Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 83 - 92)

2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước

3.3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt động của công ty

Rủi ro tài chính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chính: rủi ro kinh doanh, tỷ lệ nợ, sự biến động bất thường của lãi vay, tỷ giá hối đoái, chi phí đầu vào, khả năng thanh toán… Do đó nếu kiểm soát tốt các nhân tố trên sẽ hạn chế được rủi ro tài chính.

3.3.2.1.Quản lý hiệu quả các khoản chi phí của doanh nghiệp

a. Cơ sở thực hiện giải pháp

Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty càng ngày càng trở nên mãnh liệt, nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao liên tục xuất hiện với những tính năng ưu việt thể hiện rõ nhu cầu muốn làm vừa lòng và lôi kéo khách hàng của từng công ty. Trong bối cảnh đó, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao thì công ty phải thực hiện tốt các hoạt động nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí mang lại doanh thu ngày một tăng, có như thế mới tạo ra nguồn lực mới cho công ty và có điều kiện phát triển các chiến lược mới trong tương lai.

Việc kiểm soát chi phí chặt chẽ là yêu cầu quan trọng, bởi vì một gia tăng chi phí đồng nghĩa với sự sụt giảm EBIT, đòn bẩy tài chính sẽ phóng đại sự sụt giảm này của EBIT thành một sự sụt giảm lớn hơn trong thu nhập của cổ đông. Từ đấy làm gia tăng rủi ro cho ty. Nếu kiểm soát tốt chi phí, công ty sẽ gia tăng được lợi nhuận đồng thời làm giảm rủi ro cho công ty.

b. Nội dung của giải pháp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải chịu các khoản chi phí sản phẩm, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung và cả chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy để có thể giảm thiểu được một số khoản mục chi phí có tác động đáng kể đến việc gia tăng của tổng chi phí, tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau:

Giảm chi phí sản phẩm

Sản phẩm chính trong kinh doanh của công ty là đồ điện tử… chủ yếu được thu mua tại địa bàn nơi hoạt động sản xuất đang diễn ra, ngoài ra, những sản phẩm có giá trị lớn thì thường ký hợp đồng với các nhà cung cấp trước đó. Hiện nay, nguồn sản phẩm này đang dần cạn kiệt, công ty gặp khó khăn về việc mua sản phẩm, bên cạnh đó, công ty còn gặp rủi ro trong việc tăng giá sản phẩm. Để có thể giảm được chi phí sản phẩm, công ty cần cố gắng tìm sản phẩm đúng chất lượng và giá rẻ hơn.

Công ty nên chọn nhà cung cấp truyền thống và sử dụng các loại công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,… nhằm giúp công ty chủ động hơn trong việc phòng ngừa những rủi ro kiệt giá tài chính, đảm bảo giá mua được đảm bảo, hợp lý và tiết kiệm nhất. Sự biến động của giá cả thị trường có tác động rất lớn đến hoạt động của công ty, đặc biệt trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã gây không ít khó khăn cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc quản lý, mua sản phẩm đầu vào, tránh gây lãng phí sản phẩm.

 Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Trước hết, ta phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty trong giai đoạn 2013-2016.

Biểu đồ 3.1 : Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2013 – 2016

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một khoản chi phí cố định của công ty. Qua bảng trên cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm ngày càng tăng. Để có thể thấy được tỷ trọng các khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp, ta xét biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động năm 2016

(Nguồn : Báo cáo tài chính công ty)

Có thể thấy khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp là lương và chi phí lương của cán bộ nhân viên công ty, chi phí đồ dùng văn phòng cùng với chi phí dịch vụ mua ngoài. Để công ty hoạt động hiệu quả thì chất lượng nhân lực cần được đặt lên hàng đầu, do đó, cần có chế độ đãi ngộ hợp lý để

có thể khích lệ nhân viên toàn tâm toàn ý cống hiến cho công ty. Bên cạnh đó, khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ cũng như phí và lệ phí là những khoản cố định không thể giảm được, cho nên để có thể tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp thì công ty cần cố gắng giảm các khoản mục còn lại.

