Vị trí và vai trò của PCA đối với tài phán quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 25 - 28)

Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, PCA đã trải qua những thời kỳ khó khăn và đôi khi bị rơi vào trạng thái gần như bị lãng quên, trong suốt khoảng 40 năm kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, chỉ có 1 vụ việc được đưa ra giải quyết tại PCA. Tuy nhiên, với sự kiên trì và cố gắng nỗ lực không ngừng của các quốc gia thành viên, PCA đã dần lấy lại uy tín và khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực tài phán quốc tế. Cụ thể chỉ trong 12 năm đầu của thế kỷ 21, đã có 152 thủ tục trọng tài được đưa đến PCA so với 34 thủ tục của 100 năm đầu kể từ khi thành lập. Trong thủ tục trọng tài đa quốc gia những năm gần đây, PCA được thấy hoạt động nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử của PCA, kể cả thời điểm trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các bên cá nhân, PCA đã tiến hành xét xử tại Trọng tài theo các nguyên tắc của UNCITRIAL nhiều hơn bất kỳ tổ chức nào khác [53].

Vai trò của PCA trong tài phán quốc tế không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về số lượng các vụ việc tranh tụng, các yêu cầu tư vấn và chỉ định trọng tài trong những

năm gần đây. Câu hỏi đặt ra là vai trò của PCA như là một Cơ quan tài phán trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp quốc tế cùng với các cơ quan tài phán khác. Câu trả lời thể hiện ở những con số, ở xu hướng tăng trưởng và ở bất kỳ điều gì làm gia tăng sự xuất hiện của PCA so với các cơ quan tài phán khác. Sau tất cả, tính hữu ích của bất kỳ tổ chức nào cuối cùng được xác định bởi người sử dụng nó. Và số vụ việc mà PCA đã giải quyết là minh chứng khá rõ ràng cho tính hữu ích và khả năng của PCA.

Đóng góp cụ thể của PCA trong giải quyết các tranh chấp quốc tế là gì? Đầu tiên, PCA đã thấy trước được sự gia tăng số lượng của các vụ việc. Trong các thiết chế giải quyết các tranh chấp quốc tế khác, Tòa án Công lý quốc tế liên tục nhận được các vụ việc mới với một tốc độ gia tăng ổn định số lượng các vụ việc được đăng ký. Tại Washington, Trung tâm quốc tế để giải quyết các tranh chấp đầu tư đã đăng ký trung bình 30 vụ việc trong 10 năm trở lại đây, gấp ba lần mức trung bình của 10 năm trước. Không có nghi ngờ gì về sự bùng nổ của các Hiệp ước đầu tư song phương trong những năm 1990, minh chứng thể hiện thông qua hai tổ chức là Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) và PCA. Những dữ liệu từ Trọng tài thương mại quốc tế cho thấy một xu hướng tương tự, các tổ chức như AA, Tòa án trọng tài Quốc tế London, và Phòng thương mại quốc tế có sự gia tăng đáng kể các vụ việc, phần lớn xảy ra trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy, việc mở rộng của PCA như là một xu hướng chung của tất cả các tổ chức, phản ánh một sự gia tăng toàn cầu về nhu cầu ngày càng tăng về giải quyết tranh chấp quốc tế.

Với sự linh hoạt của mình, PCA có thể tự do điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu giải quyết các loại tranh chấp phát sinh cùng với sự vận động và phát triển của quốc tế, minh chứng cho sự linh hoạt này thể hiện trong các ví dụ sau:

Thứ nhất, Khi mà số lượng các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng trong đó có sự tham gia của các Quốc gia hoặc các Dân tộc có quyền tự quyết ngày càng gia tăng và phần lớn các tranh chấp phát sinh liên quan đến Hợp đồng chứ không phải là Điều ước, điều này tạo ra mối quan tâm phổ biến và cấp bách cho các chính phủ thường xuyên tham gia vào các hợp đồng có giá trị lớn. Tuy nhiên tại thời điểm đó không có tổ chức chuyên biệt trọng tài thương mại liên quan đến Quốc gia, PCA ra

đời đã giải quyết một số lượng lớn các tranh chấp hợp đồng liên quan đến các Quốc gia hoặc các Dân tộc có quyền tự quyết;

Thứ hai, trong một bối cảnh mới của thế giới, xung đột vũ trang ngày một gia tăng và đây thường là xung đột giữa một phòng trào vũ trang trong phạm vi lãnh thổ của một nước chống lại quyền lực của chính nhà nước đó, một tranh chấp nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ tổ chức chuyên tránh nào nhưng lại rất khẩn trương cần được giải quyết. Những người soạn thảo Công ước La Haye 1899 đã nhìn thấy trước bối cảnh đó và đã tạo ra một phương tiện để giải quyết hòa bình các tranh chấp, tất nhiên không có khái niệm một nhà nước chịu phân xử với một phòng trào tìm cách ly khai, thậm chí nhỏ hơn nữa là một bên thương mại cá nhân. Nhưng bằng cách thiết lập một tổ chức linh hoạt, PCA sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp như trên.

Thứ ba, nói đến vai trò của PCA trong tài phán quốc tế không thể không kể đến những đóng góp của PCA vào việc ngăn chặn xung đột giữa các quốc gia, duy trì hòa bình và an ninh thế giới, điều này thể hiện khá rõ trong các vụ việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán trên biển đảo mà PCA đã và đang giải quyết như: vụ tranh chấp liên quan đến ngư trường bờ Bắc đại tây dương giữa Anh và Mỹ năm 1910; vụ tranh chấp đảo Timor giữa Hà Lan và Bồ Đào Nha năm 1914; vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan năm 1928. Sau khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ra đời, cùng với đó Tòa án luật biển được thành lập với rất nhiều những ưu điểm được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn của các tranh chấp liên quan đến biển đảo đã được giải quyết trước đó, nhưng PCA vẫn tiếp tục nhận được những yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến biển đảo như vụ tranh chấp quần đảo Hanish giữa Eritrea và Yemen năm 1998 và 1999; vụ tranh chấp chủ quyền các đảo xung quanh eo biển Malacca giữa Sigapore và Malaysia năm 2003; vụ tranh chấp biên giới trên biển giữa Barbados và Trinidad & Tobago năm 2006; vụ việc tranh chấp liên quan đến phân định biên giới trên biển giữa Guyana và Suriname năm 2004-2007; tranh chấp liên quan đến môi trường biển giữa Ireland và Vương quốc Anh năm 2008; hiện tại PCA

đang giải quyết theo UNCLOS tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo Chagos giữa Cộng hòa Mauritius và Vương quốc Anh năm từ 2010; vụ tranh chấp liên quan đến ranh giới trên biển giữa Cộng hòa Bangladesh và Ấn Độ từ năm 2009; và tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và Philippines năm 2013. Những dẫn chứng trên đây phần nào đã cho thấy khả năng và tính ưu việt của PCA so với các thiết chế tài phán khác trong giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)