Vai trò của PCA đối với việc phát triển pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 28)

Thông qua hoạt động xét xử, PCA không chỉ góp phần vào giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, mà PCA còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích và phát triển pháp luật quốc tế.

Như mục đích từ ban đầu của những nhà soạn thảo Công ước La Haye 1899 và Công ước La Hay 1907 là tìm kiếm một giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế, sự ra đời của PCA với tư cách là cơ quan trọng tài quốc tế đầu tiên cùng với cơ chế giải quyết tranh chấp tại PCA đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các thiết chế trọng tài quốc tế sau này. Có thể nói Công ước La

Haye 1899 đã tổng hợp gần như toàn bộ các khía cạnh đã trở thành văn hóa trọng

tài quốc tế [53] trên toàn thế giới, trên tinh thần đó, các quy tắc trọng tài của PCA đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của Trọng tài thương mại quốc tế đồng thời cũng chịu tác động của các Quy tắc trọng tài ra đời sau đó mà tiêu biểu là các Quy tắc trọng tài của UNCITRAL, các quy tắc trọng tài của UNCITRAL đã có ảnh hưởng lớn đến Trọng tài quốc tế của PCA và sự phát triển của các quy tắc trọng tài của PCA, điều này được thể hiện trong hoạt động xét xử cũng như trong các Quy tắc của PCA ban hành sau Công ước La Haye 1899, Công ước La Hay 1907.

Các Công ước La Haye 1899, Công ước La Hay 1907 cùng với hệ thống các Quy tắc xét xử và các văn bản pháp lý ban hành sau đó của PCA đã đóng góp một công cụ pháp lý vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Và trong quá trình hoạt động, PCA không ngừng cập nhật, nghiên cứu và phát triển các Quy tắc của mình cho phù hợp với sự vận động và phát triển của đời sống quốc tế. Có thể kể đến một loạt các quy tắc ban hành từ năm 1990 trở lại đây như đã được đề cập tại mục 1.2.5

ở trên. PCA không chỉ đơn thuần là ban hành các Quy tắc mới phù hợp với các hoàn cảnh mới của quốc tế mà còn phát triển và tổng hợp các quy tắc này để tạo thuận lợi cho các bên lựa chọn khi tham gia tố tụng trọng tài tại PCA, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 đã tổng hợp một số các Quy tắc trọng tài ban hành trước đó của PCA và trên tinh thần có tham khảo các quy tắc mới nhất của UNCITRAL là một trong các minh chứng mới nhất cho hoạt động phát triển pháp luật quốc tế của PCA.

Như vậy, thông qua các hoạt động của mình, PCA không chỉ góp phần phát triển pháp luật quốc tế mà còn khẳng định được tính đúng đắn và phù hợp của các văn bản đó trong đời sống quốc tế.

Chương 2

THỦ TỤC TỐ TỤNG VÀ LUẬT ÁP DỤNG CỦA PCA 2.1. Luật áp dụng

2.1.1. Nguyên tắc thủ tục

Trước hết, luật áp dụng trong quá trình xét xử sẽ được các bên lựa chọn bằng việc quyết định chấp thuận áp dụng những nguyên tắc thủ tục cụ thể.

Các nguyên tắc thủ tục hiện nay cũng như các nguyên tắc của PCA (xuất phát từ các nguyên tắc của UNCITRAL) tạo ra sự linh hoạt trong vấn đề thủ tục cho toà trọng tài và các bên. Có rất ít các điều khoản bắt buộc, nghĩa là, các bên có thể thông qua thoả thuận để thay đổi những quy định thủ tục. Tất cả các nguyên tắc của PCA đều quy định, toà có thể điều hành việc xét xử theo cách mà toà cho rằng thích hợp, miễn là thoả mãn yêu cầu được quy định tại Điều 15 khoản 1 UNCITRAL: “the parties are treated with equality and that, at any stage of the proceedings, each party is given a full opportunity of presenting its case” (tạm dịch: các bên đều được đối xử công bằng và tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng mỗi bên có được cơ hội đầy đủ để trình bày vụ việc của mình). Trong các tranh chấp thương mại cá nhân, và cũng có thể đặt trường hợp trong các tranh chấp khác, toà trọng tài có thể áp dụng hoặc tham khảo luật trọng tài của nơi diễn ra xét xử để bổ sung vào phần “luật áp dụng”. Trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, thoả thuận thủ tục xét xử hoặc các nguyên tắc adhoc sẽ được các bên thảo ra, trình lên trọng tài để bổ sung vào các nguyên tắc chính mà không tham khảo đến luật của địa phương.