Cụ thể, trước hết công ty nên thực hiện khoán chi phí điện thoại, điện báo đối với các bộ phận văn phòng để giảm bớt chi phí mua ngoài. Chẳng hạn công ty thử nghiệm giảm 10% số tiền cho các phòng ban. Nếu phòng ban nào sử dụng vượt mức khoán thì cán bộ cùng nhân viên cả phòng sẽ bị cảnh cáo, nếu trên 3 lần sẽ bị trừ lương. Còn nếu phòng ban nào sử dụng tiết kiệm thì sẽ được khen thưởng bằng cách công nhận, vinh danh một cách công khai với sự chứng kiến của đông đảo nhân viên và các thành phần lãnh đạo trong công ty, như vậy sẽ giúp phòng ban đó cũng như các cá nhân trong phòng đó cảm thấy tự hào và cũng là thông điệp, là động lực thúc đẩy sự nỗ lực, phấn đấu trong công việc của các nhân viên cũng như phòng ban còn lại.

Ngoài ra công ty cần khoán và xây dựng những quy định cụ thể đối với những khoản chi phí hành chính như tiếp khách, hội họp, công tác phí, văn phòng phí… để thuận tiện cho việc theo dõi kiểm tra và hạch toán chi phí, giảm được chi phí không hợp lý.

Công ty cần giảm tối thiểu việc phát sinh các khoản chi phí khác bằng tiền khác. Theo bảng cân đối tài khoản của công ty năm 2016 thì chi phí khác bằng tiền chỉ bao gồm chi phí tiếp khách, hội họp và chi phí này cần thiết cho việc tạo mối quan hệ, ký kết các hợp đồng. So với các chi phí khác trong chi phí quản lý doanh nghiệp thì khoản mục này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ, do đó có thể không xét tới.

Nếu có thể được thì công ty nên thực hiện tinh lọc, tinh giảm bớt bộ máy quản lý, góp phần giảm chi phí tiền lương ở bộ phận này nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi công ty thực hiện giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có nghĩa là công ty đang giảm chi phí cố định, làm giảm tác động của đòn bẩy kinh doanh liên

quan đến việc sử dụng chi phí cố định của công ty. Tuy nhiên khi giảm chi phí này cũng sẽ làm tăng EBIT một lượng đúng bằng khi giảm chi phí QLDN. Và khi đó hệ thống đòn bẩy sẽ khuếch đại sự gia tăng của EBIT thành một sự gia tăng lớn hơn.

c. Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp

Chi phí quản lý doanh nghiệp dự kiến đạt được sau khi thực hiện giải pháp như sau:

Bảng 3.4: Chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi thực hiện giải pháp

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Trước giải pháp Sau giải pháp Chênh lệch

1. Lương và CP lương 956.500.000 956.500.000 0 2. CP vật liệu quản lý 7.830.700 7.047.630 783.070 3. CP đồ dùng văn phòng 392.634.279 353.370.851 39.263.428 4. CP khấu hao TSCĐ 147.639.394 147.639.394 0 5. Phí và lệ phí 52.338.841 52.338.841 0 6. CP dịch vụ mua ngoài 560.614.576 504.553.118 56.061.458 7. CP khác bằng tiền 45.249.363 45.249.363 0 TỔNG CP QLDN 2.162.807.153 2.066.699.197 96.107.956

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tính toán của tác giả)

Sau khi thực hiện giải pháp thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 96.107.956 đồng làm cho tổng chi phí giảm được 96.107.956 đồng, đồng nghĩa với việc EBIT tăng thêm một khoản 96.107.956 đồng. Hệ thống đòn bẩy đã khuếch đại sự tăng lên của EBIT, làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Bảng 3.5: Kết quả đạt được sau khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Trước giải pháp Sau giải pháp Tỷ lệ tăng/giảm

