làm nhƣ thế là sai, nói nhƣ vậy là không đúng, lỡ lời,
nhưng vì tự ái cứ bảo thủ cái sai cái không đúng của mình, không chịu thay đổi, không chịu sám hối, xin lỗi, không chịu từ bỏ, xa lìa.
Ví dụ: nhƣ trƣớc kia ông bà đã lỡ theo tà giáo, ngoại đạo, nay con cháu vẫn biết đó là tà giáo nhưng cứ theo mãi không dám bỏ, cho đó là tôn giáo truyền thống của Tổ Tiên, ông bà để lại không đƣợc bỏ, mặc dù tôn giáo đó dạy những điều phi đạo đức, phi nhân quả, thƣờng dạy những điều cầu cúng, mê tín, lạc hậu v.v... Có ngƣời còn nói một cách liều lĩnh, ngu si: “Xưa sao nay vậy” hay “Xưa bày nay làm”. Cũng nhƣ cha mẹ trƣớc là nghề nghiệp ác chài lƣới, săn bắn hoặc làm nghề đồ tể, bán thịt sống, thịt chết, mãi dâm; nghề sát phạt bài bạc rƣợu chè, thuốc phiện, xì ke ma túy v.v... đó là những nghề ác độc tội lỗi, đến con cháu vẫn cứ bảo thủ nghề ấy, không chịu thay đổi nghề khác. Nhìn rộng ra xã hội bên ngoài, có một số đông ngƣời, mặc dù thời đại của chúng ta hiện giờ, con ngƣời đã có nhiều
ngƣời ta cứ vẫn giữ lại những lề lối cổ tục hủ bại, hễ trong nhà có ngƣời chết là giết heo bò để cúng kiến, rƣớc thầy chùa tụng kinh để cầu siêu linh hồn trong khi ông thầy tụng chƣa độ đƣợc ổng siêu, mà ông đi cầu siêu cho kẻ khác thì việc làm đó là một điều ngu si, khi đƣa đám tang thì rải giấy tiền vàng mã; mỗi khi tuần tự hay giỗ kỵ thì lại đốt giấy tiền vàng mã nữa và quần áo kho đụn phƣớng xá. Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng ba âm lịch thì Ban Tế Tự tập họp dân chúng làm lễ kỳ an cúng tế tà Thần, ác quỷ v.v... Làng xã chấp chặt những hủ tục mê tín lạc hậu nhƣ thế mà còn cho đó là “Văn hóa truyền thống của đân tộc” không đƣợc bỏ. Những việc làm đó đều thuộc về kiến thủ.