Những vấn đề có thể phát sinh khi Việt Nam đưa tranh chấp chủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 111 - 127)

quyền biển đảo trên biển Đông tại thiết chế PCA

Lựa chọn PCA có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam hiện nay theo như ý kiến của một số chuyên gia và các nhà nghiên cứu Luật quốc tế của Việt Nam, tuy nhiên đây là một phương án mà Việt Nam không thể bỏ qua trong bối cảnh tranh chấp ngày càng diễn biến phức tạp và có dấu hiệu leo thang. Ngoài ra bên cạnh cơ chế xét xử, PCA còn cung cấp các dịch vụ pháp lý khác như điều tra, tư vấn hoặc tham vấn, … Tùy theo diễn biến của tình hình thực tế và tùy từng đối phương liên quan đến tranh chấp mà Việt Nam có thể lựa chọn một trong các dịch vụ pháp lý phù hợp. Trong nội dung của phần này, học viên trình bày những nội dung trong khuân khổ tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông.

4.2.5.1. Những thuận lợi khi giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tại PCA.

Là một nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, đối với Việt Nam PCA cũng là một trong những cơ chế giải quyết cần phải nghiên cứu và vận dụng. Xuất phát từ tình hình thực tiễn cũng như bản chất, chức năng của PCA, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của PCA có các thuận lợi sau đây:

Xu thế giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng phương thức hòa bình thông qua các cơ quan tài phán quốc tế đang được quốc tế ủng hộ và áp dụng rộng rãi. Đối với tranh chấp chủ quyền biển Đông, Việt Nam cũng như các nước có liên quan đều luôn mong muốn và ủng hộ việc giải quyết thông qua con đường hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Và ngày 22/01/2013, Philippines chính thức triệu tập và gửi thông báo cho Đại sứ quán Trung

Quốc về quyết định đưa tranh chấp trên biển với Trung Quốc ra giải quyết tại Tòa trọng tài quốc tế thành lập theo quy định của Phụ lục VII của UNCLOS. Hành động của Philipines là chưa có tiền lệ và, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả cũng như khả năng thi hành trên thực tế phán quyết của trọng tài, đã phá tan tâm lý e ngại của những nước có liên quan vốn không nghĩ đến khả năng đưa Trung Quốc ra trước cơ quan tài phán quốc tế cũng như sử dụng công cụ pháp lý quốc tế để đánh giá tính hợp pháp và đúng đắn của hành động các bên có liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Hành động của Philipines “giống như chuỗi domino, mọi người sẽ nghĩ đến khả năng, nếu Philippines làm vậy, có thể Việt Nam, Malaysia cũng sẽ làm. Rõ ràng tuyên bố đường chữ U vi phạm UNCLOS thì bất cứ nước nào là thành viên công ước cũng có thể làm”. Những điều này đã chứng minh một sự thật hiển nhiên là trong quan hệ quốc tế ngày nay một nước lớn không thể bất chấp tất cả để đạt được lợi ích mong muốn của mình. Trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, có thể sẽ có nhiều vấn đề phức tạp mà các bên có liên quan phải giải quyết và sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức, nhưng hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế vẫn là xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, việc kiên trì theo đuổi các phương thức giải quyết thông qua cơ quan tài phán quốc tế của Việt Nam, trong đó có PCA, sẽ nhận được sự ủng hộ của quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc tế, Việt Nam còn có thể vận dụng các thỏa thuận đã đạt được giữa các quốc gia có liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông mà quan trọng nhất đến thời điểm hiện tại là Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (Declaration on the conduct of parties in the South China Sea – DOC) và Hướng dẫn thực thi DOC ngày 21/7/2011. Dù giá trị pháp lý của các văn bản này không cao như một điều ước quốc tế nhưng đó chính là sự đồng thuận về ý chí giữa các quốc gia trong khu vực về một giải pháp cho tranh chấp biển Đông và quan trọng hơn nữa là Trung Quốc cũng đã ký vào các văn bản này. Kiên trì giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật quốc tế, các quy định của UNCLOS cũng như DOC là quan điểm nhất quán của Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan

đến biển Đông. Việc vận dụng các thỏa thuận đa phương một mặt sẽ đảm bảo tranh chấp chủ quyền sẽ được giải quyết bằng con đường hòa bình, điều mà Việt Nam luôn mong muốn và chắc chắn rằng thế giới trong giai đoạn hiện tại cũng mong muốn như thế. Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình còn phù hợp với tinh thần và quy định của Luật quốc tế. Nếu làm tốt điều này, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, một điều kiện mà Việt Nam cần tranh thủ trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, quan trọng nhất, việc vận dụng pháp luật quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Đông sẽ giúp Việt Nam tránh rơi vào thế đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, vốn là điều mà Trung Quốc đang mong muốn, bởi lẽ thực lực của Việt Nam chưa thể làm được điều này. Nếu chúng ta chọn phương án giải quyết song phương bằng các thỏa thuận trực tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn Việt Nam sẽ gặp bất lợi bởi diễn biến các sự việc xảy ra gần đây đã cho thấy Trung Quốc luôn luôn tuyên bố giải quyết tranh chấp qua thương lượng, đàm phán nhưng đó là đàm phán theo chủ ý của Trung Quốc, theo cách mà Trung Quốc áp đặt. Và khi mục đích không đạt được Trung Quốc sẽ sẵn sàng dùng sức mạnh vũ trang để giải quyết vấn đề. Khi đó Việt Nam sẽ không thể nhận được sự ủng hộ cần thiết của cộng đồng quốc tế để lám áp lực với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải tuân thủ pháp luật quốc tế.

