Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

Để nghiên cứu về ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của các công ty, tác giả đã sử dụng đại diện cho cơ cấu vốn và tỷ lệ nợ vay gồm có: Tỷ lệ nợ ngắn

hạn trên Tổng tài sản; Tỷ lệ nợ dài hạn trên Tổng tài sản; Tỷ lệ tổng nợ trên Tổng tài sản. Ngoài ra, từ các nghiên cứu trƣớc thì các biến Quy mô công ty, Tốc độ tăng trƣởng doanh thu cũng có ảnh hƣởng tới lợi nhuận của công ty.

Đại diện cho lợi nhuận của công ty tác giả thể hiện thông quan chỉ tiêu báo cáo tài chính là ROE.

Các giả thuyết trong bài nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau:

Theo quan điểm truyền thống về cơ cấu vốn và lý thuyết M&M khi công ty có mức nợ vay phù hợp và vừa phải thì cơ cấu vốn của công ty có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của công ty. Hay theo lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn cho biết khi tỷ lệ nợ vƣợt quá mức nào đó, lợi nhuận của công ty có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ nợ, chi phí cho sử dụng nợ cũng tăng theo. Và việc sử dụng nợ tăng cao làm công ty phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính khiến công ty đứng trƣớc nguy cơ phá sản.

Giả thuyết 1: Tỷ lệ tổng nợ vay trên tổng tài sản (TD) sẽ có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của công ty.

Trong nghiên cứu của Ahmad và các cộng sự (2012) cho thấy Tổng nợ trên Tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với lợi nhuận của 58 công ty ngành tiêu dùng và ngành công nghiệp trên sàn Mai Market ở Malaysia. Và cũng cùng kết quả với các nghiên cứu của Mahfuzah và Dr.Raj Yadav (2012); Rami Zeitun and Gang Tian (2014); Phan Thanh Hiệp (2014).

Giả thuyết 2: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD) có mối quan hệ đồng biến tới lợi nhuận của công ty.

Trong nghiên cứu của Ahmad và các cộng sự (2012) và Đoàn Ngọc Phúc (2014) đều cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn so với tổng tài sản có quan hệ đồng biến tới lợi nhuận của công ty.

Giả thuyết 3: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD) có quan hệ nghịch biến với lợi nhuận của công ty.

Kết quả nghiên cứu của Manfuzah Salim and Dr. Raj Yadav (2012) của đã cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng tài sản có quan hệ nghịch với ROE của 237 công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia. Kết quả này cũng cùng kết với Varun Dawar (2014); Đoàn Ngọc Phúc (2014); Nguyễn Thị Diễm (2012) hay kết quả của Nguyễn Hữu Khánh Nguyên (2015).

Giả thuyết 4: Quy mô công ty (SIZE) có quan hệ đồng biến với lợi nhuận của công ty.

Đối với giả thuyết 4 đƣợc Varun Dawar (2014) đƣa vào nghiên cứu áp dụng cho 78 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay của Ấn Độ với kết quả cho thấy SIZE có quan hệ đồng biến đến lợi nhuận của công ty trên sàn Bombay. Kết quả này cũng cùng với kết quả nghiên cứu của Rami Zeitun and Gang Tian (2014) .

Giả thuyết 5: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu (GROWTH) có quan hệ đồng biến với lợi nhuận của công ty.

Giả thuyết 5 cũng đƣợc Rami Zeitun and Gang Tian (2014); Varun Dawar (2014); Nguyễn Hữu Khánh Nguyên (2015), đƣa vào nghiên cứu cho thấy kết quả GROW có ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận của công ty.

Từ những giả thuyết nghiên cứu trên khi đã dựa vào kết quả của các nghiên cứu trƣớc, tác giả đã tóm tắt kỳ vọng về dấu của các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu tại Bảng 3.3 bên dƣới:

Bảng 3.3 Tóm tắt kỳ vọng về dấu của các biến

Tên Biến Ký hiệu Ảnh

Tỷ số nợ trên tổng

tài sản TD -

Mahfuzah Salim và Dr.Raj Yadav (2012), Hasan, Ahsan, Rahaman và Alam (2014), Zeitu, R.and Tian(2007) Đoàn Ngọc Phúc (2014), Nguyễn Hữu Nguyên Khánh (2015), Phan Thanh Hiệp (2016)

