Vụ tranh chấp quần đảo Hanish giữa Eritrea và Yemen (năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 59 - 71)

1998 đến 1999)

3.2.2.1.Giới thiệu chung

Quần đảo Zukur Hanis là một quần đảo nằm trên biển Đỏ, trong đó đảo Hanish Greater là đảo lớn nhất. Quần đảo Zukur Hanis nằm về phía Nam của biển Đỏ, gần Bab-el-Mandeb (biển Đỏ). Các đảo tranh chấp có kích thước từ nhỏ đến rất nhỏ và không gây được sự chú ý, không có nước và cũng khó khăn cho con người sinh sống. Tuy nhiên các đảo này lại nằm hai bên những đường biển quan trọng và tấp nập nhất của thế giới từ khi kênh đào Suez được khai thông vào năm 1986. Trong suốt thời kỳ sơ khai các đảo này ít được các nước duyên hải chú ý đến, từ khi nước Anh chiếm cảng Aden bên bờ biển Đỏ vào đầu chiến tranh thế giới thứ hai, quần đảo Zukur Hanis đã được xem là một phần lãnh thổ của Yemen. Tuy nhiên, sau khi được

công nhận nền độc lập và trở thành một thành viên của Liên hợp quốc, Chính phủ của Eritrea đã bắt đầu đàm phán với Yemen về tình trạng của quần đảo. Hai vòng đàm phán đã được tiến hành trước khi các hoạt động quân sự diễn ra. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán của hai bên nhanh chóng thất bại do quan điểm quá khác biệt. Xung đột phát sinh khi Yemen bắt đầu tiến hành các hoạt động khai thác, du lịch trong vùng biển xung quanh quần đảo cũng như cấp giấy phép cho các công ty nước ngoài tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển đảo cũng như xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch trên các hòn đảo. Hai quốc gia Eritrea và Yemen đã xảy ra cuộc chiến tranh (tháng 12/1995) gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên. Năm 1996 hai nước đã thống nhất đưa vụ việc ra giải quyết tại PCA với thỏa thuận ký ngày 03/10/1996 giữa Chính phủ hai nước [46].

Tranh chấp giữa Eritrea và Yemen liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Zukur Hanis được chia làm 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1 liên quan đến việc xác định khu vực chủ quyền của hai bên cũng như xác định phạm vi tranh chấp và kết thúc bằng phán quyết của Hội đồng trọng tài ngày 09/10/1998;

Giai đoạn 2 liên quan đến việc xác định đường phân chia ranh giới khu vực biển của hai nước và kết thúc bằng phán quyết của Hội đồng trọng tài ngày 17/12/1999.

Trong khuân khổ phần này, học viên chỉ xin giới thiệu một số nội dung tranh luận cũng như phán quyết của Tòa trọng tài trong Giai đoạn 1 của vụ việc.

3.2.2.2. Cơ cấu Hội đồng xét xử

Dựa trên thỏa thuận trọng tài giữa chính phủ Eritrea và chính phủ Cộng hòa Yemen vào ngày 3/10/1996, thỏa thuận này là sự tiếp nối của thỏa thuận về những nguyên tắc chung giữa Eritrea/Yemen tại Paris ngày 21/5/1996.

Theo điều 1 của thỏa thuận trọng tài, Eritrea đã chỉ định hai Trọng tài viên là thành viên bao gồm chủ tịch và thẩm phán của ICJ là ngài Stephen M.Schwebel và Rosalyn Higgins, phía Yemen chỉ định hai luật sư đó là ngài Keith Highet và tiến sĩ Ahmed Sadek El-Kosheri.

Ngày 14/1/1997 bốn Trọng tài viên đã đề cử cựu chủ tịch của ICJ Sir Robert Y.Jennings là chủ tịch của tòa trọng tài. Ngài tổng thư kí của PCA (Permanent Court of Arbitration) Hans Jonkman được đề cử là người lưu trữ các tài liệu và thư kí tòa là bà Bette Shifman. London được chọn là nơi diễn ra quá trình xét xử của tòa trọng tài. Địa điểm đăng ký hồ sơ của Tòa trọng tài tại Ban quốc tế của PCA.

3.2.2.3.Yêu cầu của các bên

Theo quy định của Điều 2 thỏa thuận trọng tài, Eritrea và Yemen yêu cầu tòa phân định tranh chấp theo hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất sẽ đi đến một quyết định về chủ quyền lãnh thổ và về việc xác định phạm vi tranh chấp giữa Eritrea và Yemen. Tòa phải quyết định chủ quyền lãnh thổ theo các nguyên tắc, luật định và thực tiễn của luật quốc tế có thể được áp dụng với vấn đề đó và đặc biệt là trên cơ sở những văn tự có giá trị lịch sử (historic titles). Tòa phải quyết định về việc xác định phạm vi của tranh chấp trên cơ sở quan điểm tương ứng của mỗi bên (on the basis of the respective positions of the two Parties).

