Thực chất của quan hệ lợi ích giữa cá nhân xã hội trong lối sống của sinh viên

Một phần của tài liệu Biện chứng cá nhân xã hội trong lối sống của sinh viên hiện nay (Trang 43 - 73)

7. Kết cấu của khoá luận

2.1.2. Thực chất của quan hệ lợi ích giữa cá nhân xã hội trong lối sống của sinh viên

sống của sinh viên hiện nay

Bước vào một bước ngoặt mới của cuộc đời mỗi sinh viên, đó là môi trường mới hoàn toàn,và rất lạ lẫm; đầy khó khăn, và cũng vô cùng thích thú. Bởi họ sẽ được tiếp xúc với một vùng đất khác biệt về cả lối sống và nền văn hoá của vùng đất mà mình đã sinh ra, được gặp gỡ với bao nhiêu bạn bè, thầy cô mới với những giọng nói đặc trưng từng vùng khác nhau của đất nước ta.

Vừa bước vào một môi trường học tập mới, các tân sinh viên không khỏi bỡ ngỡ trước trường lớp, cách giảng dạy và bạn bè. Nhưng những người xa lạ ấy đã nhanh chóng làm quen với nhau và trở thành bạn từ khi nào không biết.

Tuy nhiên, sinh viên có những cách phân nhóm để chơi thật là phong phú. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu bằng cách hỏi thăm quê quán ở đâu các sinh viên năm nhất bắt đầu “kết lại gần nhau hơn”. Hầu hết đều có xu hướng cùng tỉnh nhà sẽ chơi với nhau. Khi vào sống ở một thành phố mới xa lạ các bạn ấy luôn hào hứng kể cho nhau nghe quê mình có những gì thú vị mặc dù ai cũng đã quen thuộc như lòng bàn tay. Dường như như vậy các bạn mới có thể vơi đi cái tâm trạng trống vắng khi sống cảnh xa nhà.

Cùng một khu vực cũng góp phần làm cho những “chú nai vàng ngơ ngác” xích lai gần nhau hơn. Miền Bắc sẽ có một “hội” riêng vì họ có giọng nói cũng như một số thói quen riêng giống nhau. Các bạn miền Trung cũng quyết không lạc lõng khi ở trong khung cảnh xung quanh mình ai ai cũng có bè có bạn. Nho, cô sinh viên với thân hình nhỏ nhắn nhưng khá lanh lợi, sau nhiều ngày lân la “thăm hỏi sức khỏe” mọi người đã thành lập một “hội đồng hương” toàn các dân xứ Nghệ. Thế là đi học cũng như đi chơi cả nhóm không “rời nhau nửa bước”.

Có nhiều nhóm thân nhau chỉ đơn giản bắt đầu từ hai chữ “ngẫu nhiên”. Ngẫu nhiên ngồi cạnh nhau khi học chính trị đầu năm, ngẫu nhiên được thầy cô phân nhóm làm thuyết trình, ngẫu nhiên tập văn nghệ cùng nhau….Chỉ như vậy thôi mà tình bạn trong sáng bắt đầu. Nhóm bạn của Huyền (sinh viên trường Đại học Văn hoá - Hà Nội) có số lượng khá hùng hậu (khoảng 10 người) luôn được lớp chú ý vì đi đâu làm gì cũng sát cánh bên nhau. Tuy đôi lúc họ có những mâu thuẫn, những bất đồng về ý kiến nhưng sau một thời

gian đâu lại vào đấy. Có những lần cả bọn khám phá thành phố bằng xe buýt, đi nhầm tuyến vừa tốn thời gian vừa tốn nhiều tiền nhưng trông họ ai cũng vui và hồ hởi kể lại cho mọi người nghe.

Sau vài tháng chơi cùng nhau nhóm của B cảm thấy không hợp nên đành đường ai nấy đi. Và rút từ kinh nghiệm lần đầu của mình họ đã cẩn thận chọn bạn thân cho mình. Các bạn ấy tìm hiểu kĩ về đối phương, tiếp xúc nhiều để nhận ra ưu khuyết điểm của nhau, và những “tri âm tri kỉ” cũng tìm thấy nhau. Đặc biệt, có một số sinh viên chọn cách xem người kia vừa là bạn vừa là người yêu. Những cặp này gắn bó, chia sẻ cho nhau tất tần tật về mọi chuyện và cùng nhau học tập nữa. Những “đôi bạn” này thật sự làm người khác ngưỡng mộ vô cùng đấy.