1. EBIT 456.250.801 552.358.757 21,06% 2. CP lãi vay 346.581.923 346.581.923 - 3. LNST 85.541.725 160.505.931 87,63%

4. DFL 4,15 2,68 -35,42%

5. ROE (%) 0,79 1,48 87,34%

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tính toán của tác giả)

Từ kết quả của bảng trên cho thấy khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, EBIT của công ty đã tăng lên, hệ thống đòn bẩy cũng đã khuếch đại sự gia tăng của EBIT, từ đấy làm tỷ suất sinh lời ROE của công ty tăng lên, tăng từ 0,79% trước khi thực hiện giải pháp lên 1,48% sau khi thực hiện giải pháp, tuy giá trị này chưa cao nhưng phần nào giúp giải quyết được vấn đề ở công ty. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính DFL cũng giảm xuống, giúp giảm bớt rủi ro tài chính cho công ty.

3.3.2.2. Xây dựng và áp dụng các giải pháp nhằm xử lý tốt hơn và hạn chế lượng vốn bị các chủ đầu tư chiếm dụng

a. Lý do lựa chọn giải pháp

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, gây ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Cuối năm 2016, lượng vốn bị chiếm dụng của công ty lên tới gần 16 tỷ đồng, trong khi con số này ở năm 2015 còn cao hơn, hơn 18,5 tỷ đồng. Đây chủ yếu là lượng vốn do đối tác chưa thanh toán.

Để giải quyết tình trạng này, trước tiên công ty cần tìm biện pháp thu hồi nhanh chóng lượng vốn bị chiếm dụng, sau đó cần hạn chế tình trạng này ngay từ những khâu đầu tiên.

b. Nội dung của giải pháp

+ Đối với các khoản phải thu của công ty hiện nay

này cho một cá nhân cụ thể: kế toán trưởng giao trách nhiệm mỗi nhân viên kế toán phụ trách một hoặc một vài khoản công nợ, theo dõi và liên hệ với các chủ doanh nghiệp để đôn đốc việc thanh toán đối với một số khoản nợ. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của công ty mà còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan như là thiện chí và tình hình tài chính của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, khuyến khích về mặt vật chất vẫn là động lực thúc đẩy cá nhân làm việc nhiệt tình và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, để có thể đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản phải thu, công ty có thể thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng trong trường hợp khách hàng trả nợ sớm hơn so với hợp đồng. Đầu tiên ta cần xem xét tỷ lệ chiết khấu công ty đặt ra là bao nhiêu để đảm bảo lợi ích cho công ty và khách hàng.

Giả sử tỷ lệ này công ty đặt ra trong năm 2015 là x%. Dựa vào báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2013 – 2016, sử dụng công thức tính:

Kỳ thu tiền bình quân =

Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu thuần / 360

Có thể thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty đã giảm qua các năm, cụ thể, năm 2014 là 281 ngày, năm 2015 là 75 ngày, sang năm 2016, chỉ tiêu này đã tăng lên 101 ngày. Đây là một con số khá cao đối với một công ty như Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động. Điều này cho thấy vốn trong kỳ thu tiền bình quân luân chuyển chậm.

Theo phòng Tài chính – Kế toán dự báo thì doanh thu công ty năm 2015 sẽ là 76.496.607.294 đồng nhờ vào việc công ty đã ký được những hợp đồng mua bán lớn. Giả sử khoản phải thu năm 2015 tăng 15% so với năm 2016 (17.179.661.508 đồng). Lúc này ta sẽ có kỳ thu tiền bình quân của công ty sẽ là:

17.179.661.508 x (1+15%)

76.496.607.294/360 93 ngày.

Trong năm 2015, công ty phấn đấu đạt kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày bằng hình thức chiết khấu thanh toán. Khi đó, khoản phải thu bình quân sẽ là 12.749.434.549 đồng. Như vậy, nếu công ty thực hiện chiết khấu thanh toán x% cho

khách hàng để đạt được số ngày thu tiền bình quân là 60 ngày thì khoản phải thu của công ty giảm đi một khoản là:

17.179.661.508 x (1+15%) – 12.749.434.549 = 7.007.176.185 đồng.