Giai đoạn thứ hai phải đi đến một quyết định về giới hạn ranh giới trên biển. Toà sẽ quyết định cân nhắc quan điểm của mình về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc và những nhân tố phù hợp khác

3.2.2.4. Lập luận của các Bên a. Lập luận của Eritria

Eritrea dựa trên những tuyên bố của họ về chủ quyền lãnh thổ đối với những hòn đảo trên biển Đỏ theo một loạt những tuyên bố trải dài hơn 100 năm và những nguyên tắc (principle) về chiếm giữ hữu hiệu (effective occupation) của luật quốc tế. Eritrea quả quyết rằng quốc gia này kế thừa quyền sở hữu những hòn đảo này vào năm 1993 khi mà Eritrea tuyên bố độc lập hợp pháp từ Ethiopia. Ethiopia về phần mình đã thừa kế quyền sở hữu của chính nó từ Italy, mặc cho có một giai đoạn bị quân Anh chiếm đóng Eritrea trong suốt Chiến tranh thế giới thứ II (CTTG II). Sau giai đoạn đó, quyền sở hữu của Italy được tuyên bố trao cho Ethiopia vào năm 1952 – 1953, kết quả của việc Eritrea liên minh và sau đó sáp nhập vào Ethiopia.

Italy cũng đã duy trì một sự có mặt tích cực (active presence) ở những hòn đảo khác trên biển Đỏ vào thời gian đó. Những con tàu lớn của Italy đã tuần tiễu ở những vùng nước xung quanh khu vực đó để truy quét hải tặc, bọn buôn bán nô lệ và những nhóm phiến loạn và quyền quản lý thuộc địa có vẻ đã gây ra sự nhượng bộ cho việc khai thác thương mại. Theo Eritrea, lúc đó không có một tuyên bố hoặc sự hiện diện nào của Yemen trên và xung quanh những đảo đó trong suốt thời gian đã nêu. Iman Yahya, người đã thành lập nhà nước Yemen hiện đại đã chiếm cứ một vùng cao nguyên có tên là Gebel và theo Eritrea, Iman Yahya đã công khai thừa nhận những vùng đất thấp duyên hải có tên là Tiham không phải thuộc chủ quyền của ông ta. Việc dàn xếp về đất đai đã được xác nhận thông qua “Hiệp ước Da’an” vào năm 1911, một thỏa thuận giữa lãnh tụ hồi giáo và Đế chế Ottaman.

Eritrea quả quyết rằng sự suy yếu của Đế chế Ottoman trong nhiều năm bởi chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I) đã khiến cho Italy lên kế hoạch xâm chiếm một tập hợp các đảo có tên gọi là “quần đảo Zuqar-Hanish”. Những mưu đồ này đã không trở thành hiện thực bởi việc chiếm đóng của quân đội Anh vào năm 1915 mà theo Eritrea là ngắn ngủi và không để lại hậu quả pháp lý. Vào cuối cuộc chiến tranh Italy tự ý thiết lập lại và mở rộng các hoạt động kinh tế và quản lý liên quan đến điều mà Eritrea gọi là “quần đảo Zuquar – Hanish và Hải đăng”. Những hoạt động này được Eritrea viện dẫn như là một bằng chứng thể hiện ý định của Italy để công nhận chủ quyền của các đảo.

Vấn đề về chủ quyền đối với những hòn đảo được hình thành trong thời kì hậu CTTG I đã lên đến cực điểm khi Hiệp ước Lausanne được kí kết vào năm 1923. Trong khi các vùng đất cũ của Đế chế Ottoman bại trận được chia đều cho lãnh chúa bản địa đã có công ủng hộ Đồng Minh, Eritrea khẳng định không một nhà cầm quyền nào ở bán đảo Arab đã từng ủng hộ Đồng Minh có sự gần gũi thích hợp về mặt địa lý đối với những hòn đảo này để được xem xét như những người nhận đất hợp pháp của các đảo, vừa là liên minh của họ với đế chế Ottoman, vừa là lãnh thổ của họ không kéo dài tới bờ viển Đỏ. Eritrea viện dẫn tới sự phủ nhận của Đế quốc Anh đối với những tuyên bố của lãnh chúa này vào năm 1917 – 1918 lên các phần

Tihama và dựa vào cách miêu tả của vị lãnh chúa về những lãnh thổ này như là “đã từng thuộc về sự thống trị của nhưng người tiền nhiệm của họ” để cho rằng lãnh chúa này thực chất không có quyền quản lý tại thời điểm đó.