Những nhóm bạn hình thành một cách nhanh chóng nhưng không phải lúc nào cũng nhanh tan rã. Càng chơi chung họ tìm thầy ở nhau sự chân thành, sự đùm bọc và quan tâm. Chơi cùng nhau các bạn sẽ biết thêm những điều thú vị về những phong tục tập quán, những thói quen vùng này có mà vùng kia không có. Điều đó thật sự có ích cho chúng ta. Và từ đây bạn sẽ có nhiều cơ hội đi nhiều nơi khác nhau mà không sợ không có chỗ ở và người hướng dẫn.

Xa gia đình, vừa mới nhập học, nên các sinh viên thường hay suy nghĩ về các mối quan hệ mới, nhất là “tình bạn”. Hiện tại, hẳn bạn sinh viên năm 1 nào cũng đã tìm được cho mình vài người bạn phù hợp để trò chuyện, tâm sự. Không chỉ là suy nghĩ của riêng các bạn tân sinh viên mà ngay cả những bạn sinh viên đã học đến năm 2, năm 3, hay năm 4 cũng vậy, xu hướng của các bạn là cần phải có bạn. Bởi cho dù có những bạn có đầy đủ vật chất và tình cảm từ gia đình, những đã đi học xã nhà thì tất cả mọi người đều như nhau, do vậy họ tìm đến các mối quan hệ xung quanh để được chia sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn và cùng tận hưởng những niềm vui và hạnh phúc. Tình bạn là tình cảm mà bất cứ ai cũng cần có, bởi con người sinh ra và lớn lên trong tổng hòa các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội… Mối quan hệ lợi ích giữa những sinh viên với nhau cũng nằm trong các mối quan hệ cần thiết và quan trọng đối với

mỗi sinh viên. Tuy nhiên, có nhiều suy nghĩ và quan điểm của sinh viên thời nay về tình bạn. Các quan điểm có thể trái chiều nhau.

. + Tình bạn dựa trên công việc

Bước chân vào môi trường đại học, cao đẳng tức là mỗi bạn sinh viên đang dần trưởng thành trong cách sống, cách chia sẻ và làm việc theo một trình độ nhất định. Môi trường ấy quy định tính cách, lối sống và quan điểm của mỗi bạn. Đặc biệt, sinh viên không thể tách biệt các mối quan hệ bạn bè, bởi trong môi trường đại học, cao đẳng không cho phép bạn sống đơn độc, bạn sẽ không tránh được những buổi họp nhóm, thảo luận, thuyết trình hay giao lưu bạn bè ở các khoa... Tuy nhiên, có một điểm nghe có vẻ hơi mâu thuẫn đó là: đôi khi vun đắp tình bạn ở đai học, cao đẳng là một điều nan giải, có khi là khó có thể có một người bạn thân như hồi cấp ba. Đơn giản do môi trường và cũng do chính thiện chí kiểu “nửa người lớn” của sinh viên.

Mối quan hệ lợi ích giữa sinh viên với nhau được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong đó có những mối quan hệ điển hình như: mối quan hệ đối với những sinh viên khoá trước đang học tập cũng như đã ra trường và mối quan hệ giữa những sinh viên cũng khoá với nhau.

Đối với bậc đàn anh, đàn chị của những khoá trước thì các bạn ấy tìm thấy các anh, các chị những đức tính, những quan điểm, chí hướng và cả những phương pháp, kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập. Họ là những người đi trước, khó khăn cũng đã vượt qua, thành công cũng không nhỏ, hơn nữa họ sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm và tri thức mà họ có nếu các bạn tìm đến họ, bởi vậy chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều bổ ích từ mối quan hệ này. Đây cũng là một trong những phương pháp giúp các bạn gặt hái thành công trong cuộc sống và học tập nếu chúng ta biết mở rộng mối quan hệ này hơn nữa. Đừng ngần ngại khi học hỏi, bởi “muốn biết thì phải hỏi, muốn giỏi thì học”.

Đối với những sinh viên cũng khoá, cùng lớp. Các bạn có chung nhiều điểm như: điểm xuất phát ngang nhau, mức độ khó dễ của chương trình học đều được lĩnh hội như nhau, cùng chung nhiều đặc điểm tâm, sinh lý do vậy họ sẽ rất dễ tiếp xúc, gần gũi, chia sẻ, dễ thông cảm với nhau hơn. Tuy nhiên

