Thời Kỳ Suy Bại

Một phần của tài liệu Gop-Nhat-Chuyen-Dao-q22 (Trang 64 - 65)

Cuối đời Vũ Vương, Đạo trở lại thời kỳ đình đốn. Tả Ngoại Trương Phúc Loan là một quyền Thần, nhiệt

liệt binh vực các cố Đạo và lên án tăng đồ. Ông bảo: “Thầy chùa là bọn ngu dốt, trốn sưu lậu thuế, lười biến, phần nhiều đáng tội treo đầu. Trái lại các cố Đạo người Âu là những người thông thái siêng năng, lại giàu có. Họ mở rộng lòng bố thí, trợ giúp kẻ bần nhơn cô quả. Họ trọng nể pháp luật của triều đình.”

Tăng đồ một phần vì bị sự ghét bỏ ấy mà suy lần, kế nhà Tây Sơn nổi lên, giặc giả lung tung, làm cho cửa thiền thêm buồn tên quạnh quẻ.

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh sau khi cầu viện với Pháp về diệt được nhà Tây Sơn, cuộc an ninh được lập lại trong nước. Nhưng từ ấy xét lịch sử không thấy có gì đáng đánh dấu một giai đoạn vẽ vang cho Phật Giáo, trừ việc làm của một vài vị kể ra sau đây:

Khoảng Minh Mạng thứ 6 đến thứ 9 (1825–1828) ở Bắc có An Thiền Đại Sư trụ trì chùa Đại Giác Bắc Ninh), làm được bộ sách, nhan đề là “Đạo Giáo Nguyên Lưu”, ba quyển còn lưu hành tới ngày nay. Năm Tự Đức thứ hai (1849) ở Nam có Đoàn Minh Huyên (tức Đức Phật Thầy Tây An) trụ trì chùa Tây An (Châu Đốc), chỉnh lý Phật Pháp, mở ra tôn phái Bửu Sơn Kỳ Hương, gây một phong trào học Phật tu nhân lan rộng gần khắp miền Nam. Nhưng chỉ được 7 năm (1849–1856), Phật Thầy tịch. Phật sự của phái nầy từ đó không bành trướng được vì sự càn quét bất kể của quân đội Pháp bắt đầu đánh

chiếm Nam Kỳ.

12. ĐẠO PHậT Ở VIỆT NAM

sự kể trên trong một thời gian dài ngót 200 năm, ta thấy rằng Phật Giáo trong triều Nguyễn nầy suy kém lắm “Từ trên vua quan cho tới thứ dân, ai ai cũng yên trí rằng Đạo Phật là để cúng cấp, cầu đảo chứ không có gì khác nữa. Và phần đông họ chỉ trọng ông Thầy ở chỗ danh vọng chức

tước, mặc dầu ông thầy ấy thiếu học thiếu tu. Tệ hại ấy làm cho tăng đồ trong nước lần lần sa vào con đường trụy lạc, cờ bạc rượu chè, đàm trước thanh sắc.”

Trong một bài tựa là: “Phật Giáo ở xứ ta vì đâu mà suy đồi” đăng trong “Pháp âm Phật học” số 9 (tháng 9 năm 1937), ông Hoằng Nhiên đã nêu lên mấy nguyên nhân suy bại, trong đó có vài điểm tương tự ý trên:

1. Phái tăng già ở xứ ta phần nhiều tu mà không học. 2. Người mình hay trọng sự lạy lục cúng dường theo

lối mê tính dị đoan.

3. Không biết trọng sáng kiến của người khác.

4. Không biết giúp đỡ tán dương người tài trí, nhà hiền giả, bậc chơn tu.

5. Cố chấp về văn tự theo tư tưởng Hán nho mà không rộng xem các sách khác.

Sự xác nhận ấy đúng.

Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam ta có thể nói đây là một giai đoạn điêu tàn nhứt.

Một phần của tài liệu Gop-Nhat-Chuyen-Dao-q22 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)