Eritrea chỉ ra rằng sự thất bại của Anh trong việc thuyết phục những nước đồng minh còn lại là chuyển giao những hòn đảo này cho các lãnh chúa Arab được nước Anh lựa chọn hoặc cho chính bản thân quốc gia này thông qua Hiệp ước Sèvres năm 1920 nhưng Hiệp ước này chưa được phê chuẩn, và những cuộc đàm phán đã dẫn đến việc kí kết Hiệp ước Lausanne vào năm 1923. Eritrea tin rằng điều 6 và 16 Hiệp ước Lausanne đã mở đường cho việc Italy chiếm đóng những hòn đảo này. Điều 6 đã thiết lập một quy tắc chung rằng trong những điều khoản của Hiệp ước, “những đảo lớn và đảo nhỏ nằm trong phạm vi 3 dặm tính từ bờ biển là thuộc chủ quyền của quốc gia duyên hải”. Eritrea giải thích điều khoản này và các tuyên bố sau đó của Hiệp ước Lausanne như là một sự từ chối không cấp các đảo trước những đề nghị từ bất cứ lãnh đạo nào của các bán đảo Arab vì không một đảo nào trong các đảo nằm trong phạm vi 3 dặm tính từ bờ biển Arab.

Điều 16 của Hiệp ước Lausanne bao gồm một sự từ chối rõ ràng của Thổ Nhĩ Kì về mọi quyền lợi và sở hữu đối với những vùng đất đai và đảo của Đế chế Ottoman cũ và đã quy định rằng tương lai của những lãnh thổ đó sẽ được dàn xếp bởi các bên có liên quan. Eritrea lập luận rằng, vì Điều 16 không hề chuyển những hòn đảo này cho bất cứ một nhà nước cụ thể nào và không chỉ rõ bất cứ một thủ tục nào để chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các đảo này nên việc dàn xếp cuối cùng hoàn toàn thuộc về những tiêu chuẩn chung của luật quốc tế về chiếm hữu lãnh thổ bao gồm sự chinh phục, sự chiếm hữu hữu hiệu và sự định vị trong lãnh hải. Eritrea tuyên bố tìm ra những dẫn chứng bổ sung cho luận điểm này qua các giải thích sau đó về Điều 16.

Hiệp định giữa Anh và Italy năm 1938 cũng chứa đựng một cam kết rõ ràng của cả hai phía với sự tôn trọng những hòn đảo trên biển Đỏ của Đế chế Ottoman rằng không “thiết lập chủ quyền” hoặc “đẩy mạnh những hành động củng cố hoặc phòng thủ”. Trong quan điểm của Eritrea, điều này không phải đã cấu thành một sự

từ bỏ (relinquishment) của những quyền đang tồn tại mà đơn giản đó chỉ là một thỏa ước về cách ứng xử trong tương lai. Eritrea còn chứng minh vào thời điểm thỏa thuận Anh-Italy được kí kết, chủ quyền của Italy trên các đảo đã được thiết lập thông qua sắc lệnh số 1446 vào tháng 12 năm 1938.

Eritrea cho rằng việc quân Anh chiếm đóng nước này trong suốt 11 năm kể từ thời kỳ đầu của CTTG II là hoàn toàn phù hợp với luật chiếm đóng trong quá trình xung đột. Mọi biên giới lãnh thổ của Eritrea, bao gồm các hòn đảo là không đổi và quyền sở hữu của chúng đơn giản là chuyển giao cho Ethiopia khi hai thực thể sáp nhập thành nhà nước liên bang.

Eritrea còn cho rằng Hiến pháp 1952 của mình đã xác nhận các hòn đảo đó là thuộc về lãnh thổ của Eritrea. Hơn nữa, người viết câu “Eritrea bao gồm các hòn đảo” là một cố vấn pháp lý của Ethiopia, ông John Spencer.

Một căn cứ pháp lý khác mà Eritrea căn cứ vào đó là luật tập quán quốc tế. Rằng tất cả các hòn đảo đều nằm trong lãnh hải 12 hải lý của Eritrea và đương nhiên thuộc về chủ quyền lãnh thổ của nước này.

