình là EBPT (Lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng), TL (Quy mô dƣ nợ cho vay), NPL (Tỷ lệ nợ xấu). Hệ số có ý nghĩa thống kê ở mỗi mô hình trong hai trƣờng hợp không có sự chênh lệch nhiều. Mô hình với biến tƣơng tác luôn có R-Squared cao hơn, và các biến tƣơng tác trong cả hai mô hình FEM và REM đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% cho thấy khả năng giải thích của mô hình tốt hơn so với trƣờng hợp không có biến tƣơng tác.

Kết quả kiểm định F-test (p-value < 0.05) thể hiện ở ƣớc lƣợng mô hình FEM cho hai trƣờng hợp không có biến tƣơng tác và có biến tƣơng tác để bác bỏ giả

thuyết tất cả các ui đều bằng 0 (giả thuyết của OLS), nghĩa là có sự khác biệt giữa ui, do vậy ƣớc lƣợng không còn phù hợp.

Kết quả kiểm định Hausman ở cả hai trƣờng hợp không có và có biến tƣơng tác cũng không khác biệt. Với p-value > 0.05, cả hai trƣờng hợp đều cho thấy mô hình REM tốt hơn, chứng tỏ tính ổn định của mô hình trên. Kết quả này ngƣợc với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015). Theo các nghiên cứu này, mô hình thích hợp để nghiên cứu tác động của các biến độc lập đến LLP là mô hình FEM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)