CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: th s mai thị hồng nhung (Trang 61 - 64)

IV VỐN CHỦ SỞ HỮU 8,358,239 8,155,652 7,700,

d, Thực hiện khuyến khích các thành viên kênh

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ.

KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ.

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng phát triển chung

Định hướng chiến lược phát triển của Công ty Hòa Thọ trở thành: Tập đoàn dệt may hàng đầu Đông Nam Á, tầm trung của khu vực và hướng tới là một Tập đoàn đa dạng hàng hóa nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Tiếp tục nâng cao vai trò của các thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành Tổng Công ty. Tập trung xây dựng hoàn thiện chiến lược Tổng Công ty giai đoạn 2020 – 2030.

Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 42 tỷ USD và phấn đấu đến 2025 con số này là 60 tỷ USD. Trước tình hình trên, đòi hỏi các công ty dệt may Việt Nam nói chung và Hòa Thọ nói riêng cần nắm bắt các cơ hội, tập trung nghiên cứu tìm hiểu những quy định của CPTPP, EVFTA nhằm tận dụng các ưu đãi, vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu, tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước, có các biện pháp, chiến lược nhằm ứng phó với các khó khăn, thách thức trong năm 2022.

Dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần được ưu tiên phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững và hiệu quả. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời với việc phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng cho ngành.

Tập trung đẩy mạnh thiết kế, sáng tạo và cải tiến liên tục mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường với dòng sản phẩm công sở nam và nữ. Trong thời gian tới, công ty sẽ nhắm thêm những khách hàng mục tiêu là nhân viên công sở nhưng đối với trang phục công sở cần phải có những thiết kế mới đẹp bởi vì trên thị trường hiện nay thời trang công sở đang có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh nhưng đây cũng là dòng sản phẩm công ty hướng đến để mở rộng phổ sản phẩm. làm cho cơ cấu sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú hơn.

Xây dựng dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, sản xuất hàng đúng mùa vụ để tránh tình trạng tồn đọng do không kịp thời vụ. Đối với mặt hàng thời trang và đồng

kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu của các thành viên trong kênh phân phối.

Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các sáng kiến kĩ thuật, tiết kiệm, công nghệ thông tin nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao dộng, chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.

Tăng cường công tác cải tiến kỹ thuật, công nghệ, quản lý chất lượng để đẩy mạnh năng suất lao động.

Tổ chức tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực giúp nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, xây dựng chương trình đào tạo chi tiết cho từng bộ phận.

Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất tại các đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, kiểm soát tiến độ hoàn thành công việc.

Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đối với từng bộ phận, đơn vị của Tổng công ty.

Tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất để hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mục tiêu chất lượng, mẫu mã.

Tiếp tục tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, giữ vững mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng.

Nâng cao công tác sáng kiến, sáng chế để cải tiến kỹ thuật và tiết kiệm chi phí về năng lượng, nước, phụ tùng thay thế.

3.1.2 Định hướng phát triển hệ thống kênh phân phối

Đặt mục tiêu tuyển chọn thêm từ 10 đại lý phân phối bao gồm cả đại lí cấp 1 và đại lí cấp 2. Các đại lí phải thật công tâm, nỗ lực thì mới tuyển chọn vào chứ không tràn lan.

Duy trì ổn định thị phần bán hàng của những đại lí hiện có

Đặt chỉ tiêu doanh thu 11500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng, lầm lượt tắng 38% và 61,5% so với thực hiện năm 2020

Thường xuyên kiểm tra và đánh giá hệ thống kênh phân phối của Công ty Hòa Thọ. Hiểu được mong muốn mà các thành viên trong kênh cần được đáp ứng. Các nhà sản xuất thường thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về khách hàng cuối cùng chẳng hạn loại sản phẩm nào khách hàng muốn mua, nhãn hiệu nào... trong khi đó các cuộc nghiên cứu nhu cầu và vấn đề của các thành viên lại hiếm hơn. Thực vậy, hầu hết các

nhà sản xuất, kể cả nhà sản xuất tầm cỡ lớn, cũng chẳng bao giờ nghiên cứu thành viên kênh. Ước tính chỉ dưới 1% ngân sách nghiên cứu của nhà sản xuất là dành cho nghiên cứu thành viên kênh, điều này là không tốt vì đôi lúc những cuộc nghiên cứu như vậy sẽ phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh mâu thuẫn.

Tăng doanh số bán và sản lượng tiêu thụ để tăng lợi nhuận bằng việc tổ chức bán hàng hợp lý, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng số lượng thành viên tham gia vào kênh, thâm nhập những nơi mạng lưới phân phối của công ty chưa vươn tới được

Mở rộng thêm thị phần bán hàng ở nhiều vùng miền có dân cư

Nâng cao đội ngũ quản trị kênh hoạt động hiệu quả hơn, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt khâu quản lí chiến lược của công ty

Muốn hệ thống phân phối của công ty ngày càng lớn mạnh thì bắt buộc công ty phải hoạch định ra ra một chương trình hỗ trợ kỹ lưỡng. Mỗi tháng sẽ có quản lí của công ty đến những điểm đại lí mà công ty phân phối họp thường xuyên để giải quyết những vướng mắc, như vậy mới có thể khắc phục được và biết đại lí của mình làm việc như thế nào.

Thiết lập thêm nhiều hệ thống bán lẻ ở những vùng có dân cư thu nhập cao và thấp

Tăng cường hệ thống marketing để có các dữ liệu thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình quản trị chiến lượt marketing. Tăng thêm 10% cho khoản chi phí marketing để phủ sóng thị trường. Quảng cáo liên tục thì dần dần tất cả sẽ đều biết đến thương hiệu Hòa thọ.

Đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa kịp thời và nhanh chóng cho người tiêu dùng đủ về số lượng lẫn chất lượng đảm bảo nguồn cung ứng nhanh nhất

Đầu tư cho công tác thị trường và hoạch định chiến lược. khi thị trường cạnh tranh thì việc đầu tư để tắng cường công tác tìm hiểu nghiên cứu thị trường để làm cơ sở hoạch định các phương án chiến lược.

Công ty đang hoạt động trong môi trường kinh doanh biến động do vậy hệ thống phân phối của công ty cũng đang phải chịu sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh phức tạp bởi sự ảnh hưởng chung của thị trường. Khi những yếu tố của môi trường kinh doanh thay đổi ban lãnh đạo của công ty cần có những thay đổi trong chiến lược và biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích

ứng với mới và khẳng định vị thế của mình.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: th s mai thị hồng nhung (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w