Chứng cứ lịch sử cũng như pháp lý hiện tại đều có lợi cho Việt Nam. Trong chứng cứ lịch sử thì các tư liệu lịch sử hình thành trong các giai đoạn tranh chấp chủ quyền biển Đông chưa phát sinh có ý nghĩa quan trọng nhất bởi nó được tạo ra một cách khách quan, không bị chi phối bởi chủ ý của người tạo ra. Đây là các chứng cứ pháp lý Việt Nam cần triệt để khai thác bởi chúng đều chứng minh chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với các quần đảo đang tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Một vấn đề quan trọng nữa Việt Nam cần lưu ý khi chuẩn bị chứng cứ pháp lý trình bày trước Tòa trọng tài thường trực La Haye là trong việc thu thập các tài liệu lịch sử này, Việt Nam cần đặc biệt chú ý khai thác các tư liệu lịch sử của Trung Quốc, Nhật Bản có liên quan bởi lẽ lịch sử Việt Nam và Trung Quốc cũng như lịch sử của Trung Quốc và Nhật Bản có nhiều giai đoạn gắn chặt với nhau bởi

hàng loạt sự kiện lịch sử đã xảy ra suốt từ quá khứ cho đến hiện tại. Việt Nam đã từng áp dụng các tư liệu lịch sử này trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định phân định đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1999. Đối với đường biên giới trên biển Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này. Bởi lẽ, chính Trung Quốc cũng không thể bác bỏ được các chứng cứ do lịch sử Trung Quốc tạo ra. Mặt khác, rất nhiều tài liệu của Trung Quốc hình thành trong các giai đoạn lịch sử trước đây (quan trọng nhất là các tư liệu lịch sử) đều không nhắc đến tên của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này chứng tỏ trong quá khứ Trung Quốc chưa bao giờ xem Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc và chắc chắn rằng họ cũng chưa từng thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Nghiên cứu các phán quyết của PCA cũng như của các cơ quan tài phán quốc tế khác đã giải quyết các tranh chấp biển đảo có tính chất tương đồng với tranh chấp biển Đông để rút kinh nghiệm cho quá trình giải quyết của Việt Nam. Mỗi tranh chấp lãnh thổ quốc gia cũng như tranh chấp biển đảo đều có những đặc điểm riêng của từng vụ việc. Tuy nhiên, các tranh chấp có cùng đối tượng tranh chấp, có cùng hoàn cảnh diễn ra tranh chấp đều có những điểm tương đồng với nhau trong nội dung vụ việc cũng như trong cách thức các bên áp dụng để chứng minh cho yêu sách của mình. Chính vì vậy, các phán quyết của PCA đối với các vụ việc như vậy cũng dựa trên những nguyên tắc chung, cách lập luận tương tự nhau để đưa ra kết luận. Chẳng hạn trong tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928 và tranh chấp giữa Eritrea và Yemen đối với chủ quyền các đảo trên biển Đỏ năm 1998, dù hai tranh chấp này diễn ra cách nhau gần 1 thế kỷ nhưng trong lập luận của hai phán quyết do Hội đồng trọng tài đưa ra lại có điểm tương đồng là quốc gia nào thực tế kiểm soát khu vực lãnh thổ tranh chấp, thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với khu vực lãnh thổ tranh chấp là quốc gia có chủ quyền đối với lãnh thổ đó. Trên cơ sở lập luận này Hội đồng trọng tài đã tuyên Hà Lan là quốc gia có chủ quyền đối với đảo Palmas cũng như Yemen có chủ quyền đối với quần đảo Zukur Hanis. Bên cạnh đó, cách thức các bên lập luận, cách thức vận dụng các

chứng cứ, đánh giá chứng cứ cũng là vấn đề Việt Nam cần quan tâm bởi lẽ cùng một chứng cứ như nhau nhưng cách vận dụng khác nhau sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau.

4.2.5.2. Những thách thức đối với Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông tại thiết chế PCA

Bên cạnh những thuận lợi, nếu đưa tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giải quyết tại PCA Việt Nam có thể gặp những khó khăn sau đây:

Hiện tại Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền của PCA giải quyết bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến biển Đông, kể cả trong trường hợp PCA vẫn đưa ra những phán quyết căn cứ theo các quy định của UNCLOS theo đề nghị của Việt Nam đưa ra thì việc thi hành một phán quyết do PCA tuyên đối với vụ việc cũng không khả thi bởi lẽ không có cơ chế bắt buộc thi hành các phán quyết này mà hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các bên tham gia tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể tham khảo, tranh thủ các quan điểm, các nội dung phán quyết của PCA trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp về biển đảo để phục vụ cho mục tiêu của mình, cũng như tranh thủ áp lực dư luận của cộng đồng quốc tế để chứng minh tính hợp pháp của các yêu sách trong quá trình tham gia vụ việc.

