Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng CR không có ý nghĩa thống kê (72,9%). Điều này có nghĩ là chưa đủ cơ sở thực nghiệm để kết luận về mối tương quan giữa yếu tố rủi ro tín dụng với thu nhập lãi cận biên của các NHTM trong phạm vi giới hạn nghiên cứu này.
4.6.8. Giả thuyết H8 về tốc độ tăng trưởng kinh tế-GDP
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có ý nghĩa thống kê (50,2%). Điều này được giải thích là dữ liệu chưa đủ cơ sở
để kết luận về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với thu nhập lãi cận biên của các NHTM trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, vì vậy không được chấp nhận để giải thích cho sự thay đổi của biến thu nhập lãi cận biên vào biến tăng trưởng GDP.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý 5.1. Kết luận
Trên cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm được thực hiện trước đó trong chương 2, đề tài đã đưa ra mô hình và phương pháp nghiên cứu trong chương 3, qua đó đã đưa ra được kết quả nghiên cứu trong chương 4 để
xác định được các yếu tốảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM trong mẫu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 bằng phương pháp thông kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy với kết quảđược thể hiện qua bảng sau
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Biến vọng Kỳ dấu
Kết quả Giả thuyết Mức ý nghĩa
CAP + 0,1350 Chấp nhận 5%
LAR + 0,0095 Chấp nhận 1%
LDR + 0,0085 Chấp nhận 10%
CTI - -0,0136 Chấp nhận 5%
IR + 0,0002 Chấp nhận 10%
SIZE + -0,0013 Bác bỏ Không có ý nghĩa thống kê
CR + 0,0765 Bác bỏ Không có ý nghĩa thống kê
GDP - -0,1144 Bác bỏ Không có ý nghĩa thống kê
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Stata
Qua bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu trên đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng niêm yết và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đó đến thu nhập lãi cận biên như thế nào. Như
vậy nghiên cứu đã loại bỏ được các biến không có ý nghĩa thống kê và không có đủ cơ sở để xác định mối quan hệ với thu nhập lãi cận biên đó là các biến quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng,và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, còn các biến còn lại gồm quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, tỷ lệ dư nợ trên huy
Thứ nhất, quy mô vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa 5%, khi CAP tăng lên 1% thì NIM sẽ tăng lê 0,135%.
Thứ hai, quy mô cho vay có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 1%, khi quy mô cho vay tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên của NHTM sẽ tăng lên 0,0095%.
Thứ ba, tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 10%, khi tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên của NHTM sẽ tăng lên 0,0085%.
Thứ tư, tỷ trọng chi phí quản lý có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 5%, khi chỉ số tỷ trọng chi phí quản lý tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên của NHTM sẽ giảm 0,0136%.
Thứ năm, tỷ lệ lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 10%, khi tỷ lệ lãi suất tăng lên 1% thì thu nhập lãi cận biên của NHTM sẽ tăng lên 0.02%.
Thứ sáu, các yếu tố quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình vì hệ số P-value lần lượt lượt là 61,5%, 72,9% và 50,2%. Như vậy chưa đủ cơ sở để kết luận về mối quan hệ
giữa các yếu tố đó với thu nhập lãi cận biên của NHTM trong mô hình nghiên cứu.
5.2. Khuyến nghị
5.2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu CAP
Quy mô vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam. Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng tăng thì thu nhập lãi cận biên của ngân hàng càng tăng, tiềm lực tài chính của ngân hàng càng mạnh. Như vậy để tăng vốn chủ sở hữu thì các ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ
phiếu ra thị trường để huy động thêm vốn, tăng thêm phần lợi nhuận giữ lại, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, bán cổ phần cho các đối tác là các ngân
hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài, trích lập các quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹđầu tư từ lợi nhuận giữ lại năm trước.
5.2.2. Quy mô cho vay LAR
Quy mô cho vay có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên. Quy mô cho vay càng tăng sẽ làm cho thu nhập lãi cận biên của ngân hàng càng tăng. Tuy nhiên khi quy mô cho vay tăng nghĩa là tốc độ tăng của dư nợ cho vay cao hơn tốc độ tăng của tài sản. Khi đó rủi ro thanh khoản sẽ càng tăng, rủi ro tín dụng sẽ càng tăng. Các ngân hàng cần tập trung tiếp thị riêng đối với từng phân khúc khách hàng, tiếp cận khách hàng mục tiêu cụ thể, tập trung vào các khách hàng có tiềm năng. Tuy nhiên, khi ngân hàng tăng quy mô cho vay thì cũng cần lưu ýđến việc đảm bảo an toàn tín dụng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước, thực hiện chặt chẽ quy định trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo nguồn vốn giải ngân được dùng đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả.