Tỷ số nợ ngắn hạn

so với tổng tài sản STD -

Varun Dawar (2014), Mahfuzah Salim và Dr.Raj Yadav (2012) Đoàn Ngọc Phúc (2014), Nguyễn Hữu Khánh Nguyên (2015), Tỷ số nợ dài hạn so với tổng tài sản LTD + Ahmad và các cộng sự (2012), Gill và cộng sự (2011) Đoàn Ngọc Phúc (2014)

Quy mô công ty SIZE + Zeitun & Tian (2007), Margaritis & Psillaki (2007),Varun Dawar (2014),

Tốc độ tăng trƣởng

doanh thu GROWTH +

Varun Dawar (2014); Đoàn Ngọc Phúc (2014); Phan Thanh Hiệp (2014); Nguyễn Hữu Khánh Nguyên (2015).

3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu về ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của các Công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE, đề tài chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để nghiên cứu khái quát và mô tả những đặc điểm của dữ liệu thu thập, từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích tƣơng quan đƣợc sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến với nhau nhằm xác định mức độ tƣơng quan mạnh hay yếu, cùng hay ngƣợc chiều giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, phân tích tƣơng quan còn góp phần nhận diện hiện tƣợng đa cộng tuyến có xảy ra hay không; nếu các biến độc lập có hệ số tƣơng quan cao thì đây là dấu hiệu của đa cộng tuyến, nếu xuất hiện hiện tƣợng đa cộng tuyến thì tác giả sẽ thực hiện kiểm định đa cộng tuyến và khắc phục mô hình. Thông thuờng, hệ số tƣơng quan lớn hơn 0.5 thì mô hình gặp vấn đề về đa cộng tuyến.

Phƣơng pháp kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi : Hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi thƣờng gặp khi thu thập số liệu chéo (theo không gian). Nếu phƣơng sai sai số thay đổi thì các uớc lƣợng của mô hình OLS là không hiệu quả, vì đây là giả thuyết cơ bản của mô hình. Nguyên nhân xẩy ra do tích lũy kinh nghiệm mà sai số theo thời gian ngày càng giảm, do bản chất của hiện tƣợng kinh tế, công cụ về thu thập xử lý số liệu cải thiện dẫn đến sai số đo lƣờng và tính toán giảm, trong mẫu có các outlier (giá trị rất nhỏ hoặc rất lớn so với các giá trị quan sát khác) và mô hình hồi quy không đúng (dạng hàm sai, thiếu biến quan trọng, chuyển đổi dữ liệu không đúng) hậu quả ƣớc lƣợng OLS vẫn tuyến tính, không chệch Tuy nhiên, chúng sẽ không còn có phƣơng sai nhỏ nhất nữa, nghĩa là, chúng sẽ không còn hiệu quả nữa và ƣớc lƣợng phƣơng sai của ƣớc lƣợng OLS, nhìn chung, sẽ bị chệch.

Phƣơng pháp kiểm định tự tƣơng quan : Tự tƣơng quan xảy ra khi sai số của một quan sát bị ảnh hƣởng của sai số của quan sát khác nó thƣờng xẩy ra do xử lý số liệu , sai số do lập mô hình dẫn đến ƣớc lƣợng OLS không lệch nhƣng không hiệu quả. Các trị thống kê tính theo OLS không hữu ích trong việc nhận định mô hình , kiểm định t, F không còn hiệu lực, R2 cao do vậy ta dùng mô hình logarit làm giảm cách biệt giữa các giá trị vì vậy làm giảm mức mức độ của phƣơng sai thay đổi

Phƣơng pháp phân tích hồi quy: thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Eviews8, tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân bằng (Balanced panel regression) để

kiểm định xu hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của các Công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE, sử dụng mô hình mô hình bình phƣơng tối thiểu dạng gộp (Pooled Least Square Model – Pooled OLS) là cách hồi quy đơn giản nhất khi đã bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu, mô hình các yếu tố tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) sẽ đƣa tất cả các ảnh huởng theo chuỗi thời gian và % chéo nên có thể cho thấy đƣợc mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc một cách chính xác hơn. Nếu mô hình xuất hiện các khuyết tật nhƣ đa cộng tuyến, phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan thì sử dụng kết quả hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất tổng quát (Generalized. Least Squares – GLS).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)