Trong vòng 35 năm từ 1953 cho đến khi Eritrea tuyên bố độc lập vào năm 1991, nước này cho rằng mình đã có những hành động thể hiện chủ quyền đối với những hòn đảo này. Bao gồm rất nhiều tàu tuần tiễu trên vùng biển này tăng một cách liên tục và có hệ thống mà không hề gặp một cản trở nào, thêm vào đó vào năm 1967, căn cứ theo việc chuyển giao quyền quản lý những hải đăng cho Asmara bởi Ban thương mại Anh, Ethiopia đã tiến một bước dài trong việc củng cố chủ quyền của mình lên các đảo này bằng việc yêu cầu các công nhân nước ngoài ở hải đăng các đảo phải mang theo hộ chiếu hoặc các giấy tờ tương tự, giám sát và điều chỉnh các chuyến tiếp tế lương thực cho hải đăng các đảo, tham gia vào tất cả các quyết định tuyển dụng công nhân làm việc ở hải đăng, phê duyệt các chuyến thanh tra và tu bổ các ngọn hải đăng, quản lý chặt chẽ việc truyền tín hiệu radio đến và đi từ hải đăng các đảo.

Eritrea lập luận rằng trong suốt những năm 1970 cả Yemen và những đồng minh trong khu vực đều thừa nhận sự kiểm soát của Ethopia đối với những hòn đảo

bằng những tuyên bố và hành động. Nước này viện dẫn rằng, mãi đến những năm 70 của thế kỉ XX, Bắc Yemen và Nam Yemen mới có những biểu hiện về quyền lợi của hai nước này đối với những hòn đảo… Để chứng minh cho những quan điểm của mình, Eritrea đưa ra lập luận rằng những quốc gia Arab này không chỉ cáo buộc Ethiopia “dâng” những hòn đảo này cho Israel mà còn nghi ngờ việc Ethiopia cho phép thanh tra những hòn đảo để làm rõ những luận điệu không đúng sự thật về các hoạt động quân sự của Israeli.

Eritrea nhận định rằng trong những năm cuối trong giai đoạn 1970 trước khi Eritrea tuyên bố độc lập, đã có những cuộc thanh sát bằng đường không và đường thủy bởi quân đội Ethiopia một cách rõ ràng.

Eritrea tuyên bố rằng ngay sau khi giành được độc lập năm 1991, nước này đã thiết lập chủ quyền lên các đảo và thiết lập quyền chủ quyền lên các đảo trong khi mãi đến tháng 12/1995, Eritrea mới nhận thấy sự “hiện diện chính thức” của một số ít hải quân của Yemen và một số công dân Yemen được tuyển dụng công khai cho một khu du lịch trên đảo Greater Hanish. Điều này đã làm nổ ra xung đột giữa hai quốc gia và kết quả cuối cùng là Eritrea chiếm đảo Greater Hanish và Yemen chiếm đảo Zuqar.

Với sự tôn trọng tới chủ quyền lãnh thổ, Eritrea mong đợi một phán quyết

của tòa án tuyên bố “Eritrea sở hữu chủ quyền lãnh thổ trên các đảo, các khối đá nhô lên khỏi mặt biển và giới hạn mực thủy triều thấp nhất”, được chỉ rõ trong biên bản bào chữa trên giấy của nước này, “mà Yemen tuyên bố chủ quyền.”

b. Lập luận của Yemen

Yemen chủ yếu dựa trên những lập luận về những tuyên bố có tính chất lịch sử, truyền thống và riêng biệt của mình. Yemen viện dẫn điều 2(2) của thỏa thuận trọng tài trong đó nhấn mạnh tính quan trọng của những “tuyên bố có tính chất lịch sử” (historic titles) từ thế kỉ thứ VI trước công nguyên căn cứ vào những chứng cứ về hải đồ, tuyên bố của vua Iman xứ Yemen và “thái độ của những quốc gia thứ ba trong suốt một thời gian dài.”

Ottoman, bao gồm hai lần vào giai đoạn 1538 đến 1635, và 1872 đến 1918 không hề làm mất đi những danh nghĩa chủ quyền lịch sử của nước này đối với những hòn đảo. Yemen quả quyết rằng việc đế chế Ottoman thành lập một tỉnh (vilayet) Yemen đồng nghĩa với việc Ottoman thừa nhận tính chất riêng biệt của Yemen như một đơn vị hành chính và lãnh thổ đơn lẻ, không dính líu tới đế chế này. Lập luận này có cơ sở khoa học là những văn bản của thế kỉ 17, 18, 19 và một số bản đồ.

Để tăng thêm tính thuyết phục cho những khẳng định của mình, Yemen còn dẫn ra việc vua Iman đã bị Anh quốc từ chối lời đề nghị bổ sung một phần phụ lục bí mật liên quan đến những hòn đảo này trong hiệp định với Anh quốc năm 1934.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)