họ có nhiều điểm chung như vậy nhưng cũng có không ít điểm khác nhau, mỗi người tìm cho mình những phương pháp khác nhau để đi đến đích, có người đi đến đích sớm cũng có người muộn hơn, số còn lại là đúng thời điểm. Có thể cùng chung môn học, cùng một giảng viên truyền đạt nhưng lại có cách lĩnh hội kiến thức không giống nhau, có bạn lĩnh hội tối đa và phát huy được những kiến thức đã học, nhưng cũng không ít bạn học xong và gửi lại cho thầy, cô. Trong các hoạt động tập thể, có những bạn nhiệt tình, sôi nổi nhưng bên cạnh đó có nhiều sinh viên rụt rè, sống thu mình lại. Từ chính những điểm chung và khác biệt ấy các bạn sinh viên sẽ có một môi trường học tập đa dạng và phong phú, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết chọn lọc những điểm tích cực và loại bỏ những tiêu cực để tự hoàn thiện bản thân mình, rút ngắn con đường đi đến thành công một cách nhanh nhất.

Sinh viên quan niệm rất khác nhau về mối quan hệ này. Có người thì cho rằng đây là cơ sở, nền tảng cho họ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và học tập, nhưng cũng có bạn cho rằng quan hệ này không quan trọng bởi họ không có ảnh hưởng gì đến hiện tại và tương lai của mình nên cho rằng chỉ dừng lại ở mức độ xã giao, không cần thiết phải chân thành, nhiệt tình với nhau - đó là tư tưởng và quan niệm hết sức sai lầm, bởi khi bạn đối xử với người khác như thế nào thì các bạn cũng sẽ nhận được về những gì tương tự như vậy.

Ví dụ: Tiến (sinh viên năm 3 khoa Tin - Đại học khoa học Huế) có vẻ không ngần ngại khi chia sẻ “Nhóm học tập của tớ có 5 thành viên, làm việc nhóm với nhau suốt từ năm nhất đến giờ nhưng chưa bao giờ được gọi là bạn thân của nhau cả, đơn giản bọn tớ chỉ hiểu nhau trên công việc được giao thôi, chứ các điểm khác thì lệch pha kinh khủng lắm”. Có nhiều sinh viên thì xem như học nhóm là trách nhiệm phải làm để đảm bảo con số cho nên bạn kiểu “công việc” cũng trở thành trách nhiệm luôn. Tình bạn đôi khi khó bền chặt khi có một xích mích nhỏ trong công việc chung của cả nhóm, hay đó chỉ đơn giản khó hợp nhau ở mọi điểm ngoại trừ công việc nhóm thầy giao. Bởi vậy kết bạn và hiểu bạn ở đại học đâu có dễ.

Bạn bè ở đại học có rất nhiều điểm khác biệt so với thời cấp ba. Có thể liệt kê sơ lược về bạn bè ở đại học: bạn cùng lớp, bạn cùng khoa, bạn cùng phòng trọ, cùng ký túc xá. Có đứa người thành phố, có đứa người miền Trung, Nam, Bắc khác nhau, tình tình khác nhau, điều kiện kinh tế vật chất tinh thần cũng rất khác nhau. Bạn ở đại học đa dạng hơn, nhiều hơn, khác nhau cả về giọng nói và tuổi tác. Vì vậy, để hiểu nhau và kết bạn thân thật khó.

Có khi, khi đã là bạn thân rồi chơi với nhau một thời gian chẳng hợp lại thấy “chán”, đó cũng là lí do mà nhiều sinh viên khi đã vào đại học rồi vẫn nói chuyện điện thoại hàng tiếng đồng hồ với mấy tụi bạn ở cấp 3. Mai (sinh viên năm nhất khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học - Huế) tâm sự: “Vào học trường mới tớ bỡ ngỡ lắm, tìm bạn cũng khó nữa, có khi kết bạn một thời gian rồi thấy chẳng thể nào thân được, tớ chỉ thích nhắn tin, điện thoại nói chuyện với mấy đứa bạn thân hồi cấp 3 thôi”.

Có nhiều bạn sinh viên cho rằng “sinh viên là phải kết bạn rộng rãi” bởi nó rất có ích cho việc học tập hay các hoạt động ở trường học. Đặc trưng cách học tập ở đại học là phải tự học, không có thầy cô dạy kèm. Để học tốt, mỗi sinh viên cần tìm cho mình những người bạn cùng gu để cùng chơi, cùng học. Có những vấn đề ở đại học cần phải thảo luận, làm việc theo nhóm. Bài tập thầy cô cho cũng rất nhiều, làm cả chương, phải chia nhau ra giải rồi tổng hợp các dạng mới có thể hoàn thành được. Trường đại học rộng lớn, các thông báo thường dán ở nhiều nơi, một mình sinh viên không thể theo dõi hết các thông báo ấy. Có những thông báo rất hữu ích như các thông báo về việc làm thêm, học bổng, hay những thông báo cần kíp về lịch đổi thời khoá biểu, đổi phòng học. Có bạn bè thân thiết và rộng rãi để kịp thời nắm những thông tin ấy là điều cần thiết.

