QUÁI hào bác ái định Càn Khôn phân đẳng pháp nhứt Thần phi tướng trị kỳ TÂM

Một phần của tài liệu daytoathanhtayninh (Trang 32 - 33)

nhứt Thần phi tướng trị kỳ TÂM

八 品 真 魂 造 世 界 化 眾 生 萬 物 有 刑 從 此 道 卦 爻 博 愛 定 乾 坤 分 等 法 一 神 非 將 治 其 心 Trên nền vàng có 3 màu: Vàng, Xanh, Đỏ tượng trưng Tam Giáo: - Vàng thuộc Thích Giáo.

- Xanh thuộc Tiên Giáo. - Đỏ thuộc Nho Giáo.

Tuy nhiên có ba màu như vậy song cũng như một, huyền linh của Đức Lão Tữ hóa Tam Thanh trong lúc Phạt

Trụ hưng Châu. Tức nhiên ba mà một, một mà ba. Nghĩa là ba màu sắc này pha trộn đến một dung dịch chính xác nhất trong phòng thí nghiệm, thành ra màu trắng. Cũng như bảy sắc cầu vồng hoá ra màu trắng của ánh sáng mặt trời vậy.

2- Thiên Nhãn:

- Là tượng trưng của nền Đạo mà cả Tín đồ dùng thờ phượng ở những tư gia hay là trong các Thánh Thất.

Tại sao Đạo Cao Đài lấy Thiên Nhãn làm tiêu biểu ? Chính Đức Chí Tôn có dạy:

“Nhãn thị chủ tâm, lưỡng quang chủ tể, quang thị Thần, Thần thị thiên, thiên giả ngã dã”

眼 是 主 心。 兩 光 主 宰 。光 是 神。 神 是 天 。天 者 我 也。

-Con mắt ấy là chủ linh tâm, hai điển quang của con mắt là chủ tể (thể trên trời là Nhật Nguyệt, thể nơi người là Lưỡng Mục). Điển quang ấy thuộc Thần, Thần thuộc trời, trời ấy là TA vậy.

Mặt khác, Thiên Nhãn tượng trưng sự công bình thiêng liêng và cũng tiêu biểu mầm móng cho sự Đại Đồng nhơn loại. Thánh nhơn có câu: “Thiên thị tự ngã dân thị, Thiên thính tự ngã dân thính” (Nghĩa là trời xem tức dân ta xem, trời nghe tức dân ta nghe). Hơn nữa thời xưa các vị Giáo Chủ Tam giáo giáng trần lập Đạo mang hình hài xác thịt: phương Tây thì lấy hình thể người Âu, phương Đông thì lấy hình thể người Á. Nguơn hội này Đức Chí Tôn giáng cơ khai Tam Kỳ PhổĐộ dạy thờ Thiên Nhãn tất nhiên Ngài muốn con cái của Ngài hoà ái hiệp tâm với nhau để đi đến chỗĐại-Đồng Thế Giới.

3- Cổ Pháp: là do bửu pháp của Tam giáo hiệp lại

là Xuân Thu (Nho), Phất Chủ (Tiên), Bát Du (Phật). Chính Đức Hộ Pháp cùng các chức sắc Hiệp Thiên Đài hằng

ngày trân trọng mang trên Mão.

- Bình Bát Vu: là Bửu Pháp của nhà Phật. Như Đức Thích Ca tắm nơi sông Hằng, Ngài cũng chưa biết rằng đã đoạt Đạo. Ngài nguyện nếu quả Ngài đắc pháp đủ quyền năng tế độ chúng sanh, xin cho Bình Bát Vu nổi và trôi ngược dòng nước. Sau khi thả Bình Bát Vu xuống sông Hằng, sự thật được như ý nguyện. Do đó mà Đức Phật mượn Bình Bát Vu đi phổđộ chúng sanh.

- Phất Chủ: hay phất trần cũng thế. Chính Đức Lão Tử, Đức Thái Thượng cùng các bậc Tiên gia đều dùng, tất nhiên cũng là bửu pháp của phái Tiên để vân du thế giới tế độ chúng sanh. Vì vậy mà Đạo Cao Đài dùng đó để làm tiêu biểu của Đạo Tiên hầu dùng quét sạch bụi trần, trong Kinh Thếđạo có câu:“Chổi tiên quét sạch nợ trần oan gia”

- Xuân Thu: tức là quyển sách do Đức Khổng Phu Tử sáng tác, cũng là Bửu Pháp của Nho Giáo. Trong lúc

Một phần của tài liệu daytoathanhtayninh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)