2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng

Theo quy định của PCA, toà án trọng tài sẽ áp dụng luật do các bên thoả thuận, nếu không có sự thoả thuận nào, toà sẽ áp dụng: hoặc là các nguyên tắc áp dụng của luật quốc tế thông thường, hoặc là bất cứ phần luật nào được quy định theo nguyên tắc chọn luật.

Trong trường hợp vụ việc liên quan đến tổ chức quốc tế, toà sẽ áp dụng trực tiếp các quy định thích hợp của tổ chức có liên quan và luật của các tổ chức quốc tế;

trong trường hợp các bên trong vụ việc là cá nhân, toà sẽ chú ý trực tiếp vào các thuật ngữ trong ký kết, thoả thuận được nhắc đến.

2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tại PCA

2.2.1. Theo Công ước La Haye 1899 và Công ước La Haye1907

2.2.1.1. Sơ đồ quy trình trình tự thủ tục tố tụng theo Công ước La Haye 1899 [48] và Công ước La Haye 1907 [49]

Quy trình thủ tục tổ tụng theo Công ước La Haye 1899 và Công ước La Haye 1907 có thể biểu đạt theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ. 2.1.Quy trình thủ tục tố tụng theo Công ước Lahaye 1899

và Công ước Lahaye 1907

Các bƣớc Nội dung

thực hiện

Ngƣời thực hiện Văn bản

áp dụng

Bước 3 Thành lập HĐTT Các Bên liên quan đến tranh chấp hoặc HĐTT Điều 32, 35 La Haye I Điều 54, 55, 59 La Haye II

Bước 2 Giải quyết vấn đề liên quan đến Compromis Tòa trọng tài Điều 53 La Haye II

Bước 1 Ký Thỏa thuận trọng tài (Compromis) Các Bên liên quan đến tranh chấp Điều 31 La Haye I Điều 52 La Haye II

Bước 5 Tiến hành trình tự thủ tục tố tụng Các Bên liên quan đến tranh chấp và HĐTT Điều 39-50 La Haye I Điều 86-90 La Haye II

Bước 6 Ban hành phán quyết trọng tài Hội đồng trọng tài Điều 52-57 La Haye I

2.2.1.2. Nội dung quy trình

Những quy định chung về trình tự, thủ tục giải quyết một vụ tranh chấp của Tòa trọng tài thường trực La Haye đã được quy định trong Công ước La Haye I và được quy định cụ thể hơn trong Công ước La Haye II. Theo các Công ước La Haye I và La Haye II, trình tự thủ tục giải quyết một vụ tranh chấp bao gồm các bước sau đây:

Bƣớc 1: Ký Thỏa thuận trọng tài (Compromis): Ký “Compromis”. Điều 31 Công ước La Haye 1899 quy định các bên tham gia tranh chấp muốn giải quyết tại

Tòa trọng tài thường trực phải ký một “Compromis” trong đó nói rõ nội dung tranh

chấp, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài viên đồng thời cam kết sẽ tuân thủ nghiêm túc mọi phán quyết của Trọng tài. Điều 52 Công ước La Haye 1907 quy định cụ thể

hơn về nội dung của “Compromis”. Ngoài những nội dung trên, “Compromis” còn

phải quy định thời gian cụ thể chỉ định Trọng tài viên, hình thức, cách thức và thời gian tiến hành tố tụng và số tiền mỗi bên phải đặt cọc trước để thanh toán chi phí trọng tài. Nội dung “Compromis” còn quy định về cách thức chỉ định Trọng tài viên, những quyền quyết định đặc biệt của Tòa, nơi tiến hành giải quyết, ngôn ngữ sẽ được sử dụng,...