Quá trình giải quyết sẽ kéo dài, các bên sẽ có thêm những hành động làm phức tạp tình hình. Theo các quy tắc tố tụng của PCA, để đưa một vụ việc tranh chấp ra trước PCA cần phải tiến hành từng bước tuân thủ theo các quy trình quy định tại Công ước La Haye 1907 hoặc Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 (xem phần 2.2). Với trình tự, thủ tục như thế thời gian giải quyết vụ việc sẽ kéo dài. Đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 cũng tương tự. Bản thân phía Philippines khi kiện Trung Quốc cũng nhận thức rõ ràng vụ kiện mà họ đứng làm nguyên đơn này sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Dựa trên một số các vụ kiện tương tự trước đây, Manila dự kiến các thủ tục pháp lý phải kéo dài từ 3-4 năm. Quá trình giải quyết kéo dài cũng với những hành động quyết liệt của Trung Quốc nhằm xác lập chủ quyền của mình đối với biển Đông chắc chắn sẽ càng làm cho tình hình trở nên phức tạp.

Tương quan tiềm lực kinh tế và quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc rất bất lợi cho Việt Nam. Tại thời điểm hiện nay, có thể nói xét về mọi phương diện của sức mạnh tổng hợp một quốc gia thì khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc là khá xa (về quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ khoa học công nghệ, tiềm lực quốc phòng, lực lượng quân sự bao gồm hải quân, không quân, …). Về địa vị pháp lý Việt Nam cũng không so sánh được với Trung Quốc, là nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, có Trọng tài viên trong thành phần Hội đồng trọng tài của của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS). Như vậy, yếu tố khách quan trong giải quyết tranh chấp sẽ không còn với lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc. Việt Nam cũng không ở vào điều kiện, hoàn cảnh như Philipines hoặc Nhật Bản nên chọn cách thức đối đầu trực tiếp Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều bất lợi và xu thế phát triển của vụ việc sẽ không theo ý muốn của Việt Nam.

Một khó khăn nữa đối với Việt Nam đó là Trung Quốc đã bảo lưu việc sử dụng các cơ chế của UNCLOS để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền và phân định biển. Mặc dù quyền bảo lưu này cũng có những ràng buộc nhất định mà Việt Nam có thể khai thác nhưng nó cũng đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu một cách toàn diện và sử dụng phương thức linh hoạt để tránh rơi vào trường hợp bảo lưu của Trung Quốc.

4.2.5.3. Giải pháp đề xuất cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tại thiết chế PCA

Thứ nhất, lựa chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp. Theo quy định của các quy tắc tố tụng của PCA, các bên tham gia tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng giải quyết vụ tranh chấp. Tranh chấp biển Đông là tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển đảo, vì vậy cần phải được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế. Trong quá trình giải quyết tranh chấp biển Đông tại PCA Việt Nam cần kiên trì theo đuổi các quy tắc đã được xác định trong UNCLOS, DOC để đảm bảo tính công bằng, hợp lý và quan trọng nhất là để đảm bảo khả năng thực thi trên thực tế phán quyết của PCA bởi lẽ các văn bản pháp lý quốc tế này đều đã được nhiều nước thừa nhận (đối với UNCLOS) cũng như các bên liên quan đến

tranh chấp biển Đông áp dụng (đối với DOC). Việc một nước đơn phương vi phạm các quy tắc đã quy định trong các văn kiện pháp lý này sẽ đồng nghĩa với việc đi ngược lại ý chí chung của tập thể các nước có liên quan. Thực tiễn các vụ tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển đảo đã được giải quyết tại PCA đều cho thấy các bên tham gia tranh chấp đều dựa trên các quy định của UNCLOS để nêu ra và bảo vệ yêu sách của mình (vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đỏ giữa Eritrea và Yemen năm 1998, vụ tranh chấp chủ quyền xung quanh eo biển Malacca giữa Singapore và Malaysia năm 2003, vụ tranh chấp đường biên giới trên biển giữa Barbados và Trinidat & Tobago năm 2006) và các phán quyết của PCA cũng đều căn cứ vào các quy định của UNCLOS cũng như các chứng cứ pháp lý do các bên tham gia tranh chấp đưa ra trên cơ sở các quy định của UNCLOS.

Thứ hai,tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế tiến bộ, đặc biệt là các diễn đàn quốc tế, cũng như sử dụng sức mạnh tổng hợp của toàn thể dân tộc cũng là một thuận lợi khi Việt Nam giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tại PCA bởi

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 111 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)