BIỆN PHÁP GIẢM TAI NẠN GIAO THÔNG CỦA THỤY ĐIỂN

Một phần của tài liệu KY-I-THAN_637102882953419125 (Trang 42)

thông của Thụy Điển

Vào những năm 50-60 của thập kỷ trước, Thụy Điển từng là quốc gia phải đối mặt với tình trạng gia tăng nhanh chóng số lượng các phương tiện cơ giới, gây ùn tắc và tai nạn giao thông. Ở thời điểm này, cứ 5 năm thì số lượng xe ôtô con của Thụy Điển lại tăng lên gấp hai lần. Kết quả của quá trình cơ giới hóa ở quốc gia này đến năm 1990 đã đạt tỷ lệ 400 phương tiện cá nhân trên 1000 dân. Sự gia tăng nhanh chóng đó đã kéo theo tình trạng mất an toàn giao thông, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) của Thụy Điển trong giai đoạn này ngày càng cao.

Trong những năm tiếp theo, tỉ lệ tử vong vì TNGT của Thụy Điển vẫn tiếp tục giữ ở mức cao.

Để kiểm soát và hạn chế TNGT, Chính phủ Thụy Điển đã thực hiện nhiều giải pháp truyền thống, như: Tập trung vào việc đề cao trách nhiệm của các cá nhân là những người trực tiếp lái xe tham gia giao thông thông qua những chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật... Tuy nhiên, kết quả đạt được dường như cũng không khả quan.

Đến năm 1997, Chính phủ Thụy Điển đã ban hành Bộ luật Vision Zero (Tầm nhìn về 0). Trong Bộ luật Vision Zero, Chính phủ Thụy Điển đã tiếp cận ở góc độ mới là tai nạn giao thông hoàn toàn có thể phòng tránh được. Thay vì sử dụng phương pháp truyền thống là nâng cao hành vi ứng xử của người tham gia giao thông, chính phủ

nước này đã chuyển sang ứng dụng các khoa học công nghệ vào kiểm soát và đảm bảo tất cả các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn có thể hạn chế thấp nhất được thương tích cho người tham gia giao thông. Mục tiêu của Vision Zero không phải là tập trung vào việc giảm tỷ lệ số vụ TNGT nói chung, mà tập trung vào giảm thiểu các vụ TNGT gây chết người hoặc thương tích nặng.

Theo đó, chương trình Vision Zero của Thụy Điển đã được triển khai với những giải pháp cơ bản như:

Tổ chức các nút giao bằng vòng xuyến: Các nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy, việc điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu làm tăng khả năng lưu thông của các nút giao, tuy nhiên tai nạn xảy ra ở các

BIỆN PHÁP GIẢM TAI NẠN GIAO THÔNG CỦA THỤY ĐIỂN

Một phần của tài liệu KY-I-THAN_637102882953419125 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)