Trong trường hợp này, nếu khoản phải thu của công ty giảm được 7.007.176.185 đồng thì công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng cho số tiền vay ngân hàng do sử dụng số tiền trên, đồng thời, công ty cũng thu được lợi nhuận do sử dụng số tiền trên vào hoạt động bán sản phẩm của công ty.

Lãi suất vay hiện nay mà công ty đang phải chịu là 8%/năm tại ngân hàng VCB. Lợi nhuận thu được từ khoản chi phí lãi vay nếu vay ngân hàng là: 7.007.176.185 x 8% = 560.574.095 đồng.

Giả sử tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn của công ty được cải thiện lên mức 1,5%. Lợi nhuận thu được từ việc sử dụng số tiền thu được từ khách hàng do khách hàng thanh toán sớm vào hoạt động kinh doanh là:

7.007.176.185 x 1,5% = 105.107.642 đồng

Vậy tổng lợi nhuận thu được do khách hàng trả sớm vào sản xuất kinh doanh là: 560.574.095 + 105.107.642 = 665.681.737 đồng

Để áp dụng chiết khấu thanh toán thì lợi nhuận công ty thu được phải lớn hơn chi phí chiết khấu thanh toán, tức là:

Lợi nhuận thu được > Doanh thu x% 665.681.737 >76.496.607.294 x%  x < 0,87%

Tuy nhiên, về phía khách hàng, họ có chấp nhận mức chiết khấu mà công ty đưa ra hay không, và họ sẽ quan tâm tới mức chiết khấu so với lãi suất ngân hàng. Vì dù là chủ thể nào thì khi thực hiện sản xuất kinh doanh, họ đều quan tâm đến lợi nhuận. Do đó, khách hàng sẽ chọn phương án nào có lãi để tối ưu hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, các ngân hàng cho vay ngắn hạn với lãi suất khoảng 7 – 8%/năm. Giả sử, khách hàng vay với lãi suất 7,5%/năm thì lãi suất mà họ phải trả cho số tiền đó trong vòng 33 ngày là: 7, 5%

x 33 0, 69%

Vậy tỷ suất chiết khấu cần áp dụng thuộc khoảng 0,69% < x% < 0,87% thì cả công ty và khách hàng đều có lợi. Giả sử công ty chọn mức chiết khấu cho khách hàng là 0,75% thì chi phí chiết khấu sẽ là:

7.007.176.185 x 0,75% = 52.553.821 đồng

Đối với các khoản nợ khó đòi, công ty có thể thu hồi bằng cách tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp nợ (nếu phù hợp với nhu cầu của công ty) hoặc mua tài sản cố định của họ. Ngoài ra, công ty còn có thể bán khoản nợ này cho các tổ chức có chức năng mua – bán nợ chuyên nghiệp như ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc dịch vụ thu nợ do các công ty mua nợ cung cấp. Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

c. Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp

+ Thu hồi được các khoản nợ cũ.

+ Trong quá trình nhận kýhợp đồng công ty đã có tìm hiểu kỹ hơn về tình hình tài chính của khách hàng, có thể hạn chế được việc hợp tác với khách hàng không có khả năng thanh toán. Trong hợp đồng thỏa thuận rõ về thời hạn thanh toán cũng như mức tiền phạt mà khách hàng phải chịu nếu thanh toán quá hạn. Như vậy thúc đẩy khách hàng thanh toán đúng hạn hơn, đồng thời nếu khách hàng thanh toán chậm, công ty vẫn có thể nhận được khoản tiền phạt do đã có điều khoản quy định trong hợp đồng, công ty sẽ không bị thiệt.

+ Việc đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán sẽ thúc đẩy khách hàng trả nợ sớm, như vậy việc thu hồi công nợ của công ty sẽ nhanh hơn giúp nâng cao được vòng quay vốn lưu động. Khi đó, công ty sẽ giảm được một khoản chi phí, hay lợi

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)