Tuy nhiên, có không ít sinh viên lại có cái nhìn tiêu cực hay nói đúng hơn có cái nhìn theo hướng trái chiều so với ở trên. Nguyễn Thị H (sinh viên năm 3 trường Đại học Ngoại Ngữ - Huế ) bày tỏ quan điểm: “Tớ chẳng thích tình bạn ở đại học chút nào, nói thật “nhạt nhẽo và đôi khi ngán ngẫm nữa”, gọi điện thoại cho mấy tụi bạn ở quê hồi cấp 3 thấy nói chuyện tình cảm hơn”. H nói thế cũng có nguyên nhân riêng của bản thân, theo H thì tình cảm bạn bè

ở Môi trường đại học chỉ dựa trên tinh thần “lợi dụng” nhau thôi, ngay cả người bạn mình dành tình cảm chân thành nhất cũng chẳng ra gì, nhiều khi thấy chán và muốn chấm dứt con đường bạn bè luôn.

Quả thật có hai quan điểm trái chiều nhau trong quan điểm tình bạn của sinh viên. Có rất nhiều lí do để giải thích cho suy nghĩ của các bạn nhưng trội lên vẫn là chuỗi suy nghĩ “Tình bạn sinh viên thường không bền chặt, thấy nhạt nhẽo hơn bạn bè cũ”, nhưng có phải tình bạn sinh viên của ai cũng khó bền chặt và “mau chán” ?

Trong một bộ phận sinh viên có những đôi bạn đã chuyển từ tình bạn thành tình yêu. Do nam nữ chơi với nhau trong một thời gian dài họ cảm thấy quý mến nhau và dẫn đến tình yêu lúc nào không hay. Nhưng cũng có những tình yêu của những đôi bạn trẻ cùng khoá, cùng trường, có những tình yêu giữa lớp trên và lớp dưới. Trong số đó có rất ít cặp đến được với nhau, còn lại đa số họ chia tay nửa đường hay tốt nghiệp xong thì một người một nơi. Thực tế đó có rất nhiều lý do: có nhiều bạn vì hoàn cảnh địa lý, công việc, cũng có người vì bố mẹ ngăn cấm, có bạn chỉ vì đã chán nửa kia nên chia tay… Đó là vô vàn những lý do, dù có lý hay vô lý thì tình yêu thời sinh viên không thể đảm bảo chắc chắn rằng sẽ đi đến được hôn nhân.

Một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với tình dục. Nhiều người trong số họ quan hệ với bạn trai/ bạn gái mà thậm chí còn không nắm rõ quá khứ của nhau. Tiền sử những bệnh lây truyền qua đường tình dục của đối phương lại càng mù mịt. Học thức cao nhưng không ít đôi thiếu nghiêm trọng những kiến thức sinh sản giới tính. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới và không ít “nam thanh nữ tú” phải lén lút, vội vàng đến những phòng khám hoa liễu chữa trị căn bệnh “khó nói”. Khám chữa không đến nơi đến chốn, nhiều bạn đã phải trả giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ khi không còn khả năng sinh con.

Do vậy, muốn nghiêm túc xây dựng tình bạn, các bạn sinh viên ngay tư khi bắt đầu bước vào đại học nên tuân theo những quy tắc sau:

Không nên phân biệt nguồn gốc. Sinh viên trong lớp đến từ mọi miền đất nước, do vậy việc không lắng nghe được giọng của nhau hay không phù

hợp trong một số quan điểm là chuyện đương nhiên. Dù vậy, không được chê bai nguồn gốc của nhau và tự cho rằng quê hương mình mới tuyệt vời nhất. Ai cũng có quyền tự hào về xuất xứ của mình, nhưng đồng thời cũng phải biết tôn trọng và lắng nghe nhau nữa.

Theo kinh nghiệm của các sinh viên trước, nếu bạn không thể hòa nhập, bạn phải cố thích nghi với môi trường. Đành rằng không thể thay đổi được ngay, nhưng chỉ cần bạn biết cố gắng học hỏi, vượt qua khó khăn, thì vài tháng sau, bạn sẽ thuần thục các kĩ năng cần có, thông qua sự giúp đỡ của bạn bè.

Ngoài ra, tránh tự ti mặc cảm. Bạn càng khép mình, thì bạn càng khước

Một phần của tài liệu Biện chứng cá nhân xã hội trong lối sống của sinh viên hiện nay (Trang 43 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w