Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy mạnh hoạt động marketing tại công ty TNHH EVA thịnh khang (Trang 37 - 43)

- 1.2.1 Chính sách sản phẩm

1.3.2. Môi trường vi mô

-29-

Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân DN và những khả năng phục vụ khách hàng của nó bao gồm: Các yếu tố trong ngành, và các yếu tố ngoại cảnh của DN, nó quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành của DN so với các DN khác.

- Các yếu tố ngoại cảnh của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh: Là những DN kinh doanh cùng mặt hàng với công ty. Các DN cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động của họ như: Số lượng đối thủ, các điểm mạnh, yếu khác của đối thủ cạnh tranh (tình hình tài chính, công nghệ, phong cách phục vụ...)

Khách hàng: Là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh của DN, sự trung thành của khách hàng là một lợi thế lớn đối với công ty, nó khẳng định vị thế và uy tín của DN trong lòng người tiêu dùng. Cần phải xác định được nhu cầu của khách hàng: Mức nhu cầu (số lượng người mua, lượng mua bình quân của một người), các yếu tố ảnh hưởng (môi trường kinh tế, dân số, công nghệ, môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội...)

Nhà cung cấp: DN cần phải tạo quan hệ tốt với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như: vật tư, thiết bị, lao động và tài chính. Đối thủ tiềm ẩn mới: Đây là những đối thủ cạnh tranh của DN trong tương lai, sẽ làm giảm lợi nhuận, thị phần bị xâu xé…vì thế DN phải có những đánh giá phân tích để tránh được những nguy cơ mà họ tạo ra cho DN.

Sản phẩm thay thế: Đây là những sản phẩm về cơ bản hoàn toàn khác nhưng lại đem tới cho người tiêu dùng những lợi ích tương tự, khiến họ cảm thấy thích thú, điều này dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng về doanh thu. Cho nên DN cần có những dự báo kịp thời để tránh những rủi ro mà sản phẩm thay thế mang lại.

Đối tác: Là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình kinh

- 30 -

doanh

-31-

của công ty. Công ty có nhiều mối quan hệ với nhiều đối tác sẽ giúp công ty thực hiện được nhiều hợp đồng cũng như những dự án lớn.

- Các yếu tố nội tại trong công ty

Các yếu tố về nguồn nhân lực:Con người cung cấp đầu vào trong việc hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường, kiểm tra đánh giá và đề ra những quyết định cho hoạt động kinh doanh. Vì thế nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu cho sự thành công của DN. Doanh nghiệp cần luôn luôn chú trọng trước hết đến đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu của ba loại lao động: cán bộ lãnh đạo, các nhà quản trị cấp trung gian và cấp thấp và đội ngũ các thợ cả, nghệ nhân và công nhân có tay nghề cao. Bên cạnh đó DN phải đảm bảo được các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo động lực phát huy hết tiềm năng của đội ngũ lao động này.

Các yếu tố sản xuất, kinh doanh: Đây là hoạt động chủ yếu, cốt lõi của DN, khả năng sản xuất, kinh doanh của DN thường tập trung chủ yếu vào các vấn đề năng lực sản xuất, kinh doanh như quy mô, cơ cấu, trình độ kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, hình thức tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh…

Yếu tố tài chính kế toán:Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm: phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện tài chính và tình hình tài chính của DN, tác động trực tiếp tới hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của DN. Khi đánh giá tình hình tài chính của mình DN cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như cầu về vốn và khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất - kinh doanh chung ở DN.

Yếu tố Marketing: Mục tiêu của Marketing là thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng bên ngoài và bên trong DN, đảm bảo được cung cấp sản phẩm ổn định với chất lượng theo yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp DN giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt

- 32 -

được lợi nhuận cao trong dài hạn. Hoạt động marketing của DN càng

-33-

có chất lượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu. Do đó cần phải có những chiến lược cũng như đưa ra được những quyết định Maketing phù hợp với hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn.

Yếu tố nghiên cứu và phát triển (R&D): Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm (dịch vụ) mới và khác biệt hoá sản phẩm. Kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khu vực hoá và quốc tế hóa, khả năng nghiên cứu và phát triển của DN là điều kiện cơ bản để DN có thể tạo ra sản phẩm (dịch vụ) luôn phù hợp với cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệt hoá sản phẩm, sáng tạo ra sản phẩm mới thay thế,…Doanh nghiệp cần có những chính sách nghiên cứu và triển khai quyết định để mang lại hiệu quả tốt trên các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm…Trình độ, kinh nghiệm, năng lực khoa học và việc theo dõi thường xuyên các điều kiện môi trường là cơ sở cho công tác nghiên cứu, triển khai tốt.

Yếu tố văn hóa công sở: Văn hóa của tổ chức là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và bầu không khí của DN khi liên kết với nhau tạo thành phương thức mà mỗi thành viên hoàn thành công việc ở đó. Với mỗi DN cần phải xây dựng một môi trường văn hóa để khuyến khích cán bộ công nhân viên tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức và thái độ tích cực nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. Mục tiêu của việc phân tích môi trường nội tại DN là để thấy được điểm mạnh điểm yếu và tìm cách khắc phục để đạt được những lợi ích tốt nhất.

-34-

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH EVA THỊNH KHANG

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH EVA Thịnh Khang.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy mạnh hoạt động marketing tại công ty TNHH EVA thịnh khang (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w