Bƣớc 2: Giải quyết các vấn đề có liên quan đến “Compromis”. Việc giải

quyết các vấn đề phát sinh từ “Compromis” không được Công ước La Haye 1899 đề

cập nhưng được quy định tương đối cụ thể tại Công ước La Haye 1907. Theo Điều 53 Công ước La Haye 1907 thì Tòa trọng tài sẽ có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có

liên quan đến “Compromis” nếu các bên có yêu cầu. Trong một số trường hợp đặc

biệt, việc thay đổi nội dung của “Compromis” cũng được giải quyết dù chỉ có một

bên tham gia tranh chấp yêu cầu. Ví dụ: Tranh chấp bị ràng buộc bởi một Hiệp định về trọng tài được ký kết sau thời điểm Công ước La Haye 1907 có hiệu lực trong đó

quy định thẩm quyền thay đổi “Compromis” thuộc về Tòa trọng tài.

Để giải quyết các vấn đề có liên quan đến “Compromis” một Ủy ban gồm 5

thành viên được lựa chọn theo cách thức tương tự như cách thức lựa chọn Trọng tài viên được quy định tại đoạn 3 đến đoạn 6 Điều 45 Công ước La Haye 1907. Thành

Bƣớc 3: Thành lập Hội đồng trọng tài:

a. Chỉ định Trọng tài viên và thành lập Hội đồng trọng tài: Theo Điều 32 Công ước La Haye 1899 thì các nghĩa vụ của Trọng tài viên được trao cho một Trọng tài viên duy nhất hoặc một vài Trọng tài viên được chọn bởi các bên tham gia tranh chấp bất kỳ người nào mà họ mong muốn hoặc chọn lựa trong số các thành viên của Tòa trọng tài thường trực La Haye được quy định bởi Công ước La Haye 1899. Trong trường hợp các bên không thống nhất được trong việc lựa chọn Trọng tài viên thì sẽ áp dụng các cách thức sau:

- Mỗi bên chỉ định 02 Trọng tài viên và các Trọng tài viên đã được chỉ định

sẽ cùng nhau chọn 1 Trọng tài viên thứ 5 làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

- Trong trường hợp tỷ lệ chọn Trọng tài viên thứ 5 là bằng nhau giữa hai

bên thì Trọng tài viên thứ 5 sẽ do bên thứ 3 giới thiệu và các bên tham gia tranh chấp lựa chọn theo cách thức chung;

- Nếu sau khi đã áp dụng các cách thức này mà vẫn không lựa chọn được

Trọng tài viên thứ 5 thì mỗi bên tham gia tranh chấp sẽ chọn một nước thành viên và các nước thành viên được chọn này sẽ lựa chọn Trọng tài viên thứ 5.

Công ước La Haye 1907 kế thừa cách thức chỉ định Trọng tài viên trên (Điều 54, Điều 55) nhưng quy định cụ thể hơn trong trường hợp các bên không thống nhất được việc lựa chọn Trọng tài viên. Theo quy định tại Điều 45 Công ước La Haye 1907 thì trong trường hợp các bên tham gia tranh chấp không trực tiếp chỉ định được Trọng tài viên thì áp dụng các cách thức sau:

- Mỗi bên chỉ định hai Trọng tài viên trong đó chỉ có một Trọng tài viên có

quốc tịch của bên chỉ định hoặc các Trọng tài viên phải được chọn từ danh sách các Trọng tài viên của Tòa trọng tài. Sau đó những Trọng tài viên được chọn này sẽ cùng nhau chọn ra Trọng tài viên thứ 5 làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

- Trong trường hợp tỷ lệ chọn Trọng tài viên thứ 5 là bằng nhau giữa hai

bên thì Trọng tài viên thứ 5 sẽ do bên thứ 3 giới thiệu và các bên tham gia tranh chấp lựa chọn theo cách thức chung (tương tự Công ước La Haye 1899);

- Nếu sau khi đã áp dụng các cách thức này mà vẫn không lựa chọn được

Trọng tài viên thì mỗi bên tham gia tranh chấp sẽ chọn một nước khác nhau và các nước được chọn này sẽ lựa chọn Trọng tài viên thứ 5;

- Nếu trong vòng 2 tháng các nước tham gia tranh chấp vẫn không thể thống nhất được danh sách Trọng tài viên thì mỗi bên sẽ đưa ra 2 ứng cử viên được chọn từ danh sách các Trọng tài viên của Tòa trọng tài, không bao gồm những Trọng tài viên đã được chọn bởi các bên tranh chấp và cũng không có quốc tịch của các bên tranh chấp. Ứng cử viên được chọn bằng cách rút thăm theo cách thức như vậy sẽ là Trọng tài viên thứ 5.

Trong trường hợp người đứng đầu quốc gia được chọn làm Trọng tài viên thì thủ tục tố tụng trọng tài sẽ do người này quyết định.

b.Thay đổi Trọng tài viên: Trong trường hợp bất kỳ Trọng tài viên nào chết,

nghỉ hưu hoặc mất năng lực hành vi thì việc chấm dứt tư cách Trọng tài viên đó sẽ được tiến hành theo cách thức tương tự như đã chọn Trọng tài viên đó (Điều 35 Công ước La Haye 1899). Công ước La Haye 1907 quy định cụ thể hơn: Trong trường hợp Trọng tài viên chết, nghỉ hưu hoặc vì bất cứ lý do gì mà không hoàn thành được nhiệm vụ của mình thì sẽ được thay thế theo đúng cách thức chỉ định Trọng tài viên đó (Điều 59).

Bƣớc 4: Xác định địa điểm và ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giải quyết. Địa điểm giải quyết sẽ do các bên thỏa thuận lựa chọn, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận địa điểm giải quyết sẽ ở La Haye. Địa điểm giải quyết đã được xác định không được thay đổi, trừ trường hợp đặc biệt sẽ do Tòa trọng tài quyết định thay đổi mà không cần sự đồng ý của các bên (Điều 36 Công ước La Haye 1899). Vấn đề này Công ước La Haye 1907 quy định có một số khác biệt. Theo đó: Địa điểm giải quyết có thể ở trên lãnh thổ của một nước thứ ba nếu các bên tham gia tranh chấp đồng ý. Địa điểm giải quyết đã được xác định không được thay đổi trừ trường hợp có sự đồng ý của các bên (Điều 60).

Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giải quyết sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định (Điều 38 Công ước La Haye 1899). Tuy nhiên, Điều 61 Công ước La Haye 1907 lại quy định ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giải quyết sẽ căn cứ vào quy

định của “Compromis”. Trong trường hợp “Compromis” không quy định mới do

Hội đồng trọng tài quyết định.

ước La Haye 1899 (Điều 39 – Điều 50), về nguyên tắc, thủ tục tố tụng trọng tài gồm 02 giai đoạn riêng biệt: kiểm tra sơ bộ (preliminary examination) hoặc giai đoạn bào

chữa (pleading) theo Công ước La Haye 1907 và giai đoạn tranh luận (discussion)

hoặc giai đoạn tranh luận trực tiếp (oral discussion) theo Công ước La Haye 1907.

a. Giai đoạn kiểm tra sơ bộ: bao gồm việc thông báo của riêng từng bên tranh

chấp gửi đến các thành viên của Hội đồng trọng tài và đến bên có tranh chấp, toàn bộ các văn bản pháp lý cũng như các tài liệu có chứa đựng vấn đề gây tranh chấp. Hình thức của thông báo cũng như thời gian phải gửi thông báo do Hội đồng trọng tài quyết định. Mọi văn bản do một bên cung cấp phải được gửi cho bên còn lại.

Công ước La Haye quy định chi tiết hơn ở giai đoạn này, theo đó giai đoạn bào chữa bao gồm việc mỗi bên tranh chấp gửi thông báo đến các thành viên của Hội đồng trọng tài cũng như bên còn lại, bên phản đối, kèm theo thông báo là tất cả các tài liệu phục vụ cho giải quyết vụ việc. Thông báo có thể gửi trực tiếp hoặc thông qua trung gian văn phòng của Tòa trọng tài thường trực La Haye, theo cách

thức và trong thời gian được quy định tại “Compromis”. Thời gian gửi văn bản đã

xác định trong “Compromis". Thời gian gửi thông báo đã được xác định trong

“Compromis” cũng có thể thay đổi nếu các bên đồng ý nếu như sự thay đổi đó tạo điều kiện thu thập thêm chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn này Hội đồng trọng tài sẽ không gặp các bên tranh chấp, trừ những trường hợp thật đặc biệt.

b.Giai đoạn tranh luận: bao gồm tranh luận bằng lời nói giữa các bên với nhau trước khi Hội đồng trọng tài thảo luận với các bên. Việc tranh luận sẽ diễn ra theo hướng dẫn của Chủ tịch Hội đồng trọng tài trên cơ sở những văn bản pháp lý, tài liệu mà các bên đã cung cấp. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có

Một phần của tài liệu Tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)