Thứ Năm
Hỏi rằng: Lúc ấy tại sao khởi định?
Đáp rằng: Nếu người tọa thiền muốn sanh thiền định sẽ tìm thấy thiện tri thức. Vì sao vậy?
Vì mới tọa thiền muốn sanh thiền định được tối thắng định. Nếu lìa thiện tri thức, thành bất trụ phần. Như trong kinh dạy: Có Đàm Tỳ Kheo thành nơi thoái phần, biết người một mình đi xa nước, chẳng có bạn chỉ bày, tùy ý một mình đi. Như voi chẳng có nài. Nếu người tọa thiền, chỗ tu hành gặp được thiện tri thức, chỉ bảo khuyên lớn rồi nhiếp thọ, chỉ chỗ sai trái liền được thiện pháp. Từ chỗ chỉ dạy mà tu hành tinh cần khổ hạnh, liền được tối thắng định. Như người buồn giàu có được mọi người kính quý. Như người bạn lành, như cha mẹ mình. Kẻ thiện tri thức như voi có dây làm cho dễ khiến. Như người lái xe khiến được việc đi hay dừng vậy. Như người cầm lái, dẫn đi con đường tốt. Như thuốc trị bịnh làm tiêu trừ sự khổ. Giống như trời mưa làm nhuần thấm mọi loài. Như mẹ nuôi con, như cha dạy trẻ. Như gần chẳng khó, như bạn lành, như Thầy dạy dỗ. Tất cả pháp lành đều nương vào đây để thành tựu. Cho nên Đức Thế Tôn dạy cho Nan Đà rằng: Tất cả phạm hạnh phải cần có thiện tri thức. Do vậy sẽ tìm người cho tốt hơn để làm bạn lành.
Vì sao gọi là thắng thiện tri thức?
Nghĩa là người ấy thành tựu rõ ràng về kinh, luật và luận. Đây có nghĩa là chỗ thành tựu. Rõ biết những loại nghiệp, được thiện thần thông, rõ biết Tứ Đế. Đây là 2 loại người công đức thành tựu. Đây là chỗ nên tìm. Nếu không được 2 loại công đức thành tựu ấy mà chỉ có 7 phần thành tựu thiện tri thức, thì đây lại cũng nên tìm.
Thế nào là 7 phần?
Khả kỉnh ái, khả trọng, khả quý; hay nói nhẫn nhục; nói lời sâu xa; nói chẳng nơi chẳng an.
Thế nào gọi là khả kỉnh ái?
Nương vào 2 loại hành giả, lành nói cộng trụ, tâm vui không gặp việc khó. Đây gọi là khả kỉnh ái.
Khả trọng là gì?
Giới hạnh tịch tĩnh, giữ niệm thành tựu; chẳng tham dục nói nhiều. Đây gọi là khả trọng.
Khả quý là sao?
Nghe huệ công đức thành tựu, biết ngồi thiền, khả trọng. Đây gọi là khả quý.
Hay nói là sao?
Lời nói của ta dễ thương, dễ mến, dễ quý. Có kết quả và như thế tư duy, làm lợi cho kia vậy. Tôn trọng pháp. Đối với việc chẳng thể làm thì chế phục nhiếp thọ và cuối cùng nghĩ rồi bỏ. Đây nghĩa là hay nói.
Nhẫn nhục nghĩa là sao?
Nghĩa là hay làm cho chẳng ngưng lời nói ỷ ngữ và tướng của tất cả lời nói, như hiền thánh vậy. Đây gọi là nhẫn nhục.
Thâm ngữ là sao?
Thông đạt nơi nghiệp. Nếu phân biệt, tưởng niệm tác ý, an trước, đều do chấp tướng lành mà nói như pháp. Chẳng phải chấp tướng như pháp phiền não, hay làm cho diệt tận. Đây gọi là thâm ngữ.
Bất an phi xứ là gì?
Nếu đối với tánh tộc trụ xứ, nghiệp tụ, tụng trước chẳng trụ có thể xa lánh. Hoặc đối với việc kham nhẫn hành xứ làm cho được an ổn. Đây gọi là trụ khả trụ. Đây nghĩa là bất an phi xứ. Lấy đây làm 7 phần thành tựu, là thiện tri thức có thể tìm.