5.2.3. Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động LDR
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động LDR có mối quan hệ tương quan dương với thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Khi tỷ lệ này tăng nghĩa là tốc độ tăng của dư nợ cho vay cao hơn tốc độ
tăng của nguồn vốn huy động thì thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này tăng cao nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với nguy cơ rủi ro thanh khoản. Vì vậy để tăng tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động, ngân hàng cần phải cân nhắc về nguồn tiền để đảm bảo cho khả năng thanh khoản, đáp ứng điều kiện theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước, sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả, trách lãng phí nguồn tiền huy động không được sử dụng hoặc sử dụng không sinh lời.
5.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý CTI của các ngân hàng
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ trọng chi phí quản lý CTI có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Tỷ trọng chi phí quản lý của ngân hàng càng tăng thì thu nhập lãi cận biên của ngân hàng càng giảm. Hiệu quả quản lý có tốt hay không phụ thuộc vào chi phí hoạt động và thu nhập của ngân hàng. Khi tỷ trọng chi phí quản lý tăng nghĩa là mức tăng của chi phí cao hơn mức tăng của thu nhập. Như vậy để tăng thu nhập lãi cận
biên dựa vào hiệu quả quản lý, thì các ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc nâng cao trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng bằng cách thực hiện các lớp học bồi dưỡng kiến thức hàng năm, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, thành lập bộ phận phụ trách mảng công tác đào tạo, tổ chức các cuộc thi kiểm tra năng lực cán bộ
hàng năm để củng cố kiến thức. Cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy hoạt động, bố trí hợp lý cán bộ công tác trong các phòng ban, tinh gọn bộ máy hoạt động nhằm cắt giảm chi phí nhân viên. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng nên cắt giảm chi phí thuê mướn trụ sở và các chi phí khác nhằm tăng thu nhập lãi cận biên.
Bên cạnh đó mỗi ngân hàng cần xây dựng, củng cố và phát triển hệ
thống công nghệ tiên tiến, hiện đại và đặc biệt là an toàn để tránh sơ hở để kẻ
gian lợi dụng chuộc lợi.
5.2.5. Vấn đề về lãi suất
Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của NHTM. Theo kết quả nghiên cứu thì khi tỷ lệ lãi suất tăng thì thu nhập lãi cận biên của NHTM sẽ tăng. Lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc xác định thu nhập của ngân hàng. Vì vậy để có chính sách lãi suất phù hợp, các NHTM cần có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng để từđó đánh giá được tính thanh khoản của ngân hàng, phân phối nguồn vốn huy động được vào các mục đích cho vay phù hợp. Xác định
được cụ thể mục tiêu thu nhập của ngân hàng để xác định lãi suất huy động và cho vay phù hợp. Bên cạnh đó các nhà quản trị ngân hàng cũng cần phải nâng cao khả năng dự báo về xu hướng lãi suất trong trường hợp lãi suất thị trường biến động để có chiến lược giải quyết khi rủi ro lãi suất xảy ra. Đồng thời ngân hàng cũng cần tiến hành phân tích tình hình tài chính, mức sinh lời của từng phân khúc khách hàng để xác định lãi suất cho vay phù hợp
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu dữ liệu của 9 ngân hàng thương mại đã niêm yết trong nước giai đoạn 2010-2016, chưa nghiên cứu được hết các ngân hàng thương mại trong nước để có kết quả tổng quan hơn về hệ thống ngân hàng trong nước .
Khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 2010-2016, đây là khoảng thời gian chưa đủ dài, là khoảng thời gian nền kinh tế đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính. Đề tài chưa có sự so sánh được sự khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên trước và sau cuộc khủng hoảng.
Mô hình nghiên cứu mới chỉ đưa vào một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên, trong khi còn nhiều yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên như thị phần ngân hàng, loại hình sở hữu, tỷ lệ vốn hóa thị
trường… chưa được nghiên cứu và đưa vào mô hình nghiên cứu.
Qua các hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn, mở rộng thêm nghiên cứu đối với các ngân hàng chưa niêm yết và đưa thêm vào mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên còn thiếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Trần Ánh Mai (2016), Nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2015, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
2. Đặng Thị Bích Ngọc (2016), Ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Đà Nẵng.