Hỏi rằng: Vì sao nên tìm?
Đáp rằng: Nếu biết nơi ở của người A, B thì công đức thành tựu có thể quý mến. Nếu có Thiền sư nên lui tới kia. Nếu tự chẳng biết chỗ nào của kẻ đồng học; nên tìm đến gần gũi. Rồi biết lúc nào như pháp chưa nói ý nầy. Cung kính khơi hỏi khởi cư. Muốn hỏi chỗ hành thì nơi nào nước nào và dừng ở nơi đâu, có chúng an trụ, có tăng tịnh tọa, có cả Thiền sư. Việc làm nầy nếu làm, lấy gì là công đức tất cả chỗ quý; nên làm như thế và hỏi đồng học nên đáp rằng: Nước đó, ở chỗ ấy, chúng thiền tọa ấy, Thiền sư ấy v.v... được chúng ái trọng, được nghe điều nầy rồi nghĩ sâu, tùy hỷ, rồi đến chỗ kia thân cận học hỏi thọ lãnh. Nên sửa y phục rồi đến nơi chỗ Hòa Thượng rồi tự nói ý vui. Hòa Thượng nghe ta, ta sẽ đến kia thân cận Thiền sư. Hòa Thượng nên nghe và đáp là lành thay. Ta lại tùy hỷ. Đây là người lành chỗ làm. Đây nghĩa là người lành cộng trụ, người lành chỗ làm. Đây là theo pháp tu hành; hoặc thấy nghe mà được lợi ích lớn. Hà huống ở chung. Ngươi nên đến đó. Ngươi đến rồi, kia sân, chẳng nên buông lung. Nếu là người lành, có thể khuyên tu học. Hoặc đối với một lúc hay tất cả lúc v.v... cần phải gia thêm niềm tin.
Kính thành nói lời lành, giữ gìn thân miệng, rõ lý tu hành, sẽ được thành tựu. Tất cả nương vào Thầy, chưa sanh dễ dãi. Như con dâu mới về nhà chồng, qua lại với mẹ và cô; nên sanh xấu hổ, nghe lãnh lời dạy. Nếu thấy đệ tử không có y phục, thuốc men, hoặc đến kia mà như pháp lo liệu, thuyết pháp giáo huấn. Cho đến đi đứng ngồi nằm đều chỉ dạy chỗ nên làm. Người tọa thiền kia nên y phục tề chỉnh, cung kính vây quanh. Lễ Thầy dưới chân. Đối với việc ra đi nơi đường sá bên ngoài gặp chỗ nước sâu, qua lại nơi ấy, y bát, giày dép, đồ ngồi thiền, để cao lên một nơi, chẳng làm cho gần nước. Khi tắm chẳng nghe tiếng. Lúc tắm rồi y phục phải ngay ngắn, mặc Uất Đa La Tăng, y bát, thiền cụ đặt lên vai phải. Vấn Tăng Già Lê
để trên vai. Nếu vào chùa am bỏ giày nón nhiễu tháp. Nếu thấy Tỳ Kheo đến, phải thưa hỏi. Nơi đây có người ngồi thiền, chẳng có người mặc phấn tảo y, chẳng thấy người đi khất thực, chẳng có luật sư, chẳng có người ở nơi đây, từ đâu đến, có kẻ qua lại; hoặc chẳng phải người nầy, có luật sư, ta đều lui tới. Lại nếu không luật sư, ai làm Thượng Tọa, ta cũng lại lui tới. Nếu Thượng Tọa Đại Tăng vì giữ y bát chớ cùng. Ngoài ra kẻ nhỏ cũng chớ cùng. Nếu không có người, lấy để một nơi. Nếu thấy Thượng Tọa nên lễ dưới chân rồi đứng đối mặt. Tỳ Kheo cũ có ngồi, lấy nước và chỗ rửa tắm như pháp mà cung cấp; gần gũi để lo chỗ ăn, chỗ nghỉ cùng y bát, chỉ bày chỗ cần thiết; hỏi thăm về chế độ của Tăng. Ngày mới vào chùa phải đi quanh. Nếu thấy luật sư nên hỏi thăm chỗ nghi, tội lỗi và cố làm cho đừng phạm. Nếu thấy Thầy giảng pháp và muốn tu huệ, nên hỏi về ấm, nhập, giới nghiệp. Nếu thấy người tu đầu đà, vì tương ưng huệ mà hỏi về công đức đầu đà. Nếu ở nơi ấy mỗi ngày nên qua lại hỏi han. Nếu muốn đi nên chuẩn bị đồ mặc, lễ đại tăng nơi chân và bạch rằng sẽ đi. Đây là vì khách Tỳ Kheo dụng pháp. Đối với người tọa thiền kia nên đến gần gũi. Thiền sư nếu đến, tuy nhỏ nhưng mang thay y bát. Phép của Thiền sư có thể đi, chẳng thể đi; chẳng nên liền đi, liền vắng. Đây chính là việc làm trước, nên để tu hành. Nếu muốn dạy người, trước nên hiểu biết. Người học tọa thiền trước xong rồi mới hành pháp. Xem xét chỗ ở rồi để y bát. Ít nghỉ ngơi, hiểu biết thời tiết, gần gũi Thiền sư, cung kính lễ bái. Đôi khi ngồi yên. Nếu Thiền sư hỏi chỗ muốn, nên tùy đó mà nói chỗ vui. Nếu chẳng hỏi thì chẳng nên nói. Từ đây về sau, tăm xỉa răng, nước tắm gội v.v... nên cầu thỉnh việc y chỉ để tu hành. Nếu đến lúc ăn, phải hỏi vị A Xà Lê như pháp mà làm. Khi đến giờ ăn, vì A Xà Lê mà rửa chân, sửa soạn chỗ ngồi và mang bình bát. Đối với bát riêng của mình, nên hỏi A Xà Lê chỗ lấy nhiều ít, để bát của mình ít hơn đệ tử. Như thế giữ gìn, như thế chẳng khó.
Lúc ăn xong rồi, lấy bát của vị A Xà Lê đem rửa, để một nơi và biết lúc gần gũi cung kính lễ bái. Có lúc ngồi yên, nếu A Xà Lê hỏi, tùy theo chỗ mà nói điều vui. Nếu chẳng hỏi thì lễ bái A Xà Lê và cầu thỉnh để nghe. Ta nói bổn lai chỗ mong muốn. Nếu hứa cho thì tùy ý hỏi. Khi A Xà Lê nghe xong rồi nói. Nếu chẳng hỏi thì lễ A Xà Lê. Thấy đúng lúc nên nói nhơn duyên ta đến, nguyện A Xà Lê dạy bảo. Nếu A Xà Lê nghe, tất cả chỗ vui nên nói. A Xà Lê bào: Lành thay! Rồi như pháp dạy bảo, nên như thế nầy mà vâng lời. Cho nên Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Đúng lúc mà gần gũi Làm tâm chẳng kiêu mạn Phạm hạnh hay hộ pháp Giống như cây không gió Nhớ pháp mà tu hành Cùng pháp tự niềm vui Pháp trụ pháp phân biệt Nên nói pháp như thật Hủy pháp chẳng nên làm Vui nói, lo, mừng, cười Sân nhuế, chớ giải đãi Phẫn hận, tham, mạn, si Ái chấp thật xấu vậy Tu hành tất loại trừ Giữ ý chẳng tự cao Biết lành, lời thành thật Vì định thật, biết nghe Nếu người hay buông lung Nghe huệ chẳng tăng trưởng Nếu người biết chánh pháp Trời người chỗ cung kính Cung kính thành tính tâm
Nghe nhiều hay hộ pháp Làm được chỗ nghe vui Như thế các công đức Tùy pháp hay tu hành Hay sanh điều tốt đẹp Thành tựu người trí huệ Nếu được Thầy như thế Nên tu, chẳng buông lung
Giải Thoát Đạo Luận Hết Quyển Hai