3. Hoàng Vũ Chính (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại Học kinh tế Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Minh Đức (2015), Lịch sử ngân hàng sang trang trong sóng gió, truy cập tại < http://vneconomy.vn/tai-chinh/lich-su-ngan-hang-sang-trang- trong-song gio.htm>
5. Nguyễn Thị Loan (2017), Thu nhập của các nhà băng đến từđâu, truy cập tại <https://www.stockbiz.vn/News/2017/thu-nhap-cua-cac-nha-bang-den- tu-dau.aspx>.
6. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
7.Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập.
8. Phan Thị Cẩm Tú (2014), Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 19/2015.
10. Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thanh Huyền (2014), “Các yếu tố tác động
đến thu nhập lãi thuần của các NHTM cổ phần Việt Nam” , Tạp chí khoa học
11. Ngô Kim Phượng và các cộng sự (2016), Phân tích tài chính doanh nghiệp (tái bản lần 3), NXB Kinh tế TP. HCM
12. Phan Thị Hằng Nga (2013), Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
13. Phạm Hoàng Ân (2013), Các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
1.Jeff Madura, 2011, InternationalFinancial Management
2.Saunders, A., & Schumacher, L., (2000), The determinants of bank interest margins: An international study, Journal of International Money and Finance, pp. 813-832.
3.Hamadi, H., and Awdeh, A. (2012), The Determinants of Bank Net Interset Margin: Evidence from the Lebanese Banking Sector, Journal of Money, Investment and Banking, pp.85-98.
4.Sharma, p., and Gounder, N. (2012), Determinants of bank net interest margins in a Small Island Developing Economy: Panel Evidence from Fiji, Applied Financial Economics, Iss: 22, pp.1647-1654.
5.Doliente, J. S. (2005), Determinants of bank net interest margins in Southeast Asia, Applied Financial Economic Letters, pp.53-57.
6.Fungacova, Z., & Poghosyan, T., (2011), Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank ownership matter?, Economic Systems, 35 (2011), pp. 481–495.
7.Garza-Garcia, J.G., (2010), What influences net interest rate margins? Developed versus developing countries, Banks and Bank Systems, pp. 32-41.
8.Hawtrey, K., & Liang, H. (2008), Bank interest margins in OECD countries, North American Journal of Economics and Finance, pp. 249–260.
9.Glen Arnold (2013), Corporate financial management (Fifth edition), Pearson Education Limited
10.Maudos, J., & Guevara, J.F., (2004), Factors Explaining the Interest Margin in the Banking Sectors of the European Union, Journal of Banking and Finance, pp. 2259-2281.
11.Maudos, J., & Solis, L., (2009), The determinants of net interest income in the Mexican banking system: an integrated model, Journal of Banking and Finance, pp.1920–31.
12.Ugur, A., & Erkus, H., (2010), Determinants of the Net Interest Margins of Banks in Turkey, Journal of Economic and Social Research, pp. 101-118.
13.Zhou, K., and Wong, M.C.S., (2008), The Determinants of Net Interest Margins of Commercial Banks in Mainland China, Emerging Markets Finance & Trade, 44(5), pp. 41-53.
14.Antonio, Ludger & Vito (2016), Public Sector Efficiency: Evidence for New EU Member States and Emerging Markets.
15.Tarus, D.K., & Chekol, Y.B., & Mutwol, M., (2012), Determinants of Net Interest Margins of Commercial Banks in Kenya: A Panel Study, Procedia Economics and Finance.
16.Kasman, A., Tunc, G., Vardar, G., & Okan, B. (2010), Consolidation and commercial bank net interest margins: Evidence from the old and new European Union members and candidate countries, Economic Modelling.
17.Etienne Bordeleau and Christopher Graham (2010), The Impact of Liquidity of Bank Profitability.
18.McShane, W., and Sharpe, G. (1985), A Time Series/Cross Section Analysis of the Determinants of Australian Trading Bank Loan/Deposit Interest Margins: 1962-1981, Journal of Banking and Finance, Vol 9, Iue 1. Pp. 115- 136.
19.Sensarma, R., and Ghosh, S. (2004), Net Interest margin: Does Ownership Matter, Vikalpa, Vol.29, No.1, pp.41-47.
20.Rudra, S., & Ghost, S., (2004), Net Interest Margin: Does Ownership Matter?, VIKALPA, pp. 41-47..
21.Ahmad, R., & Shahruddin, S.S & Tin, L.M., (2011), Determinants of Bank Profits and Net Interest Margins in East Asia and Latin America,